Khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 99 - 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá được mức độ thực hiện và hiệu quả của các biện pháp, đề tài đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 20 CBQL và 46 GV bộ môn sinh học của 19 trường THCS trên địa bàn.

Tôi chọn cách thiết kế chia 20 CBQL và 46 GV thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm và Nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm có 10 CBQL và 13 GV; Nhóm đối chứng với số lượng tương tự là 10 CBQL và 13 GV. Tôi đã trưng cầu ý kiến của 2 nhóm trên bằng phiếu hỏi(Câu hỏi 7 phụ lục 1 và Câu hỏi 10 phụ lục 2) .

Cách tính điểm như sau: lấy điểm đánh giá bằng cách qui ước điểm: Rất cao: 4 điểm ; Cao 3 điểm; Trung bình (TB): 2 điểm; Thấp 1 điểm. Tương tự như vậy với cột “Mức độ hiệu quả” Rất hiệu quả: 4 điểm; Hiệu quả: 3 điểm; Ít hiệu 2 điểm; Không hiệu quả 1 điểm

Phân tích số liệu bằng cách: tính trung cộng của tất cả các ý kiến thực nghiệm và đối chứng, sau đó dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai nhóm trước khi tác động, kiểm chứng để xác định 02 nhóm trên có tương đương nhau không ?

Bảng 3.1: Mức độ thực hiện và hiệu quả của những biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên

môn cho giáo viên môn sinh học cấp THCS thị xã Quảng Yên Quảng Yên

Trước tác động (trước khi sử dụng 5 biện pháp được nêu tại mục 3.2) kết quả thu được của Nhóm đối chứng là:

TT

Biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao

năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên

môn cho giáo viên môn sinh học cấp THCS thị

xã Quảng Yên

Đối tượng

KS

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

RấtCao Cao TB Thấp Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả 1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên THCS về phát triển chương trình CBQL 1 1 5 3 0 0 4 6 GV 0 2 12 9 0 1 11 11 2 Thiết kế xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên bộ môn Sinh học

CBQL 1 2 4 3 0 2 5 3

GV 1 4 11 7 1 3 13 6

3

Triển khai thực hiện một số giáo án điển hình dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn

CBQL 1 1 5 3 1 1 6 2

GV 3 5 12 3 2 6 11 4

4

Tham mưu ban hành hệ thống các văn bản (thời gian, cơ chế chính sách, quyền lợi và trách nhiệm...) để triển khai thực hiện chương trình dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn cho

CBQL

0 2 5 3 0 2 4 4

giáo viên

5 Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học và khuyến khích, động viên tinh thần để GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

CBQL 2 2 4 2 1 2 4 3

GV 0 6 12 5 0 5 11 7

Trước tác động (trước khi sử dụng 5 biện pháp được nêu tại mục 3.2) kết quả thu được của Nhóm thực nghiệm là:

TT

Biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực

phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên môn sinh học cấp THCS thị xã Quảng Yên

Đối tượng

KS

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

RấtCao Cao TB Thấp Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả 1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên THCS về phát triển chương trình CBQL 1 1 3 5 0 2 5 3 GV 2 2 12 7 2 2 10 9 2 Thiết kế xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên bộ môn Sinh học

CBQL 0 2 4 4 0 1 6 3

GV 1 5 10 7 1 4 12 6

3

Triển khai thực hiện một số giáo án điển hình dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn

CBQL 1 1 6 2 0 1 6 3

GV 2 5 12 4 2 4 10 7

4

Tham mưu ban hành hệ thống các văn bản (thời gian, cơ chế chính sách, quyền lợi và trách nhiệm...) để triển khai thực hiện chương trình dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn cho giáo viên

CBQL 1 2 4 3 0 2 4 4

GV 2 4 7 10 2 5 8 8

5

Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học và khuyến khích, động viên tinh thần để GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

CBQL 2 2 3 3 1 1 4 4

Kiểm tra trước tác động, kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do vậy tôi dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai nhóm trước khi tác động, kiểm chứng để xác định 02 nhóm trên có tương đương nhau không. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy:

Đối chứng Thực nghiệm

TBC 132,8 132

p = 0.433064

p = 0,433064 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.

Sau tác động (sau khi sử dụng 5 biện pháp được nêu tại mục 3.2) kết quả thu được của Nhóm đối chứng là:

TT

Biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực

phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên môn sinh học cấp THCS thị xã Quảng Yên

Đối tượng

KS

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

RấtCao Cao TB Thấp Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả 1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên THCS về phát triển chương trình CBQL 1 0 5 4 0 1 4 5 GV 0 3 10 10 0 2 10 11 2 Thiết kế xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên bộ môn Sinh học

CBQL 1 1 4 4 1 1 5 3

GV 2 4 9 8 1 2 13 7

3

Triển khai thực hiện một số giáo án điển hình dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn

CBQL 0 2 4 4 1 1 5 3

GV 3 6 11 3 1 5 12 5

4

Tham mưu ban hành hệ thống các văn bản (thời gian, cơ chế chính sách, quyền lợi và trách nhiệm...) để triển khai thực hiện chương trình dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn cho giáo viên

CBQL 1 1 3 5 0 2 3 5

5

Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học và khuyến khích, động viên tinh thần để GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

CBQL 2 1 5 2 1 3 3 3

GV 0 5 10 8 0 5 11 7

Sau tác động (sau khi sử dụng 5 biện pháp được nêu tại mục 3.2) kết quả thu được của Nhóm thực nghiệm là:

TT

Biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình dạy học

theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên môn sinh học cấp THCS

thị xã Quảng Yên

Đối tượng

KS

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

RấtCao Cao TB Thấp Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả 1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên THCS về phát triển chương trình CBQL 3 2 3 2 2 2 5 1 GV 1 7 7 8 0 7 7 9 2 Thiết kế xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên bộ môn Sinh học

CBQL 3 4 2 1 2 3 4 1

GV 6 10 5 2 4 9 7 3

3

Triển khai thực hiện một số giáo án điển hình dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn

CBQL 2 4 4 0 2 4 5 1

GV 8 9 4 2 6 9 5 3

4

Tham mưu ban hành hệ thống các văn bản (thời gian, cơ chế chính sách, quyền lợi và trách nhiệm...) để triển khai thực hiện chương trình dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn cho giáo viên

CBQL 3 3 4 0 3 2 4 1

GV 7 10 5 1 5 7 9 2

thiết bị dạy học và khuyến khích, động viên tinh thần để GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

GV 5 7 8 3 3 5 12 3

Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động và kết quả phân tích dữ liệu thu được như sau:

Đối chứng Thực nghiệm

Điểm trung bình 125,4 174,8

Độ lệch chuẩn 11.86592 18.51216

Giá trị p của T-test 0.00082

Chênh lệch giá trị

trung bình chuẩn SMD 4,1632

Bàn luận:

Như trên đã chứng minh: kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả như sau:

Kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 125,4; của nhóm đối chứng là 174,8. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự khác việt rõ rệt. Nhóm thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là 4,1632. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của biện pháp tác động là rất lớn.

p = 0,00082, đây là kết quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động của 5 biện pháp được nêu tại mục 3.2 của luận văn này.

Như vậy các biện pháp được nêu tại mục 3.2 của luận văn đã được kiểm chứng trên cơ sở khoa học về tính khả thi, qua đây thêm một lần nữa khẳng định các biện pháp: Nâng cao nhận thức cho giáo viên THCS về phát triển chương trình; Thiết kế xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên bộ môn Sinh học; Triển khai thực hiện một số giáo án điển hình dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn; Tham mưu ban hành hệ thống các văn bản để triển khai thực hiện chương trình

dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn cho giáo viên và Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học và khuyến khích, động viên tinh thần để GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là các biện pháp quan trọng hàng đầu, rất cần thiết để đảm bảo thành công nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên cũng như bảo đảm cho hoạt cộng bồi dưỡng đội ngũ đạt hiệu quả.

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở khung lý thuyết và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả luận văn đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên bộ môn Sinh học. Qua khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của những biện pháp quản lý bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên môn sinh học cấp THCS thị xã Quảng Yên cho thấy các biện pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu được chú trọng thực hiện đồng bộ các biện pháp thì kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn cho giáo viên THCS sẽ đạt được hiệu quả cao, góp phần quan trọng để nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên THCS của thị xã Quảng Yên nói riêng và của cả tỉnh Quảng Ninh nói chung đáp ứng được yêu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa sắp tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình dạy học tích hợp liên môn cho giáo viên THCS thị xã quảng yên, quảng ninh​ (Trang 99 - 106)