Tình trạng ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước ASEAN 5 (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ ĐO LƢỜNG BẤT ỔN VĨ MÔ THEO PHƢƠNG

2.3.3 Tình trạng ngân sách nhà nƣớc

Ngân sách nhà nƣớc là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nƣớc và là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội, hàng năm nhà nƣớc đều xây dựng tổng kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm, bao gồm các khoản thu ( chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách. Cán cân ngân sách nhà nƣớc (B ) là phần chênh lệch giữa chi tiêu ngân sách và nguồn thu ngân sách của nhà nƣớc. Cán cân ngân sách B = G - T

Cán cân ngân sách có 3 trƣờng hợp có thể xảy ra:

Khi B > 0 có nghĩa là G > T → bội chi ngân sách / thâm hụt ngân sách. Khi B = 0 có nghĩa là G = T → cân bằng ngân sách.

Khi B > 0 có nghĩa là G < T → bội thu/ thặng dƣ ngân sách.

Khi chính phủ thay đổi thâm hụt ngân sách có thể lựa chọn một trong ba biện pháp : thay đổi G, thay đổi T hoặc thay đổi cả G và T.

-Thặng dư ngân sách (budget surplus) là tổng thu nhập hay nguồn thu của

ngân sách vƣợt quá tổng các khoản chi tiêu ngân sách. Cũng nhƣ thâm hụt, khái niệm thặng dƣ ngân sách thƣờng đƣợc dùng để chỉ tình trạng tổng nguồn thu từ thuế của chính phủ lớn hơn nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Thặng dƣ ngân sách có thể phát sinh một cách khách quan khi thu nhập của nền kinh tế tăng lên đến một mức nào đó chứ khơng nhất thiết là kết quả kiềm chế chi tiêu của chính phủ.

Thay đổi về kinh tế và chi tiêu tạo ra thặng dƣ. Thặng dƣ ngân sách là một chỉ báo của một nền kinh tế lành mạnh. Tuy nhiên, chính phủ khơng nhất thiết phải duy

trì thặng dƣ. Ví dụ, khơng có thặng dƣ ngân sách khơng có nghĩa là nền kinh tế đang hoạt động một cách không hiệu quả.

Thặng dƣ ngụ ý rằng chính phủ có thêm tiền; các khoản tiền này có thể đƣợc phân bổ để trả các khoản nợ, làm giảm lãi suất phải trả và giúp nền kinh tế trong tƣơng lai. Ví dụ, thặng dƣ ngân sách có thể giảm thuế, bắt đầu chƣơng trình mới và tài trợ các chƣơng trình cơng cộng hiện có, chẳng hạn nhƣ an sinh xã hội hoặc y tế.

Ngoài ra, thặng dƣ có thể giảm nợ công, tài trợ cho quân đội, cơ sở hạ tầng, năng lƣợng và các cơng trình cơng cộng, trả lƣơng, thực hiện chính sách, hoặc đƣợc tiết kiệm để chi tiêu trong tƣơng lai khi thâm hụt xảy ra. Thặng dƣ ngân sách xảy ra sau khi giảm chi phí và chi tiêu hoặc cả hai. Việc tăng thuế cũng có thể dẫn đến thặng dƣ. Thặng dƣ làm giảm nhu cầu tiêu dùng và làm giảm giá tiêu dùng.

-Thâm hụt ngân sách (budget deficit) hay bội chi ngân sách là tình trạng các

khoản chi của ngân sách nhà nƣớc lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch này chính là phần thâm hụt ngân sách. Ảnh hƣởng của thâm hụt của chính phủ là một vấn đề kinh tế quan trọng đối mặt với các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới. Gần một thế kỷ trƣớc, các chính phủ phát sinh những thâm hụt lớn chỉ trong các cuộc chiến tranh hoặc suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, các chính phủ, đặc biệt là những ngƣời ở các nƣớc phát triển, đã phải gánh chịu thâm hụt ngân sách lớn để tài trợ cho các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội của họ. Trong các tài liệu kinh tế vĩ mơ, các cơng trình lý thuyết và thực nghiệm mở rộng đã đƣợc phát triển để đánh giá mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến kinh tế vĩ mô, chẳng hạn nhƣ tăng trƣởng kinh tế và việc làm. Từ góc độ tân cổ điển, thâm hụt ngân sách tăng tiêu thụ hiện tại trong ngắn hạn nhƣng dẫn đến sự suy giảm đầu tƣ dài hạn. Ngƣợc lại, các nhà kinh tế học Keynes chỉ ra hiệu ứng ―lấn át‖ trong đó chi tiêu thâm hụt của chính phủ làm tăng sản xuất trong nƣớc của quốc gia, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ nhiều hơn. Trái ngƣợc với quan điểm tân cổ điển và Keynes, thuyết tƣơng đƣơng Ricardian cho rằng thâm hụt của chính phủ khơng ảnh hƣởng đến điều kiện kinh tế vĩ mô. Thâm hụt ngân sách (THNS) là dấu hiệu cho thấy hiệu quả can thiệp của chính phủ giảm

và theo đó là mất khả năng kiểm soát nền kinh tế (Fischer, 1993). Bên cạnh đó, ―THNS đƣợc sử dụng để đánh giá bất ổn vĩ mơ của nền kinh tế vì những vấn đề đi theo việc tài trợ ngân sách thƣờng gây ra những tác động không tốt cho nền kinh tế nhƣ gây ra lạm phát, làm tăng lãi suất vay nợ trong nền kinh tế, suy giảm tiêu dùng và đầu tƣ tƣ nhân, và có khả năng dẫn đến thâm hụt kép‖ (Hạ Thị Thiều Dao và đồng sự, 2013). Thông thƣờng so sánh số tuyệt đối sẽ khơng có ý nghĩa bằng việc dùng tỷ lệ, tốc độ tăng, do đó để đại diện cho bất ổn vĩ mô nền kinh tế, THNS đƣợc đo lƣờng dƣới dạng tỷ lệ với GDP để so sánh mức độ THNS với quy mô của nền kinh tế. Ý nghĩa của tỷ lệ này là tỷ lệ càng lớn cho thấy đƣợc THNS nghiêm trọng và ngƣợc lại. Ảnh hƣởng của thâm hụt của chính phủ là một vấn đề kinh tế quan trọng đối mặt với các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới. Gần một thế kỷ trƣớc, các chính phủ phát sinh những thâm hụt lớn chỉ trong các cuộc chiến tranh hoặc suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, các chính phủ, đặc biệt là những ngƣời ở các nƣớc phát triển, đã phải gánh chịu thâm hụt ngân sách lớn để tài trợ cho các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội.

Những khoản chi tiêu công không đƣợc tài trợ bởi thu thuế hoặc các khoản thu khác có thể góp phần dẫn đến sự dƣ thừa của tổng cầu và gây lạm phát. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi chi tiêu công đƣợc tài trợ bằng cách làm tăng cung tiền trong nền kinh tế. Nếu chỉ một phần nhỏ thâm hụt tài khóa đƣợc tài trợ bằng cách tăng cung tiền thì có thể khơng gây lạm phát. Tuy nhiên, nếu việc tài trợ này là lớn và liên tục trong nhiều năm thì chắc chắn nền kinh tế cuối cùng sẽ phải trải qua lạm phát cao và kéo dài.

Thâm hụt tài khóa sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ, giảm tiết kiệm quốc gia, do vậy làm giảm cung và làm tăng lãi suất vốn vay trên thị trƣờng. Sự gia tăng của lãi suất cuối cùng sẽ làm giảm đầu tƣ của khu vực tƣ nhân. Đây chính là hiệu ứng lấn át đầu tƣ tƣ nhân của chi tiêu cơng. Hay nói cách khác, khi chi tiêu cơng thái quá sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách. Chính phủ buộc phải vay nợ thông qua phát hành trái phiếu và làm giảm lƣợng vốn vay trên thị trƣờng mà đáng lẽ ra khu vực tƣ nhân có thể tiếp cận đƣợc với giá thấp.

Nếu chính phủ tăng chi tiêu mà khơng đồng thời sử dụng các chính sách hạn chế chi tiêu của khu vực tƣ nhân thì sẽ làm tăng cầu nhập khẩu và thâm hụt thƣơng mại. Sự gia tăng chi tiêu công và thâm hụt ngân sách, sẽ ngay lập tức làm cho tổng chi tiêu trong nƣớc lớn hơn sản lƣợng trong nƣớc. Để đáp ứng lƣợng chi tiêu tăng thêm này, bên cạnh sản xuất trong nƣớc tăng, thì nhập khẩu cũng sẽ tăng và gây thâm hụt thƣơng mại. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với thâm hụt thƣơng mại cũng sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở những nƣớc có sản xuất trong nƣớc phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Không những thế, việc nhập khẩu khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ dẫn đến sự dịch chuyển ngƣợc của dịng tài sản ra nƣớc ngồi. Khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, ban đầu chúng ta phải trả ngoại tệ cho ngƣời nƣớc ngồi. Sau đó, lƣợng ngoại tệ này có thể đƣợc ngƣời nƣớc ngồi sử dụng để mua cổ phiếu, trái phiếu cơng ty, trái phiếu chính phủ hoặc bất động sản. Do vậy, khi thâm hụt ngân sách xảy ra, nhà nƣớc trở thành nƣớc nhập khẩu rịng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là nƣớc xuất khẩu ròng tài sản. Lƣợng tài sản trong nƣớc nắm giữ bởi ngƣời nƣớc ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước ASEAN 5 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)