Biến phụ thuộc: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước ASEAN 5 (Trang 46 - 51)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3 MÔ TẢ VÀ ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN

3.3.1 Biến phụ thuộc: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP

Tổng sản phẩm quốc nội GDP: là giá trị thị trƣờng của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thƣờng là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm). GDP là một chỉ số đánh giá sự phát triển của một vùng hoặc một quốc gia, … nghiên cứu sự biến động của sản phẩm và dịch vụ đƣợc tạo ra theo thời gian.

Luận văn dùng tốc độ tăng trƣởng GDP để đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng kinh tế, trong đó tốc độ tăng trƣởng GDP đƣợc tính tốn bằng cơng thức: TgGDPt=(GDPt – GDPt-1)/ GDPt-1 .

Ngoài ra, với giả định rằng tốc độ tăng trƣởng năm nay có chịu tác động bởi tăng trƣởng kinh tế của năm trƣớc đó, tác giả đƣa biến trễ bậc 1 của TgGDP vào làm biến giải thích của mơ hình.

3.3.2 Các biến độc lập

Chỉ số bất ổn vĩ mô MII: Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) của Ismihan và các

đồng sự (2002) dựa trên bốn biến số kinh tế vĩ mô đơn lẻ, bao gồm: (i)Tỷ lệ lạm phát; (ii) Tỷ lệ THNS/GNI; (iii)Tỷ lệ nợ nƣớc ngoài/GNI (I3); (iv) Biến động của tỷ giá hối đoái . MII nằm trong khoảng [0, 1], MII càng gần 0 thì mức độ bất ổn càng thấp. (cụ thể cách tính tại mục 2.2.1).

Khi xem xét các nghiên cứu trƣớc đây tại mục 2.4, ta thấy rằng các nhà kinh tế học ngày càng chấp nhận quan điểm cho rằng môi trƣờng vĩ mô ổn định là cần thiết

để tăng trƣởng GDP bền vững. Nhƣ vậy ta dự báo sự bất ổn vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế biến có biến động ngƣợc chiều.

Chỉ số phát triển tài chính FD: Theo Svirydzenka (2016) phát triển tài chính

đƣợc định nghĩa là sự kết hợp giữa chiều sâu (kích thƣớc và tính thanh khoản của thị trƣờng), khả năng tiếp cận (khả năng của cá nhân và các cơng ty tiếp cận các dịch vụ tài chính) và hiệu quả (khả năng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí thấp và với doanh thu bền vững, và mức độ hoạt động của thị trƣờng vốn). Cách tiếp cận đa chiều rộng này để xác định phát triển tài chính tuân theo ma trận các đặc điểm hệ thống tài chính đƣợc phát triển bởi Cihak và các cộng sự (2012).

Các tổ chức tài chính đƣợc đo lƣờng bao gồm ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, quỹ tƣơng hỗ và quỹ hƣu trí.

Thị trƣờng tài chính bao gồm thị trƣờng chứng khốn và trái phiếu.

Hình 4.1 cho thấy các nhân tố cấu thành chỉ số phát triển tài chính FD, hai chỉ số chính là: (i) Chỉ số tổ chức tài chính (FI) và (ii) Chỉ số thị trƣờng tài chính (FM). Trong đó các chỉ số FI và FM đƣợc cấu thành bằng tổng có trọng số của các chỉ số nhân tố (chiều sâu, khả năng tiếp cận, hiệu quả của tổ chức tài chính và thị trƣờng tài chính). Mỗi chỉ số nhân tố lại đƣợc đo lƣờng bởi một nhóm chỉ số thành phần, cụ thể:

- FID (Financial Institutions Dept): đo lƣờng bởi tỷ lệ tín dụng khu vự tƣ nhân/GDP, quỹ tƣơng hỗ/GDP, quỹ hƣu trí/GDP, mức phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ...

- FIA (Financial Institutions Access): đo lƣờng bởi một số chỉ số nhƣ: số lƣợng chi nhánh ngân hàng và máy ATM trên 100,000 ngƣời trƣởng thành, số lƣợng tài khoản ngân hàng trên 1,000 ngƣời trƣởng thành, tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc cấp hạn mức tín dụng, mức độ sử dụng emobile banking,...

Hình 3.1 Các nhân tố cấu thành chỉ số phát triển tài chính

Nguồn: Tổng hợp từ IMF

- FIE (Financial Institutions Efficiency); đo lƣờng bởi chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay, tỷ lệ lợi nhuận/ tài sản, tỷ lệ lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu… - FMD (Financial Market Dept) : chỉ số này đƣợc đo lƣờng bởi tỷ lệ vốn hóa

thị trƣờng chứng khoán/GDP, lƣợng cổ phiếu đƣợc giao dịch/GDP, chứng khoán nợ quốc tế của chính phủ/GDP, tổng số chứng khốn nợ của các tập đồn tài chính/GDP, tổng số chứng khoán nợ của các tập đoàn phi tài chính/GDP…..

- FMA (Financial I Market Access): phần trăm vốn hóa thị trƣờng nằm ngồi top 10 cơng ty lớn nhất, tổng số đơn vị phát hành nợ (các cơng ty trong và ngồi nƣớc, tài chính và phi tài chính)…

- FME (Financial Market Efficiency): Tỷ lệ doanh thu của thị trƣờng chứng khoán. Chỉ số phát triển tài chính FD (Financial Development Index) Chỉ số tổ chức tài chính FI (Financial Institutions) Đo lƣờng:

-Chiều sâu FID

-Khả năng tiếp cận FIA - Hiệu quả FIE

Chỉ số thị trƣờng tài chính FD (Financial Maket)

Đo lƣờng:

- Chiều sâu FMD

-Khả năng tiếp cận FMA - Hiệu quả FME

Một số nghiên cứu thực nghiệm nhƣ: Apergis và cộng sự (2007) xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trƣởng kinh tế đối với mẫu dữ liệu lớn gồm 65 quốc gia, trong giai đoạn 1975-2000, kết quả cho thấy có mối tƣơng quan dƣơng, có ý nghĩa thống kê giữa phát triển tài chính và tăng trƣởng kinh tế. Tƣơng tự Wolde-Rufael (2009) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trƣởng kinh tế tại Kenya cũng kết luận rằng phát triển tài chính thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở Kenya, đồng thời các chính sách tăng cƣờng phát triển ngành tài chính có thể giúp thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Tác giả dự báo chỉ số phát triển tài chính và tốc độ kinh tế có mối quan hệ cùng chiều.

Tỷ lệ thay đổi vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (dịng vào rịng)-TgFDI

Dịng vốn FDI có thể ảnh hƣởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Theo Nguyễn Hƣơng Giang (2007) các nhà hoạch định chính sách thƣờng quan tâm đến việc thu hút FDI chủ yếu là hƣớng đến mục tiêu tăng trƣởng kinh tế vì: FDI góp phần vào tăng thặng dƣ của tài khoản vốn góp phần cải thiện cán cân thanh tốn nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô; các nƣớc đang phát triển thƣờng có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy FDI đƣợc coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tƣ trong nƣớc nhằm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế; hơn nữa FDI tạo cơ hội cho các nƣớc nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động ... Tỷ lệ tăng trƣởng vốn FDI inflow đƣợc tính theo cơng thức: TgFDIt=(FDIt – FDIt-1)/ FDIt-1

Tác giả dự báo tỷ lệ tăng trƣởng vốn FDI rịng và tốc độ kinh tế có mối quan hệ cùng chiều.

Tỷ lệ thay đổi tổng số lao động TgLAB

Lực lƣợng lao động theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động quy định theo thực tế đang có việc làm và những ngƣời thất nghiệp. Lao động có vai trị đặc biệt hơn các yếu tố khác bởi lao động có vai trò 2 mặt: Lao động là nguồn lực sản xuất chính và khơng thể thiếu đƣợc trong các hoạt động kinh tế, là yếu tố đầu vào, nó ảnh hƣởng tới chi phí tƣơng tự nhƣ việc

sử dụng các yếu tố sản xuất khác qua đó góp phần tác động đến tăng trƣởng kinh tế; Đồng thời lực lƣợng lao động là một bộ phận của dân số, là ngƣời đƣợc hƣởng thụ lợi ích của q trình phát triển. Nhƣ vậy tác giả dự báo tỷ lệ thay đổi tổng lao động và tốc độ kinh tế có mối quan hệ cùng chiều; tỷ lệ tăng tổng lao động đƣợc tính theo cơng thức TgLABt=(LABt – LABt-1)/ LABt-1

Chỉ số giáo dục EI: Giáo dục là một thành phần chính của hạnh phúc, đƣợc sử

dụng trong thƣớc đo phát triển kinh tế và chất lƣợng cuộc sống, là yếu tố then chốt quyết định liệu một quốc gia là một nƣớc phát triển, đang phát triển hay kém phát triển.

Chỉ số giáo dục đƣợc đo bằng cách lấy trung bình chỉ số MYSI (Mean Years of Schooling Index) và chỉ số EYSI (Expected Years of Schooling). Với MYSI đƣợc tính theo tỷ lệ số năm trung bình những ngƣời từ 25 tuổi trở lên đƣợc đi học trên tổng số năm học (của tất cả các cấp) và EYSI đƣợc tính theo tỷ lệ số năm dự kiến trẻ đƣợc đi học trên số năm học dự kiến tối đa. Chỉ số giáo dục EI nằm trong khoảng (0,1) và đƣợc dự báo biến thiên cùng chiều với tốc độ tăng trƣởng GDP.

Bảng 3.1 Các biến trong mơ hình nghiên cứu, chiều hƣớng tác động đến biến phụ thuộc

Tổng hợp đo lƣờng các biến trong mơ hình

Biến số Giải thích Đơn

vị Kỳ vọng dấu Tác giả 1. Biến phụ thuộc

TgGDPit Tỷ lệ tăng trƣởng GDP % Ismihan và các cộng sự (2002)

Haghighi (2012) Skorobogatova (2016)

2. Các biến độc lập

TgGDPit-1 Biến trễ bậc 1 của Tỷ lệ tăng trƣởng GDP

% + Ismihan và các cộng sự (2002)

Skorobogatova (2016) MIIit MIIrit Chỉ số bất ổn vĩ mô - Ismihan và các cộng sự (2002) Haghighi (2012) Skorobogatova (2016)

Fdit Chỉ số phát triển tài chính + Ali và ctg (2015)

TgFDIit Tỷ lệ thay đổi đầu tƣ trực

tiếp nƣớc ngồi FDI (dịng vào ròng)

% + Ali và ctg (2015)

Chakraborty và. Basu. (2002)

TgLABit Tỷ lệ thay đổi tổng lao

động

% + Haghighi (2012)

Ali và ctg (2015)

Eiit Chỉ số giáo dục + Ali và ctg (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước ASEAN 5 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)