CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3 CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ ĐO LƢỜNG BẤT ỔN VĨ MÔ THEO PHƢƠNG
2.3.4 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đối (cịn đƣợc gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nƣớc, là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nƣớc đƣợc tính bằng tiền của nƣớc khác hay nói khác đi, là số lƣợng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Riêng ở Mỹ và Anh thì thuật ngữ này đƣợc sử dụng theo nghĩa ngƣợc lại: Số lƣợng đơn vị ngoại tệ (nƣớc ngồi) cần thiết để mua một đồng Đơ la hoặc một đồng bảng Anh. Luật Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam (1997) định nghĩa tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nƣớc ngồi, có sự điều tiết của Nhà Nƣớc trên thị trƣờng và do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam xác định và công bố.
Phƣơng pháp xác định tỷ giá hối đoái: Bản chất tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ và phụ thuộc vào cung cầu về đồng tiền đó trên thị trƣờng nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung cầu thay đổi. Có nhiều phƣơng pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ và thị
trƣờng hàng hoá, dịch vụ trên thế giới.Việc xác định tỷ giá hối đoái giúp các nhà kinh doanh có thể xây dựng phƣơng án kinh doanh sao cho có lợi nhất.
-Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở ngang giá vàng (Gold parity): Đây là phƣơng pháp so sánh hàm lƣợng vàng giữa hai đồng tiền với nhau. Ví dụ, hàm lƣợng vàng của một Bảng Anh (GBP) là 2,1328 gam và của Đôla Mỹ (USD) là 0,7366, tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là: 1 GBP = 2,8954 USD.
-Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở cân bằng sức mua (Purchasing Power Parity): Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa hai đồng tiền, dùng để so sánh giá cả hàng hoá, dịch vụ, xây dựng phƣơng án kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ hải quan,…Ví dụ, hàng hóa X mua bằng Đơla Mỹ với giá là 10 USD, mua bằng Đơla ÚC có giá trị là 15 AUD, trên cơ sở cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền là: 1USD = 1,5 AUD. Tỷ giá này không sử dụng cho các nghiệp vụ kinh doanh thị trƣờng, tín dụng và thanh tốn quốc tế.
Vai trị của tỷ giá hối đối đối với nền kinh tế
-Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền: Tỷ giá là công cụ rất hữu hiệu để tính tốn và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nƣớc với giá quốc tế, năng suất lao động trong nƣớc với năng suất lao động quốc tế...; Từ đó, sẽ giúp tính tốn hiệu quả của các giao dịch ngoại thƣơng, các hoạt động liên doanh với nƣớc ngoài, vay vốn nƣớc ngoài và hiệu quả của các chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà Nƣớc.
-Tỷ giá hối đối có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu : Nếu đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) đồng nghĩa với giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng quốc tế sẽ đƣợc nâng cao. Sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu đƣợc nhiều ngoại tệ, từ đó giúp cán cân thƣơng mại và cán cân thanh toán quốc tế đƣợc cải thiện.
-Tỷ giá hối đối có ảnh hƣởng tới tình hình lạm phát và tăng trƣởng kinh tế: Khi sức mua nội tệ giảm (tỷ giá hối đoái tăng) làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn, dễ dẫn đến khả năng lạm phát có thể xảy ra. Ngƣợc lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng
nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát đƣợc kiềm chế nhƣng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trƣởng thấp.
Có thể thấy tỷ giá hối đối có ảnh hƣởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, cán cân thanh toán, tăng trƣởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Việc hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng nhƣ vai trò của tỷ giá hối đoái sẽ giúp đƣa ra nhiều giải pháp ổn định nền kinh tế. Biến động của tỷ giá hối đối biểu hiện cho sự khơng chắc chắn trong các giao dịch quốc tế về cả hàng hóa lẫn tài sản tài chính (Azid và các tác giả, 2005).