GỢI Ý CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước ASEAN 5 (Trang 79 - 86)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2 GỢI Ý CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM

Không có giới hạn cứng nhắc, xác định các chỉ số vĩ mô nhƣ: lạm phát, mức tăng trƣởng, nợ nƣớc ngoài, thâm hụt ngân sách hay chế độ tỷ giá ... nhƣ thế nào là phù hợp, là an toàn. Mọi sự đánh giá cần dựa trên các tình huống cụ thể của mỗi nƣớc gồm: triển vọng kinh tế vĩ mô trung ngắn trung và dài hạn, nguồn lực của đất nƣớc. Vì mỗi quốc gia có một truyền thống, đặc điểm cơ cấu ngành... và thế mạnh kinh tế khác nhau, tác giả không đƣa ra gợi ý chung cho cả 5 nƣớc ASEAN-5 mà chỉ tập trung vào những chính sách giúp ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, để đảm bảo nền kinh tế tăng trƣởng bền vững.

Những thành tựu to lớn mà nƣớc ta đạt đƣợc từ sau khi gia nhập ASEAN năm 1995 là kết quả của cả một quá trình thực hiện với chính sách hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Chúng ta đã gặt hái một số thành công nhƣ: tăng trƣởng GDP khá cao, xuất nhập khẩu tăng mạnh, các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, ODA và kiều hối đƣợc cam kết và đổ vào ở mức cao chƣa từng có, quan hệ hợp tác kinh tế và thƣơng mại với nhiều nƣớc đƣợc tăng cƣờng và mở rộng, đặc biệt là với

các đối tác quan trọng. Bên cạnh đó những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam ngày càng gia tăng khi: nhập siêu tăng mạnh tác động xấu tới cán cân thanh toán, lạm phát cao, giá cả các mặt hàng cơ bản, lãi suất tín dụng và tỷ giá hối đoái liên tục biến động xấu, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng lên... gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

Đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài tăng cao theo hƣớng nguồn vốn đổ quá nhiều vào các dự án bất động sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đẩy giá đất lên tới mức phi lý, gây tác hại môi trƣờng lớn, đồng thời làm giảm tƣơng đối mức đầu tƣ cần thiết vào các ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp. Để đảm bảo ổn đinh vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế lâu dài, Việt Nam cần phải chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, về cơ quan đầu mối quản lý, thanh tra giám sát an toàn vĩ mô: Cần

phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên trong mạng lƣới an toàn tài chính quốc gia: Ngân hàng Nhà nƣớc (cụ thể là Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam), Bộ Tài chính (bao gồm cả Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc), Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Đồng thời, cần chỉ rõ cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm giám sát an toàn vĩ mô.

Ngoài ra, hiện nay thanh tra giám sát Ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu là giám sát an toàn vi mô, tức là giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng hơn là an toàn của toàn hệ thống. Tuy nhiên, vấn đề giám sát an toàn vĩ mô ngày càng có vai trò quan trọng. Với một nƣớc đang phát triển, đi sau và có điều kiện rút kinh nghiệm nhƣ Việt Nam, cần nghiên cứu và xây dựng những chính sách, chỉ số an toàn lành mạnh vĩ mô, giám sát an toàn hoạt động ở tầm toàn hệ thống. Với kinh nghiệm và lực lƣợng sẵn có, nhiệm vụ này có thể thuộc về cơ quan thanh tra giám sát của NHNN.

Những lý luận và bài học kinh nghiệm sau khủng hoảng cho thấy sự phối hợp giữa thanh tra giám sát và chính sách tiền tệ cần phải có sự kết nối nhịp nhàng. Việc tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả sự phối hợp chính sách, đồng thời tăng cƣờng phối hợp, chia sẻ thông tin, số liệu giữa hai cơ quan là hết sức cần thiết. Khi đó, những điểm yếu của chính sách giám sát sẽ đƣợc khắc phục nhờ chính sách tiền tệ, và ngƣợc lại. Sự phối hợp giữa các chính sách ngày càng phức tạp và đƣợc chú trọng

hơn, sự phối hợp này không chỉ dừng lại giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhƣ vẫn thƣờng đƣợc nói đến mà bao gồm cả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách giám sát. Do nền kinh tế càng phát triển, hệ thống tài chính càng có ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế, và để hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của tất cả các chính sách chứ không thể chỉ nói đến một chính sách đơn lẻ nào.

Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế theo hướng chuyển từ cơ cấu phát triển các ngành có hàm lượng lao động cao sang các ngành có hàm lượng vốn, công nghệ cao. Đồng thời xác định đúng đắn vị trí đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp, lấy nông nghiệp sạch làm điểm tựa khởi đầu để phát triển toàn bộ nền kinh tế

Khi đất nƣớc hội nhập càng sâu rộng, nền kinh tế lại càng dễ chịu tổn thƣơng từ những yếu tố tác động bên ngoài, do đó cần nâng cao sức đề kháng, sức mạnh nội lực của nền kinh tế, việc định hƣớng rõ ràng cơ cấu các ngành trong nền kinh tế, tập trung phát triển một số nhóm ngành nền tảng nhƣ nông lâm ngƣ nghiệp, các ngành công nghệ cao, các ngành chủ lực trong hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Hiện nay, các công trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhƣ nhà kính, nhà lƣới… chƣa đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng. Do đó cần nghiên cứu sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, hƣớng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, trong đó bao gồm tài sản hình thành trên đất của các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo vay vốn ngân hàng.

Vốn đầu tƣ cho dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là rất lớn và giá thành trên một đơn vị sản phẩm khá cao. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đầu tƣ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang thiếu thị trƣờng

tiêu thụ ổn định, chƣa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên thị trƣờng nên hiệu quả đầu tƣ còn hạn chế. Do đó cần đánh giá, dự báo và cảnh báo về nhu cầu thị trƣờng đối với sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao làm cơ sở định hƣớng phát triển nông nghiệp công nghệ cao; ngoài ra, cần mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ các DN tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm để việc triển khai chƣơng trình tín dụng nông nghiệp công nghệ cao theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ đạt hiệu quả…

Ngân hàng là mạng lƣới điều tiết vốn của nền kinh tế, cần có những ƣu đã khuyến khích đầu tƣ phát triển ngành nông nghiệp sạch, các ngành công nghệ cao, đồng thời xây dựng hệ thống tiêu chí rõ ràng cho các đối tƣợng đƣợc sử dụng vốn ƣu đãi.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài: Cần xây dựng quy trình quản lý kể từ khi xác định quy mô vay nợ, nguồn vốn vay, quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng vay nợ, lập kế hoạch sử dụng vốn vay cho đến khi thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi; Quản lý rủi ro liên quan bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, các điều kiện hay ràng buộc khi sử dụng vốn vay; Tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp (DN) có vốn vay nợ nƣớc ngoài; Duy trì hệ thống thông tin nợ đảm bảo tính xuyên suốt, hệ thống và chính xác...

Quản lý nợ nƣớc ngoài của Việt Nam cần đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, sinh lời và bảo đảm an toàn nợ công. Cụ thể: vốn vay cần đƣợc đầu tƣ vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả sử dụng cao, tránh sự đầu tƣ dàn trải; gắn chặt quyền sử dụng vốn với trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ gốc và lãi, tăng tính tự chịu trách nhiệm của các chủ thể sử dụng vốn vay, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bên bảo lãnh phải đứng ra gánh vác các nghĩa vụ tài chính thay cho các đối tƣợng sử dụng vốn.

Cần cân đối giữa nguồn vốn trong nƣớc và nguồn vốn vay nƣớc ngoài, giảm thiểu sự phụ thuộc vào bên ngoài. Một quốc gia có nền kinh tế và tài chính lành mạnh cần dựa chủ yếu vào sức mạnh nội lực, nguồn vốn từ nƣớc ngoài chỉ nên đƣợc xem là nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển. Chính vì vậy, trong thời

gian tới, Việt Nam cũng cần khai thác triệt để các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cƣ thay vì vay nợ nƣớc ngoài để bù đắp cho thiếu hụt ngân sách nhà nƣớc (NSNN) hay thâm hụt cán cân thanh toán.

Quản lý nợ, phối hợp hài hòa với điều hành chính sách tài khóa. Trƣớc hết, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và hiệu quả trong điều hành kinh tế, đặc biệt là giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, nhằm chia sẻ trách nhiệm giữa các chính sách, đảm bảo đạt đƣợc những mục tiêu an toàn nợ. Thực hiện tốt công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình thông tin về nợ công nói chung, nợ nƣớc ngoài nói riêng. Việc làm này, một mặt, để nâng cao trách nhiệm trong quản lý nợ nƣớc ngoài, giúp Chính phủ có thông tin và số liệu xác thực, trung thực, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp tổng thể bảo đảm tính bền vững của nợ nƣớc ngoài và ngân sách nhà nƣớc; mặt khác tạo đƣợc niềm tin, sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và tăng khả năng huy động đƣợc mọi nguồn lực trong nhân dân…

Thứ tư, vấn đề thâm hụt ngân sách.

Thâm hụt ngân sách cùng với thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn đến các tình trạng thâm hụt kép cùng với mức tiết kiệm quốc dân thấp có thể làm giảm lòng tin của các nhà đầu tƣ quốc tế. Chính phủ cần có quyết tâm mạnh mẽ và chính sách đúng đắn, trong đó kỷ luật tài khóa là điều kiện quan trọng nhất. Thắt chặt và nâng cao hiệu quả của chi tiêu công, đặc biệt là áp đặt kỷ luật nghiêm ngặt đối với hoạt động đầu tƣ của các tập đoàn nhà nƣớc là điều kiện tiên quyết để có thể khôi phục lại cân bằng vĩ mô và gia tăng hiệu quả, tính ổn định và đà tăng trƣởng cho nền kinh tế.

Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ. Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của ngƣời dân và của các nhà đầu tƣ vì họ cho rằng Chính phủ trƣớc sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, và do vậy, khả năng duy trì tốc độ tăng trƣởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Chính sách giảm tổng cầu thông qua thắt chặt chi tiêu công là đúng đắn, cần thiết nhƣng chƣa đủ. Nỗ lực giảm chi tiêu công của Chính phủ chỉ thực sự

có hiệu lực nếu nhƣ Chính phủ đồng thời có cơ chế để đảm bảo những khoản đầu tƣ còn lại có hiệu quả.

Một trong những biện pháp có thể đƣợc sử dụng để cải thiện cơ chế quản lý đầu tƣ công là thành lập một hội đồng thẩm định đầu tƣ công độc lập. Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ công là do quá trình ra quyết định đầu tƣ của chính quyền địa phƣơng và các bộ ngành chủ quản chịu ảnh hƣởng của các nhóm lợi ích và do vậy thiếu khách quan. Vì vậy, nhiệm vụ của ủy ban độc lập này là đánh giá, thẩm định một cách toàn diện và khách quan các dự án có quy mô vƣợt quá một quy mô đầu tƣ nhất định nào đó. Kết luận của Hội đồng thẩm định này sau đó đƣợc công bố rộng rãi. Tƣơng tự nhƣ vậy, báo cáo kiểm toán các DNNN và dự án đầu tƣ công lớn cũng phải đƣợc công khai.

Để thu hẹp thâm hụt ngân sách thì song song với việc giảm chi tiêu, Chính phủ cũng cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu nhƣ hiện nay. Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá và thuế bất động sản.

Thứ năm, vấn đề quản lý và chất lượng các dự án đầu tư bằng vốn FDI.

Về mặt quản lý nhà nƣớc, cách "tự do hóa" và phân cấp hiện nay trong quản lý FDI (và quản lý đầu tƣ nói chung) dẫn đến sự giảm sút về kỷ cƣơng, về tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng liên quan, đồng thời làm tăng sự xung đột lợi ích giữa quốc gia và địa phƣơng, giữa đông đảo ngƣời dân với các nhóm lợi ích, giữa phát triển dài hạn và ngắn hạn, giữa một số ngành. FDI dƣờng nhƣ đang theo hƣớng khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ và thị trƣờng nội địa của Việt Nam, thiết lập các công ty hoàn toàn của nƣớc ngoài, mua lại các công ty Việt Nam, hơn là phát triển ở Việt Nam những ngành tạo giá trị gia tăng cao trong chuỗi liên kết khu vực và toàn cầu, hay mở rộng sự kết nối giữa họ với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ sáu, vấn đề quản lý tỷ giá hối đoái.

Chế độ tỷ giá linh hoạt vẫn luôn tỏ rõ ƣu thế trong việc hạn chế những tác động tiêu cực từ các cú sốc trên thị trƣờng. Việt Nam đang áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi

có điều tiết, chế độ tỷ giá trung gian giữa tỷ giá cố định và tỷ giá linh hoạt, do đó cần xây dựng hệ thống thông tin thống kê tiên tiến nhằm hệ thống hoá kịp thời số liệu luồng ngoại tệ, từ đó đƣa ra những dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trƣờng để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.

Bên cạnh việc khuyến khích phát triển các ngành kinh tế nền tảng nhƣ nông lâm ngƣ nghiệp, các ngành công nghệ cao, các ngành chủ lực trong hoạt động xuất khẩu thì việc xây dựng chính sách điều hành tỷ giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu cũng hết sức quan trọng. Bởi xuất khẩu tăng có tác động tích cực đến dự trữ ngoại hối của quốc gia, nhờ đó mà Nhà nƣớc có thể can thiệp thị trƣờng ngoại hối khi cần thiết, tạo sự ổn định bền vững.

Cuối cùng, cần tiếp tục nâng cao tính minh bạch, nhất quán trong các chính sách can thiệp của NHNN và Chính phủ nhằm điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng.

Thứ bảy, kiểm soát tỷ lệ lạm phát.

Việt Nam cần thận trọng trong điều hành giá cả các sản phẩm dịch vụ thiết yếu nhƣ giá thuốc, giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục, giá xăng dầu.... điều này cần sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều bộ, ngành các cấp. Ngoài ra việc thực hiện cải cách thị trƣờng để tăng sức ép cạnh tranh, gây áp lực giảm giá và đồng thời đƣa ra một lộ trình tăng giá cũng nhƣ minh bạch các yếu tố hình thành giá sẽ góp phần vào công cuộc kiềm giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thu chi ngân sách và tín dụng nhà nƣớc phải gắn chặt với mục tiêu ổn định tiền tệ. Chính sách tiền tệ phải kiên trì với mục tiêu ổn định lạm phát, vấn đề kiểm soát mức độ tăng giá cần phải đƣợc đặt lên hàng đầu không chỉ trong thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước ASEAN 5 (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)