Biến động của chỉ số bất ổn vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước ASEAN 5 (Trang 64 - 68)

CHƢƠNG 4 THẢO LUẬN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.6 Biến động của chỉ số bất ổn vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5

Cách tính chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mơ (MII) của Ismihan và các đồng sự (2002) đã đƣợc trình bà cụ thể ở mục 2.2.1 ở chƣơng 2. Ở phần này tác giả tính tốn và phân tích biến động của chỉ số này đối với các nƣớc ASEAN-5 trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Hình 4.1 Biến động chỉ số bất ổn vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5

Nguồn: Tính tốn từ nguồn dữ liệu WB, ADB và IMF

Hình 4.1 cho thấy diễn biến bất ổn vĩ mô ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan ở giai đoạn 1995-2001 là tƣơng đối giống nhau khi cùng tồn tại đỉnh bất ổn ở giai đoạn 1998-1999; Philippines cũng thể hiện sự bất ổn cao ở giai đoạn này tuy nhiên

mức độ bất ổn thấp hơn và thời gian bất ổn cũng kéo dài hơn Indonexia, Malaysia và Thái Lan. Giai đoạn 2002-2015, nếu nhƣ Thái Lan và Philippines có chiều hƣớng bất ổn vĩ mơ giảm dần thì tại Malaysia và Indonexia, các chỉ số bất ổn vĩ mơ lại có khuynh hƣớng đi lên.

Diễn biến bất ổn vĩ mơ ở Việt Nam có hƣớng và mức độ biến thiên khác hẳn 04 nƣớc còn lại; tại Indonexia, Malaysia, Philipines và Thái Lan đƣờng MIIr có khuynh hƣớng thấp hơn MII và hai đƣờng này luôn theo sát nhau, ở Việt Nam nếu xét diễn biến bất ổn vĩ mơ theo MIIr thì tình trạng bất ổn vĩ mơ tuy có giao động nhƣng khuynh hƣớng giảm dần trong suốt giai đoạn 1995-2015, ngƣợc lại nếu xét diễn biến bất ổn vĩ mơ theo MII thì tình trạng bất ổn giảm dần từ năm 1995 đến 2006, sau đó có xu hƣớng tăng cao.

Xét về tác động của các thành phần cấu thành nên chỉ số bất ổn vĩ mô MII (hay MIIr), ta nhận thấy:

Đối với Indonexia, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GNI có tác động xuyên suốt và ảnh

hƣởng mạnh mẽ đến tình hình bất ổn vĩ mơ trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Từ năm 1995-2000 nợ nƣớc ngoài cao luôn là nhân tố ảnh hƣởng lớn đến bất ổn vĩ mô; giai đoạn 2001-2015, ảnh hƣởng của nhân tố nợ nƣớc ngoài/GNI giảm dần, thay vào đó là tác động của tỷ giá hối đối. Nhƣ vậy giai đoạn đầu 1995-2000, thâm hụt ngân sách và nợ nƣớc ngồi là hai yếu tố chính dẫn đến bất ổn, giai đoạn này cũng cho thấy đỉnh bất ổn ở mức 0.89 tại năm 1998 khi các chỉ số thành phần là lạm phát và nợ nƣớc ngoài/GNI đạt mức cao nhất, tỷ lệ lạm phát và thâm hụt ngân sách /GNI cũng nằm ở mức khá cao 0.84 và 0.7; năm 1995 chỉ số MII và MIIr ở mức thấp nhất là 0.09; những năm 2001-2015 ảnh hƣởng thâm hụt ngân sách và biến động tỷ giá đƣợc coi là những nhân tố chính tạo nên sự bất ổn cho nền kinh tế Indonesia.

Tại Malaysia, các chỉ số bất ổn cho thấy đỉnh bất ổn vĩ mô ở năm 1998 (MII ở

mức 0.82 và MIIr ở mức 0.81) năm 1998 ghi nhận sự biến động của tỷ giá hối đoái ở mức cao nhất, lạm phát và tỷ lệ nợ nƣớc ngoài/GNI đều thể hiện sự biến động mạnh. Tác động của lạm phát, thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ nƣớc ngồi lên tình hình bất ổn vĩ mơ ở Malaysia thể hiện mạnh nhất lần lƣợt qua các năm 2008, 2009

và 2015. Xét về cơ cấu thì năm 1995-1997, MII và MIIr chịu ảnh hƣởng chính từ lạm phát, giai đoạn 1998-2008 tình trạng thâm hụt ngân sách và biến đổi tỷ giá chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số bất ổn, giai đoạn 2009-2015 bên cạnh trạng thâm hụt ngân sách và biến đổi tỷ giá thì tình hình nợ nƣớc ngồi cũng là một yếu tố có ảnh hƣởng mạnh khiến tình hình bất ổn tại Malaysia lên cao ở cuối giai đoạn nghiên cứu.

Philippines: cũng giống với Indonesia, Malaysia và Indonesia, Philippines chịu

ảnh hƣởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998, giai đoạn bất ổn tại Philippines kéo dài liên tục từ năm 1998 đến 2005 với đỉnh bất ổn tại năm 2001 và hai đỉnh thấp hơn tại năm 1998 và 2004, xu hƣớng bất ổn giảm dần ở cuối giai đoạn nghiên cứu. Xét về cơ cấu thì năm 1995-1999, MII và MIIr chịu ảnh hƣởng chính từ lạm phát và nợ nƣớc ngoài, giai đoạn 2000-2015 sự biến động của tỷ giá hối đoái và thâm hụt ngân sách có ảnh hƣởng mạnh đến tình hình bất ổn vĩ mơ tại Philippines.

Thái Lan: Chỉ số bất ổn vĩ mô đạt đỉnh vào năm 1998 tại Thái Lan, khi các chỉ

số thành phần về lạm phát và nợ nƣớc ngoài đều đạt mức cao nhất, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GNI và biến động tỷ giá hối đoái cao nhất lần lƣợt vào các năm 1999 và 2001. Xét về cơ cấu các thành phần tác động đến chỉ số bất ổn: năm 1995-1996 lạm phát và nợ nƣớc ngồi có ảnh hƣởng chính, giai đoạn 1997-2001 cho thấy sự ảnh hƣởng khá đều của cả 4 chỉ số thành phần, càng về cuối giai đoạn nghiên cứu thì các chỉ số cho thấy tình hình bất ổn vĩ mơ tại Thái Lan giảm dần.

Việt Nam: Mức độ bất ổn vĩ mô nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2015 theo

chỉ số MII và MIIr có khuynh hƣớng trái chiều khi MII cao ở giai đoạn 2011-2015 còn MIIr cao ở những năm đầu của giai đoạn nghiên cứu, tu nhiên cả hai chỉ số này đều cho thấy mức độ bất ổn vĩ mô thấp nhất là tại năm 2006 với chỉ số MII ở mức 0.21 và MIIr ở mức 0.28. Xét về tỷ trọng thì sự bất ổn của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-1999 chịu ảnh hƣởng chính từ tỷ lệ THNS/GNI và tỷ lệ nợ nƣớc ngoài/GNI; sau năm 1999, bên cạnh tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GNI, sự thay đổi tỷ giá có phần ảnh hƣởng đáng kể đến bất ổn vĩ mô; chỉ số thành phần bất ổn cũng ghi nhận mức ảnh hƣởng cao nhất của lạm phát đến bất ổn kinh tế vĩ mô ở 2 năm 2008

và 2011. Sự khác biệt của MII và MIIr chủ yếu do biến động tỷ giá bình quân và tỷ giá thực song phƣơng bình quân, đối với MII thì tỷ giá bình qn có tác động mạnh và ảnh hƣởng xuyên suốt từ năm 1999 đến 2015 còn đối với chỉ số MIIr thì bất ổn vĩ mơ chỉ chịu tác động mạnh từ tỷ giá ở giai đoạn 2000-2007.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước ASEAN 5 (Trang 64 - 68)