Khái niệm về trường nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 26 - 29)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Khái niệm về trường nghĩa

Trên thế giới, khái niệm về trường và lí thuyết trường ngữ nghĩa xuất hiện từ rất sớm nhưng chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu từ những năm 20 của

thế kỉ XX từ những lí thuyết ngơn ngữ học của W. Humboldt và F. de Saussure. Các nhà nghiên cứu như G. Ipsen (1924), A. Jolles (1934), W. Porzig (1934)… Đặc biệt là J. Trier (1934) được coi như đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học.

Tác giả J. Trier là nhà nghiên cứu đầu tiên nêu ra thuật ngữ “trường” trong ngôn ngữ học. Tác giả không dùng khái niệm trường ngữ nghĩa mà chỉ nói tới trường khái niệm và trường từ vựng. Trường khái niệm là một hệ thống rộng gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại xung quanh một khái niệm trung tâm. Trường từ vựng là tập hợp các từ phủ lên trên một trường khái niệm.

Khi bàn về giá trị của lí thuyết trường cuar J.Trier, tác giả Đỗ Hữu Châu đã cho rằng: những giá trị lí thuyết “trường” của Trier cũng chỉ dừng ở mức là những gợi ý. Lí giải điều này, tác giả đã chỉ ra: sự không phân biệt ý nghĩa với khái niệm, các lớp ý nghĩa, từ với khái niệm và quan niệm quá dứt khoát về ranh giới giữa các trường khái niệm và các “vùng” khái niệm của từ với nhau đặc biệt là cách sử dụng thiếu thận trọng tư liệu cổ để đối chiếu hai trạng thái khác nhau của cùng một trường khiến cho những kết luận của Trier dễ bị phản bác và phương pháp của ông không được vận dụng một cách có hiệu quả. Mặc dù vậy, quan điểm của Trier về trường là những gợi ý ban đầu cho việc nghiên cứu ngơn ngữ nói chung và trường từ vựng nói riêng.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của J. Trier, các nhà nghiên cứu như: Weisgerber, J. Lyons,… trong cơng trình “Nhập mơn ngơn ngữ học lí thuyết” đã đưa ra những nội dung quan trọng bổ sung cho lí thuyết trường. Cụ thể, tác giả J.Lyons đã đưa ra được một định nghĩa về ý nghĩa của từ (sense) có phần khoa học hơn: “Cái mà ta cho là ý nghĩa của một đơn vị từ vựng là toàn bộ tập hợp các quan

hệ ý nghĩa giữa nó với các đơn vị khác trong từ vựng”[12, tr. 244]. Đặc biệt, một

số nhà ngôn ngữ học sau này đã chia hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thành trường nghĩa ở nhiều cấp độ lớn nhỏ khác nhau dựa vào nét nghĩa phạm trù chung nhất đến các nét nghĩa phạm trù nhỏ hơn rồi các nét nghĩa loại, hạng và nét nghĩa riêng biệt. Như vậy, các nghà nghiên cứu vừa nêu đã xem xét trường nghĩa theo

quan hệ dọc của ngôn ngữ, tức là xem xét các trường nghĩa theo tính hệ thống của ngôn ngữ.

Khác với các tác giả trên, W. Porig lại tìm hiểu trường từ dựa trên quan hệ ngang giữa các tín hiệu ngơn ngữ để đề xuất lí thuyết về trường nghĩa. Theo đó, ơng xem xét các trường nghĩa dựa trên cơ sở các mối quan hệ về nghĩa giữa các cặp từ có quan hệ ngữ đoạn với nhau (quan hệ ngang). Với Porzig, ý nghĩa của từ có thể được chỉ ra một cách độc lập trong những trường hợp sử dụng cú pháp khác biệt. Với cách nhìn nhận như vậy, Porzig xác định sự sắp xếp của những từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau (có khả năng kết hợp giống nhau với các từ khác) tạo thành trường từ vựng - cú pháp.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, ở Việt Nam, từ những năm 70 của thế kỉ XX, có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm nhất định về vấn để này như:

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong một loạt cơng trình nghiên cứu đã đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá về các quan niệm về trường nghĩa của các tác giả trên thế giới và nêu ra quan niệm riêng của mình về trường nghĩa: “Mỗi

tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [12, tr.159].

Các tác giả của cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học cho rằng: “Một loạt các từ được liên kết lại nhờ sự đồng nhất của một nét nghĩa còn gọi là

xêri từ vựng, dãy từ vựng” [51, tr.327].

Nhìn chung các nhà nghiên cứu nói trên đều dựa trên cơ sở quan điểm của các nhà ngơn ngữ học nước ngồi đi trước và căn cứ vào thực tế tiếng Việt để đưa ra cách nhìn của mình về trường nghĩa.

Phân loại trường nghĩa: mỗi nhà nghiên cứu khi đưa ra quan niệm riêng

về trường nghĩa cũng đồng thời có cách phân loại riêng. Trong phạm vi luận án, chúng tôi nêu ra cách phân loại trường nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu và coi đây là căn cứ để phân loại tư liệu của đề tài. Theo đó, trường nghĩa được chia thành các loại: trường nghĩa dọc, trường nghĩa ngang và trường liên tưởng.

Trường nghĩa dọc được chia thành hai tiểu trường nhỏ là: trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Trường biểu vật là những tập hợp từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật. Muốn đưa các nghĩa biểu vật của từ về trường thích hợp chúng ta phải chọn các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái qt cao, gần như tên gọi của các phạm trù biểu vật như: người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu….; trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ có chung một cấu

trúc biểu niệm. Các trường biểu niệm có thể giao thoa với nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi.

Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) là những trường nghĩa xuất phát từ một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngơn ngữ. Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản.

Trường liên tưởng là trường nghĩa xuất phát mỗi từ là trung tâm có thể xây dựng các lớp từ liên quan có mối quan hệ nhất định với từ gốc. Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa có thể có của từ trung tâm. Trước hết đó phải là các từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)