Khái niệm ngôn ngữ sân khấu và sân khấu rối cạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 33 - 35)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.5. Khái niệm ngôn ngữ sân khấu và sân khấu rối cạn

Sân khấu là nghệ thuật mang tính tổng hợp cao. Trong một tác phẩm sân khấu hội tụ giá trị văn học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa... Nói một cách hình tượng, sân khấu như một cái lị luyện nên hợp kim, từ những nguyên liệu khác nhau song liên kết với nhau bởi một số thuộc tính cần.

Thuộc tính sân khấu là một từ trường mạnh để chi phối, hút những thành tố nghệ thuật cần để tạo nên ngôn ngữ sân khấu. Vũ đạo trong một tác phẩm sân khấu là vũ đạo sân khấu; hội họa, kiến trúc trên sân khấu trở thành nghệ thuật của không gian sân khấu - không phải không gian thuần túy; nghệ thuật biểu diễn khơng cịn mang nghĩa chung của sự trình diễn, biểu diễn, mà sẽ phải là nghệ thuật diễn xuất sân khấu của diễn viên trong sự thể hiện nhân vật; kịch bản văn học phải trở thành kịch bản sân khấu.

Mỗi nghệ thuật đều có phương tiện ngôn ngữ biểu đạt riêng của mình. Phương tiện nghệ thuật loại hình ln là điểm tựa để người tiếp nhận, hay nghiên cứu nghệ thuật nhận thức được bản chất vấn đề đang tiếp cận. Phương tiện nghệ

thuật quyết định đặc tính loại hình nghệ thuật.

Với sân khấu, hành động là phương tiện nghệ thuật. Hành động là phương tiện nghệ thuật của sân khấu nói chung. Nghệ thuật sân khấu tồn tại dưới hai dạng: kịch bản văn học và vở diễn trên sân khấu.

Xét về mặt nội dung: múa rối cạn là nghệ thuật hành động điều khiển. Xét về mặt biểu hiện thì hành động điều khiển là nghệ thuật của hành động sân khấu. Hành động điều khiển vừa là đối tượng mô tả, vừa là phương tiện miêu tả. Hành động tồn vở diễn được hình thành từ hàng loạt hành động nhỏ. Là ngơn ngữ nghệ thuật của sân khấu, hành động sân khấu được chuyển tải bằng hệ thống động tác điều khiển của nghệ nhân con rối như một hệ thống tín hiệu trong một không gian - thời gian sân khấu. Vì vậy, nghệ thuật điều khiển là thành phần trung tâm sự biểu đạt của sân khấu.

Một kịch bản trở nên sống động, được khắc họa vào không gian - thời gian bằng đời sống tâm hồn, bằng trái tim nóng với nhịp đập đời sống tươi mới của những con người chỉ có thể dựa vào nghệ thuật điều khiển con rối của nghệ nhân trên sân khấu. Một ý tưởng, một hình tượng nghệ thuật trong cấu tứ của tác giả và đạo diễn cũng chỉ có thể được thể hiện và biểu đạt bằng nghệ thuật điều khiển của người nghệ nhân.

Trên sân khấu, người nghệ nhân thể hiện được nhân vật của mình thơng qua điều khiển con rối và hát. Hành động điều khiển và lời hát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: hành động chi phối, điều hành động tác, động tác biểu hiện điều khiển con rối và khớp với lời hát. Sân khấu là nghệ thuật miêu tả hành động của con người bằng động tác.

Hệ thống hành động sân khấu được coi là hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật diễn xuất (điều khiển), biểu hiện ngữ nghĩa của sân khấu. Hệ thống hành động bao gồm hành động điều khiển, hành động ngôn ngữ... của người nghệ nhân. Hành động điều khiển gồm những động tác tạo nên dáng vẻ cho con rối. Hành động ngôn ngữ là đối thoại, độc thọai, lời nói riêng.

ngữ - người diễn viên, thì nghệ thuật điều khiển con rối của diễn viên chính là sự khám phá, nghiên cứu, tìm tịi và sáng tạo nên những hình thức hành động, những động tác cụ thể, tạo nên hệ thống ngôn ngữ biểu đạt, tạo nên ngữ nghĩa cho một tác phẩm sân khấu.

1.6. Khái niệm văn hóa, biểu tượng văn hóa và mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)