Khái niệm văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 35 - 36)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.6.1. Khái niệm văn hóa

Trước tiên, văn hóa xuất hiện phổ quát cả ở phương Đông lẫn phương Tây. Ở phương Đông, theo lịch sử cổ đại Trung Quốc, văn hóa được cho là cách hành xử trong xã hội của tầng lớp thống trị. Ở phương Tây, văn hóa có nguồn gốc từ chữ Cultus (gieo trồng) và sau này phát triển theo nhiều nghĩa khác nhau tạo ra sự phong phú về nội dung cho từ văn hóa.

Theo đó, thuật ngữ văn hóa là một phạm trù rộng và hiện nay có trên 500 cách định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tiếp cận từ các góc độ khác nhau nên mỗi định nghĩa lại có cách nhìn nhận và đánh giá văn hóa khác nhau.

Để có cái nhìn chung và bao qt về khái niệm văn hóa, trong phạm vi luận văn, chúng tơi trình bày một số khái niệm văn hóa được cộng đồng thế giới cũng như người Việt chấp nhận như:

Ở phạm vi thế giới, khái niệm về văn hóa của UNESCO đưa ra trong “Tuyên bố chung của Unesco về tính đa dạng của văn hóa” được cơng đồng thế giới đồng thuận: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc

trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin".

Ở Việt Nam, khái niệm văn hóa cũng được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là

một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người và

môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [38, tr.10]. Từ việc nhận định, tác giả

đã đi sâu phân tích ba đặc trưng của văn hóa là: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh để khẳng định chức năng và vai trị của văn hóa trong đời sống cộng đồng.

Cùng bàn về vấn đề này nhưng tác giả Nguyễn Văn Chiến không đưa ra một định nghĩa về văn hóa của riêng mình và chỉ tập trung lí giải khái niệm bằng một số vấn đề:

- Văn hóa là một hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người, do con người làm nên. Vì vậy, văn hóa là tiêu chuẩn, tiêu chí hiển nhiên khu biệt con người với con vật;

- Văn hóa là sản phẩm đặc thù của xã hội lồi người;

- Một hiện tượng văn hóa ln tồn tại với những lí do riêng của nó;

- Thành tựu của nền văn hóa là con người. Văn hóa khơng phải là các vật đơn thuần ta sờ thấy được một cách cụ thể. Hiện tượng văn hóa hiện diện trước mặt ta, trong ta như một thế giới được vật thể hóa, một thế giới được khúc xạ rõ ràng [15, tr.17].

Từ các quan niệm trên chúng tơi nhận thấy: văn hóa là sản phẩm của con người. Nó được tạo ra, phát triển trong cộng đồng người. Đồng thời, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo ra thế giới quan và nhân cách của con người, giúp duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Như vậy, văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tồn tại có tính biện chứng trong q trình lao động và tương tác xã hội của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 35 - 36)