Sơ lược về tiếng Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 39 - 43)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.7. Khái quát chung về dân tộc Tày, tiếng Tày và nghệ thuật múa rối cạn tạ

1.7.2. Sơ lược về tiếng Tày

1.7.2.1. Đặc điểm về cội nguồn

Các nhà ngơn ngữ học gần như nhất trí về sự phân định cội nguồn đối với các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Ka đai. Ngữ hệ này gồm các chi Tai, Hlai-Lê và Ka-đai. Chi Tai gồm các nhánh Lạc Kia, Kam Thuỷ (Đồng Thuỷ), Bê, Tày - Thái. Ở Việt Nam chỉ có đại diện các nhánh Tày - Thái và Cam Thuỷ.

Nhánh Tày - Thái ở Việt Nam gồm các nhóm sau: - Nhóm Tai trung tâm

- Nhóm Tai Tây Nam - Nhóm Tai Bắc

Tiếng Tày thuộc nhóm Tai trung tâm của nhánh Tày - Thái, Chi Tai, họ Tai-Ka đai. Nhóm này gồm các ngơn ngữ: Tày, Nùng, Cao Lan, Thu Lao.

1.7.2.2. Đặc điểm về loại hình

Tiếng Tày được xác định thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập, với những đặc trưng sau:

- Về ngữ âm: Tiếng Tày là một ngơn ngữ âm tiết tính. Trong tiếng Tày âm tiết có tổ chức chặt chẽ, gồm một số lượng nhất định. Các yếu trong một âm tiết kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định và số lượng âm tiết trong ngôn ngữ này là hữu hạn. Âm tiết thường là hình thức chính của hình vị và đa số trong các trường hợp là vỏ của từ. Trong tiếng Tày cũng có thuật ngữ "tiếng" (âm tiết - từ - hình vị) như trong tiếng Việt.

- Về loại hình: Các ngơn ngữ có đặc tính âm tiết tính thường được coi là những ngơn ngữ thuộc tiểu loại hình “trung”. Các ngơn ngữ âm tiết tính triệt để thuộc tiểu loại hình “trung” như nhiều ngơn ngữ thuộc họ Tai - Kađai, Hmông - Miền, Hán, Tạng của họ Nam Á là những ngơn ngữ có thanh điệu. Tiếng Tày cũng được coi là thuộc tiểu loại hình “trung” này. Đây là ngơn ngữ khơng thấy có các tổ hợp phụ âm giữ chức năng âm đầu trong âm tiết; hệ thống phụ âm cuối tương đối nghèo nàn; có thanh điệu; âm tiết tính triệt để.

Từ trong tiếng Tày khơng có hiện tượng biến đổi hình thái. Đặc điểm khơng biến đổi hình thái trong tiếng Tày được thể hiện ở chỗ trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Tày khơng có các yếu tố hình thái chun dùng để biểu thị ý nghĩa và chức năng ngữ pháp của các biến tố, trong câu từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm của mình.

Tiếng Tày là một trong những ngôn ngữ của 54 dân tộc anh em. Việc nghiên cứu tìm hiểu qua việc thống kê những từ ngữ chỉ về múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên sẽ giúp ta làm sáng tỏ nhiều vấn đề, trong đó việc bảo lưu các yếu tố cổ của tiếng Tày có thể góp thêm phần cứ liệu soi sáng lịch sử tiếng Tày.

1.7.2.3. Đặc điểm về chữ viết

Việt Nam, tiếng Tày đang tồn tại nhiều biến thể. Các biến thể đó có khi thuộc về ngữ âm, có khi thuộc từ vựng hoặc cả hai nhưng chủ yếu là thuộc về ngữ âm. Tiếng Tày vùng “chuẩn” gồm Hồ An (Cao Bằng), Bạch Thơng (Thái Nguyên). Giai đoạn cổ đại người Tày chưa có chữ viết, giai đoạn cận đại người Tày mới có chữ viết nhưng đó mới chỉ là chữ Nơm. Sau này người Tày mới có chữ viết dạng La tinh [21, tr.194].

a) Chữ Nôm Tày

Chữ Nôm Tày ra đời vào khoảng thế kỉ thứ XV. Có học giả cho rằng chữ Nơm Tày đã xuất hiện thế kỉ II sau Công nguyên (thời Sĩ Nhiếp). Tuy nhiên đây cũng chỉ là giả thuyết, chưa có cơ sở chắc chắn. Qua các văn bản được ghi chép bằng chữ Nơm Tày thì có thể thấy loại chữ này được hoàn chỉnh và được sử dụng rộng rãi vào thời nhà Mạc (trong thời gian nhà Mạc cố thủ tại Cao Bằng non một thế kỉ). Chữ Nôm Tày chưa được dùng phổ biến trong cộng đồng Tày mà chỉ được một số người sử dụng. Về cơ bản chữ Nôm Tày đã sử dụng các cách ghi của chữ Hán (chữ ghi ý) với những thay đổi bổ sung nhất định để ghi âm tiếng Tày. Chữ viết Nôm Tày thường được dùng để ghi chép các truyện thơ, chẳng hạn: 5 tập truyện thơ Nôm - in trong Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam... Chữ Nơm Tày cịn được dùng để ghi các bài hát (then), bài cúng, gia phả, hiện đang lưu truyền trong nhân dân.

Có thể nói, chữ Nơm Tày đã góp phần bảo lưu và gìn giữ một kho tàng tri thức và văn nghệ truyền thống rất quan trọng của người Tày.

b) Chữ viết Tày tự dạng La tinh

Chữ viết Tày tự dạng Latinh đã xuất hiện tự phát từ thời kì kháng chiến chống Pháp và đã được dùng trong cuộc vận động nhân dân Tày tham gia kháng chiến, giành độc lập. Đến năm 1961, phương án chữ viết Tày mới được nghiên cứu hồn chỉnh và được Chính phủ phê chuẩn. Từ đó, chữ viết Tày được sử dụng và phát triển mạnh vào những năm sáu mươi của thế kỉ XX. Phong trào học và sử dụng tiếng nói, chữ viết Tày phát triển rầm rộ ở Khu tự trị Việt Bắc. Đây là thời kì phát triển nhất của tiếng Tày. Khi đó, tiếng nói và chữ viết Tày đã được sử dụng rộng rãi trong các văn bản phát thanh, tài liệu tuyên truyền, văn học nghệ

thuật… Đã có các tạp chí văn nghệ, báo chí bằng chữ Tày xuất hiện. Học sinh phổ thơng được học chữ Tày… Sau khi được ban hành, chữ Tày đã phát huy được chức năng của mình trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong giáo dục, tiếng và chữ Tày (tự dạng Latinh) được giảng dạy từ năm học 1962 - 1963 với hàng ngàn học sinh và hàng trăm lớp học. Năm học 1967 - 1968, thời điểm này phong trào học tiếng và chữ Tày lên cao, có tới hơn 1000 lớp học, trên 37.000 học sinh cấp 1 và 25.000 học sinh vỡ lòng.

Tuy nhiên, đến năm 1969 - 1970 phong trào dạy và học tiếng và chữ viết Tày giảm dần. Việc dạy và học chữ Tày cịn được duy trì ở một số trường của huyện Bạch Thơng (Thái Nguyên), Tràng Định của Lạng Sơn. Năm 1978, việc dạy tiếng và chữ Tày trong các trường phổ thông chấm dứt.

Trong lĩnh vực văn hố văn nghệ, tình trạng sử dụng chữ Tày cũng như vậy. Thời kì đầu, chữ Tày được dùng trong sáng tác văn học, in ấn trên các báo và ghi các tác phẩm văn học, nghệ thuật của địa phương như: Tiểng lượn Pác Bó của Cao Bằng, Văn nghệ Lạng Sơn của Lạng Sơn… Nhưng vào cuối những năm 70, phong trào lắng dần.

Thực tế cho đến nay, chữ Tày tự dạng latinh vẫn được sử dụng để ghi chép hàng ngày và đặc biệt là được dùng trong sáng tác văn học nghệ thuật và dịch thuật. Bản dịch Truyện Kiều bằng tiếng Tày của dịch giả Thân Văn Lư (xuất bản năm 2006) đã được ghi lại bằng chữ Tày tự dạng Latinh.

Trong luận văn này các ví dụ tiếng Tày sẽ được trình bày bằng chữ Tày tự dạng Latinh nói trên.

1.7.2.4. Đặc điểm về từ vựng

Xét về nguồn gốc, kho từ vựng tiếng Tày có hai bộ phận cơ bản: bộ phận thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái và bộ phận từ vay mượn. Cụ thể:

Bộ phận thứ nhất: từ ngữ thuần Tày.

Đây là lớp từ ngữ cơ bản nhất, chiếm vị trí chủ đạo, được dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng... như tha vằn “mặt trời”, đin “đất”, hin “đá”, phân “mưa”, …

Từ ngữ vay mượn vào tiếng Tày chủ yếu trực tiếp từ tiếng Hán. Ví dụ: “hài xảo “giầy cỏ”, cảng chá “mặc cả”, tảo lị “đạo lí”…

Từ vay mượn của tiếng Việt, hoặc được vay mượn qua tiếng Việt. Ví dụ:

chính phủ, mít tinh, năng suất, sinh vật, đạ “đã”, sẹ “sẽ”, hịm “cái hịm”,... 1.7.2.5. Đặc điểm về tình hình sử dụng ngơn ngữ

Từ lâu, tiếng Việt đã được các dân tộc thiểu số trong nước, trong đó có người Tày sử dụng như một ngôn ngữ chung, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc. Trên thực tế, đến nay, tiếng Việt đã đi vào mọi mặt đời sống của dân tộc Tày. Ở đa số các vùng, năng lực song ngữ Tày - Việt của người Tày khá tốt, đặc biệt lớp trẻ có trình độ tiếng Việt khá thành thạo. Kết quả khảo sát của Ban dân tộc tỉnh Lạng Sơn năm 2007 cho biết: ở huyện Lục Bình tỉnh Lạng Sơn, số người Tày sử dụng thành thạo tiếng Việt chiếm 87% (trong đó có 19% sử dụng tiếng Việt thành thạo hơn tiếng mẹ đẻ). Đó là một thơng tin đáng mừng đồng thời cũng rất đáng lo ngại. Rõ ràng ở đây có một lời cảnh báo rằng, hiện nay, nhiều thanh thiếu niên Tày không biết sử dụng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, tiếng Tày đang trong tình trạng cần được bảo tổn trước khi có những biện pháp thúc đẩy nó phát triển. Đó cũng là tình trạng chung ở nhiều vùng người Tày hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 39 - 43)