Khái niệm từ nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 29 - 32)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Khái niệm từ nghề nghiệp

1.3.1. Vị trí của từ nghề nghiệp trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ

Từ vựng tiếng Việt bao gồm nhiều lớp hạng khác nhau. Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của các từ có thể chia từ vựng tiếng Việt thành: từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ.

Từ vựng toàn dân là những từ được tồn dân hiểu và sử dụng. Hay, đó là những từ thuộc vốn từ chung của tất cả những ai nói và sử dụng tiếng Việt. Lớp từ vựng cơ bản và quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ.

Từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ là những từ chỉ được dùng ở một hoặc một vài địa phương. Các từ vựng hạn chế không đối lập với các từ vựng tồn dân mà có sự tương tác qua lại trong việc sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng. Cụ thể, các từ địa phương tồn tại bên cạnh từ vựng tồn dân nhằm góp phần đáp ứng sự đa dạng của sự vật tồn tại trong cộng đồng. Các nhóm từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ như: từ địa phương, từ nghề nghiệp, tiếng lóng, thuật ngữ.

Từ nghề nghiệp là một trong những bộ phận của từ vựng tiếng Việt. Chính vì vậy, từ nghề nghiệp cũng được nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam quan tâm tìm hiểu.

Trước tiên, để hiểu có cái nhìn chung về từ nghề nghiệp, chúng tôi xin dẫn ra quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp về từ nghề nghiệp “Từ ngữ nghề nghiệp là

những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thường được những người cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người khơng làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như khơng sử dụng chúng. Do đó, từ ngữ nghề nghiệp cũng là lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội” [24, tr. 309].

Từ việc phân tích trên có thể thấy vị trí của từ nghề nghiệp trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ như:

- Từ nghề nghiệp là một lớp từ trong từ vựng tiếng Việt.

- Từ nghề nghiệp được những người cũng trong một ngành nghề sử dụng. Vì vậy, nó hạn chế về mặt xã hội.

- Tuy hạn chế về mặt xã hội nhưng từ nghề nghiệp là những tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế. Nó khơng có từ đồng nghĩa trong ngơn ngữ tồn dân. Vì vậy, từ nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân khi những khái niệm riêng của nghề nào đó trở thành phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội.

Từ nghề nghiệp là một lớp từ nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và nó những điểm tương đồng và khác biệt so với các lớp từ khác trong tiếng Việt. Để thấy rõ đặc điểm của từ nghề nghiệp thì cần phân biệt nó với các lớp từ vựng khác như: từ vựng toàn dân, từ địa phương, tiếng lóng và thuật ngữ.

- Từ vựng tồn dân và từ nghề nghiệp: nếu từ toàn dân là vốn từ chung của tồn dân hiểu và sử dụng cịn thì từ nghề nghiệp lại thường được những người cùng làm trong một ngành nghề đó sử dụng. Như vậy, phạm vi sử dụng của từ vựng toàn dân lớn hơn từ nghề nghiệp. Đồng thời, từ nghề nghiệp sẵn sàng bổ sung lượng từ nhất định trong vốn từ của mình cho từ tồn dân trong trường hợp khơng có từ đồng nghĩa.

- Từ địa phương và từ nghề nghiệp: điểm giống nhau là cả hai đều thuộc lớp từ vựng dùng hạn chế. Cụ thể, các lớp từ này chỉ được dùng trong một phạm vi, một vùng ngơn ngữ nhất định và chúng có khả năng bổ sung vốn từ của mình cho từ toàn dân khi cần. Điểm khác nhau, nếu từ địa phương được dùng ở phạm vi rộng (vùng dân cư) thì từ nghề nghiệp lại có phạm vi nhỏ hơn bởi trong một vùng dân cư có rất nhiều ngành nghề khác nhau cùng tồn tại.

- Tiếng lóng và từ nghề nghiệp: điểm giống nhau là cả hai đều thuộc lớp từ vựng dùng hạn chế. Nếu từ nghề nghiệp là từ được dùng trong phạm vi một nhóm đối tượng cùng một ngành nghề sử dụng thì tiếng lóng lại là bộ phận từ vựng tồn tại trong tất cả các nhóm đối tượng. Điểm khác nhau: tiếng lóng ra đời do mục đích của một bộ phận người tạo ra để chỉ những sự vật, hiện tượng bên cạnh các từ tồn dân đã có. Tiếng lóng tồn tại phụ thuộc vào mơi trường, hồn cảnh và bản thân những tầng lớp xã hội tạo ra nó và nội hàm ý nghĩa biểu hiện của tiếng lóng là để giữ bí mật. Từ nghề nghiệp là tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế và vì thế nó khơng có từ đồng nghĩa trong ngơn ngữ tồn dân.

- Thuật ngữ và từ nghề nghiệp: điểm giống nhau là cả hai đều thuộc lớp từ vựng hạn chế và được dùng trong một ngành nhất định. Điểm khác nhau: nếu

như từ nghề nghiệp có tính cụ thể và gợi hình cao hơn bởi nó gắn với hoạt động sản xuất trực tiếp thì thuật ngữ lại chỉ mang ý nghĩa khái quát. Tuy nhiên, từ nghề nghiệp do mức độ mang ý nghĩa khái quát thấp nên khơng mang tính quốc tế cịn thuật ngữ có khả năng biểu thị khái niệm cho một ngành khoa học, kĩ thuật,… nên mang tính quốc tế. Đồng thời, từ nghề nghiệp mang tính khẩu ngữ, hội thoại thì thuật ngữ lại mang tính khoa học, phong cách nói.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 29 - 32)