Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.3. Đặc điểm từ ngữ múa rối cạn về cấu tạo
2.3.1. Thống kê từ ngữ múa rối cạn
Dựa vào kết quả thống kê và phân loại các từ ngữ múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa, Thái Ngun. Chúng tơi tiến hành phân loại từ ngữ múa rối cạn theo đặc điểm cấu tạo, kết quả cụ thể:
Các nhóm từ ngữ Tổng Từ Cụm từ Từ đơn Từ phức Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Công cụ chế tác 50 13 4.22 28 9.09 9 2.92 Công đoạn chế tác 64 28 9.09 26 8.44 10 3.25 Con rối 90 40 12.99 34 11.04 16 5.19
Quá trình biểu diễn 104 18 5.85 58 18.83 28 9.09
Tổng 308
(100%)
99 32.15 146 47.4 63 20.45
Từ bảng thống kê, phân loại các từ ngữ múa rối cạn, chúng tơi có thể nhận định:
Các đơn vị là từ đơn ít hơn so hẳn so với các đơn vị định danh bằng hình thức ghép. Cụ thể, từ đơn có 99 từ /308 từ ngữ, chiếm 32.15%; từ phức có 146 từ/308 từ ngữ, chiếm 47.4%; cụm từ có 63 cụm từ/308 từ ngữ, chiếm 20.45%.
Ví dụ như:
- Các từ đơn: bủa “cái búa”, khoan “cái rìu”, Pja “con dao”, tủi “cái dùi”, xét “búa đinh”, xích “thước”, síu “đục”, vẳn “khoét”, thơm “sơn”, pổi “quét”,
vài “trâu”, thưa “hổ”, Pùa “vua”, mổn “quân rối”, loọc “cái mõ”, Fục “chiếu”, tàn “đàn”, mèn “thanh la”, mủa “múa”,…
- Các đơn vị phức: bút vè “bút vẽ”, cửa mặy “cưa gỗ”, mặng lắm “gỗ
tươi”, mì vừn “than củi”, slíu mẻ “đục chàng”, slíu mồn “đục trịn”, xích vẹp
“thước kẻ”, tổng đèn “phao dầu”, hắt việc “tạo hình”, khơn sàu “lông mày”, Pú ké “ông già”, pu kấy/ tắc kè “tắc kè”, loỏng tắc kè/ pu kấy “bắt tắc kè”, pái mưa “sân múa”,…
- Các cụm từ: cọ mạy mục “cây thừng mực”, tua tò hua “con rối đầu”, tua tò đăm “con rối đen”, phuối cằm tò “giáo trị mồi”, tải éc vài “cái óc ách trâu”, cần lỉn nhạc “người chơi nhạc”, mủa phuổi tò choang “Múa giáo trống cơm”,…
2.3.2. Đặc điểm cấu tạo
Về đặc điểm cấu tạo, các từ ngữ múa rối cạn của người Tày có các hình thái khác nhau như:
- Từ chỉ gồm một thành tố (từ đơn): Pja “con dao”, tủi “cái dùi”, phón
“vơi”, phun “gọt”, xích “thước”, síu “đục”, vẳn “khoét”, thơm “sơn”, pổi
“quét”, tha “mắt, vài “trâu”, lủa 2 “máng gỗ”, rứa “áo”, thưa “hổ”, rọi “xiên”, pưa “mũi tên”, Pùa “vua”, mổn “quân rối”, chược “dây thừng”,… Có 99 từ thuộc loại này.
Các từ đơn tiết trong bản thân từ khơng có các quan hệ ngữ pháp. Xét trên phương diện cấu tạo từ thì phần lớn các từ đơn tiết trên đều có khả năng trở thành những hình vị để tạo thành những đơn vị phức. Chẳng hạn, từ đơn pja (dao) khi trở thành hình vị và tham gia vào phương thức ghép sẽ tạo nên là các từ ngữ chỉ các loại dao như: pja boỏng (dao chuôi liềm), pja phay (dao phay), pja sliểm (dao nhọn), pja kho (dao quắm), pja cap (dao rựa)….
- Từ gồm nhiều thành tố chỉ múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa xét về phương diện nghĩa đều thuộc loại ghép phân nghĩa, trong đó một thành tố chính (TTC - C) và một hoặc nhiều thành tố phụ (TTP - P). Theo đó, có thể đưa ra mơ hình cấu tạo chung là: C - P hoặc C - P1 - P2 hoặc, C - P1 - P2 - P3,…. Trong các mơ hình trên: Thành tố chính biểu thì chủng loại, thành tố phụ biểu thị các đặc điểm cụ thể, có vai trị phân nghĩa (màu sắc, hình dáng, kích thước, chức
năng,…). Hay các đơn vị được cấu tạo thuộc loại ghép này thường được tạo nên
từ cách ghép phụ nghĩa: thành tố phụ bổ sung hoặc giải thích cho thành tố chính. Để chứng minh cho nhận xét trên, có thể đưa ra một số kiểu cấu tạo các từ ngữ chỉ múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa như sau:
Kiểu 1: ghép một thành tố chính với một thành tố phụ. Mơ hình: C P Slíu (đục) mẻ (chàng) Slíu (đục) tậc (con) Thửa (áo) đeng (đỏ) Tua (con) tò (rối) Lao (lão) thầu (trùm)
Trong mô hình trên, TTC (slíu, thửa, tua, lao,…) đứng phía trước so với thành tố phụ; thành tố phụ (mẻ, tậc, đeng, tị, thầu,…) đứng vị trí phía sau so với thành tố chính. Các thành tố phụ là các đặc điểm cụ thể, bổ sung ý nghĩa và đặc điểm cho thành tố chính.
Các ví dụ khác như: slíu mẻ “đục con”, tủa toóc “cái búa”, theo lếch “que
sắt”, tua lình “con khỉ”, tua mả “con ngựa”, pín khửu “leo lên”, pín lịng “leo xuống”, pín Mảy “leo cây”, mủa choang “cái trống”, tuyển tị “tích trị”,…
gồm có P1 và P2. Mơ hình:
C - P (P1 - P2)
Lễ (lễ) [lồng (xuống) tồng (đồng)] Mủa (múa) [tò (rối) lần (dây)] Tua (con) [tò (rối) đăm (đen)]
Ở kiểu ghép này, thành tố chính đứng trước; thành tố phụ bao gồm một tổ hợp gồm hai thành tố phụ khác nhau kết hợp để bổ sung ý nghĩa, đặc điểm cho thành tố chính. Các ví dụ khác như: theo phiay eng “que tre nhỏ”, cọ thừng mục
“cây thừng mực”, tua tò hua “con rối đầu”, tua tò khao “con rối trắng”, tải éc
vài “cái ách trâu”, rứa rì căm “áo dài thâm”, mạy múa tò “que điều khiển”,
mủa tò mư “múa rối tay”, kín lao keo “hút thuốc lào”,…
Kiểu 3: ghép một thành tố chính C với một thành tố phụ P, trong đó P gồm có P1, P2 và P3.
Mơ hình:
C - P1 - P2 (P2.1 - P2.2)
Mủa (múa) phuối (giáo) choang (trống) khẩu (cơm) Tua (con) tò (rối) hua (đầu) tàn (đàn)
Kiểu ghép này có trật tự gốm: thành tố chính đứng trước; thành tố phụ 1 (P1) bổ sung ý nghĩa trực tiếp cho thành tố chính; thành tố phụ 2 (P2) gồm 1 thành tố phụ giữ vai trị chính trong tổ hợp (P2.1) và thành tố phụ giữa vai trò thành tố phụ 2.2 (P2.2.) nhằm bổ sung ý nghĩa cho P2.1. TTP2 là tổ hợp bổ sung ý nghĩa, đặc điểm cho tổ hợp C + P1. Các ví dụ khác: mủa phuối choang cải “múa giáo trống cái”, pài cần lỉn nhạc “bộ phận chơi nhạc”, pài cần mủa tò “bộ
phận diễn trò”,…
người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên có thể rút ra nhận xét như sau:
Thứ nhất, các từ ngữ múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa có thể được
cấu tạo bằng 3 kiểu ghép: C + P; C + P (P1 + P2); C + P1 + P2 (P2.1 + P2.2). Các mơ hình trên đều được cấu tạo theo kiểu ghép C - P, trong đó các thành tố chính đều là các hình vị có nghĩa. Các thành tố phụ thường là có nghĩa bổ sung cho thành tố phụ và các hình vị này thường có nghĩa. Tuy nhiên có một số trường hợp thành tố phụ mất nghĩa hoặc khơng có nghĩa trong tổ hợp định danh này.
Thứ hai, thành tố chính giữ vai trị là thành tố gốc chỉ sự vật. Vì vậy, thành
tố chính ln là các danh từ chỉ loài/ giống chung. Các thành tố phụ giữ vai trò là các thành tố làm rõ một trong các đặc điểm của thành tố chính nhằm làm rõ và khu biệt thành tố chính. Vì thế, thành tố phụ nhỏ hơn thành tố chính và thường là các đơn vị chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái,…
Thứ ba, kiểu kết hợp thứ 3 thường xuất hiện ở nhóm từ chỉ q trình biểu
diễn. Trong đó, thành tố phụ thứ 2 ln là một tổ hợp trong đó thành tố phụ 2.1 có đặc điểm giống thành tố chính, thành tố phụ 2.2. có đặc điểm giống thành tố phụ 1. Cả thành tố phụ 2.1 và thành tố phụ 2.2 làm thành tổ hợp thành tố phụ 2 bổ sung nghĩa cho tổ hợp thành tố chính và thành tố phụ 1. Hay, hai tổ hợp thành tố chính - thành tố phụ 1 và thành tố phụ 2 (thành tố phụ 2.2 - thành tố phụ 2.2) là các tổ hợp chỉ sự vật cụ thể được ghép với nhau để tạo ra mọt tổ hợp có tính cụ thể hơn.