Khái niệm định danh và các phương thức định danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 32 - 33)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Khái niệm định danh và các phương thức định danh

1.4.1. Khái niệm định danh

Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng của đơn vị cơ bản của ngơn ngữ, đó là từ. Chức năng định danh được coi là một trong các tiêu chí để xác định từ. Sự hình thành những đơn vị ngơn ngữ có chức năng định danh nghĩa là dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan để tạo nên những khái niệm tương ứng về sự vật, hiện tượng dưới hình thức là các từ, tổ hợp từ, thành ngữ, câu. Thuật ngữ “định danh” có nguồn gốc từ tiếng la tinh có nghĩa là “tên gọi”. Thuật ngữ này biểu thị kết quả của q trình gọi tên. Đó là chức năng của đơn vị có nghĩa của ngơn ngữ. Đối tượng của lý thuyết định danh là nghiên cứu mô tả những quy luật về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về tác động qua lại giữa tư duy - ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình định danh. Tìm hiểu vai trị của nhân tố con người trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ hiện thực - khái niệm - tên gọi. Lý thuyết định danh phải nghiên cứu, mô tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác. Hiện thực khách quan được hình dung như là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là như tồn bộ các thuộc tính được chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham gia như là cái biểu nghĩa của tên gọi. Còn tên gọi được nhận thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn trong nhận thức tương ứng với một cấu trúc cụ thể của ngơn ngữ đó. Chính mối

tương quan giữa cái biểu nghĩa, cái biểu vật và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh.

1.4.2. Các phương thức định danh

Có thể quy phương thức định danh thành hai loại lớn: Định danh dựa trên hình thức và định danh dựa trên nội dung.

Định danh dựa trên hình thức phản ánh đặc điểm hình thức của cơng cụ được con người nhận biết. Những đặc điểm hình thức bao gồm các thuộc tính:

to, nhỏ, lớn, bé, dài, ngắn, cong, thẳng... và màu sắc.

Định danh dựa trên nội dung phản ánh đặc điểm về chức năng của công cụ được con người nhận biết.

Từ ngữ có thể được định danh theo phương thức hình thức, có thể được định danh theo phương thức nội dung và cũng có thể được định danh theo sự kết hợp của cả hình thức và nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 32 - 33)