Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.6.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Một ngơn ngữ nhất định tồn tại ln có mối quan hệ chặt chẽ với ngơn cảnh văn hóa - xã hội. Nếu người tham gia giao tiếp không chú ý tới yếu tố văn hóa trong ngơn ngữ, rất khó để giao tiếp thành cơng ngơn ngữ đó.
Để hiểu rõ mối quan hệ này, trước tiên chúng tôi xin đưa ra quan niệm về ngôn ngữ và văn hóa:
Ngơn ngữ là cơng cụ của hoạt động giao tiếp, là phương tiện tư duy của con người. Nói như tác giả Emmitt & Pollock (1990) thì: “Ngơn ngữ là một hiện
tượng phức tạp và trừu tượng mà có thể được nhận biết thơng qua các mã bằng lời nói và khơng bằng lời nói”. Điều này chỉ rõ, ngôn ngữ được sử dụng để giao
tiếp, truyền đạt nghĩa tới người nghe, thiết lập và duy trì các mối quan hệ giữa con người với con người. Theo đó, tác giả Halliday (1985), phân loại ngơn ngữ
thành ba chức năng chính: Chức năng tư tưởng (ideational function): liên quan đến trải nghiệm của người nói hoặc người viết về thế giới thực; Chức năng liên nhân (interpersonal function): để thiết lập các mối quan hệ xã hội giữa con người với nhau; Chức năng ngôn bản (textual function): liên quan đến các ngơn bản nói hoặc viết phù hợp với một tình huống cụ thể.
Có rất nhiều quan niệm về văn hóa được nêu. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi đưa ra quan niệm của tác giả Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con nguời sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [38, tr.27].
Dựa trên các quan niệm về ngơn ngữ và văn hóa nêu trên, chúng tôi nhận thấy: mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa có một mối quan hệ tương tác lẫn nhau và được xác định một cách cụ thể. Nói như Sapir thì đó là mối quan hệ “vơ
cùng chặt chẽ, tới mức mà ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu khơng có kiến thức về cái kia” (Sapir, 1991).
Theo tác giả Brown (1996), ngơn ngữ là một phần của văn hóa và văn hóa là một phần của ngơn ngữ, cả hai đan xen nhau để cái nọ không tách khỏi cái kia mà không mất đi ý nghĩa của ngơn ngữ hay văn hóa.