Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.6.2. Biểu tượng văn hóa
Trong cuốn “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, các tác giả Jean Chevalier và cộng sự đã nhận định: “Thời đại khơng có biểu tượng là thời đại
chết, xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết. Một nền văn minh khơng cịn có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ cịn thuộc về lịch sử”.
Biểu tượng là hình thức cao của nhận thức, giúp ta lưu giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt. Biểu tượng không
nhất thiết phải mang ý nghĩa chính trị hay tư tưởng cao siêu mà nhiều khi là ước mong, hy vọng bình thường của loài người. Chẳng hạn, chim bồ câu là biểu tượng của hồ bình hay một cơng trình kiến trúc là “hình ảnh sáng tạo nghệ thuật có ý
nghĩa tượng trưng”. Như vậy, một đặc trưng tự nhiên tiêu biểu cho nơi nào đó
hay thậm chí là một món ăn độc đáo… đều có thể được coi là biểu tượng. Qua thời gian nhiều biểu tượng đã trở thành di sản văn hóa quốc gia hoặc di sản thế giới.
Trong quá trình nhận thức của con người, mặc dù biểu tượng chỉ là hình thức phản ánh cảm tính của cá nhân nhưng con người có mối quan hệ một cách gián tiếp qua hình thái ngơn ngữ mang nội dung xã hội, ln tri nhận được. Vì vậy, theo tác giả Nguyễn Văn Chiến thì việc nghiên cứu văn hóa học, trong một số những từ văn hóa điển hình cần tập trung vào các biểu tượng văn hóa liên quan đến q trình biểu trưng hóa bằng hình ảnh liên tưởng. Điều này, một mặt xác định vị trí của sự hiện diện các sự kiện ngơn ngữ nói chung; mặt khác xác định cấu trúc ngữ nghĩa của từ phản ánh những đặc trưng văn hóa tộc người trong chính những từ cụ thể.