Đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua hoạt động diễn xướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 63 - 115)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.4. Đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua hoạt động diễn xướng

và biểu diễn trong múa rối cạn

Rối cạn Định Hóa cịn là một phương tiện thể hiện thế giới tâm linh của người Tày ở Định Hóa cầu mong mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt. Múa rối cạn của Định Hóa thường được trình diễn trong các lễ hội ở Định Hóa như lễ lồng tồng (lễ Xuống đồng). Nói cách khác, rối và lễ hội ở Định Hóa có quan khăng khít, có rối thì có lễ hội, và có lễ hội rối mới được thể hiện hết những giá trị của nó.

Múa rối cạn ở Định Hóa là sáng tạo của người Tày ở Thẩm Rộc và Ru Nghệ nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày ở Định Hóa. Tín ngưỡng của người Tày là một thành tố quan trọng của văn hóa dân tộc Tày Định Hóa và múa rối cạn của họ cũng chính là một biểu hiện cụ thể của văn hóa cộng đồng của đồng bào Tày Định Hóa. Vì vậy ở múa rối cạn Định Hóa đã hàm chứa đầy đủ những giá trị văn hóa của cộng đồng, đó là nhằm thỏa mãn những nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Tày ở Định Hóa. Những giá trị văn hóa này sẽ trường tồn trong đời sống văn hóa của cộng

đồng người Tày ở Định Hóa và theo thời gian giá trị ấy nếu được bảo vệ sẽ có sức lan tỏa đến các dân tộc khác không chỉ ở Định Hóa mà cịn ở địa phương khác nữa.

Từ múa rối cạn dân tộc Tày ở Định Hóa khán giả nhận thức thấy múa rối cạn đã gắn với tín ngưỡng thờ cúng thần nơng. Các câu truyện kể hay lời giáo đều nói về con người từ thuở hồng hoang bước vào lao động nông nghiệp và nhờ ơn vua, chúa, thần thánh mà biết mổ cây để làm cày, bừa, dạy dân làm ruộng… ( bài giáo của phường Ru Nghệ) Cũng từ múa rối cạn Định Hố mà ta biết được sự tích của các vật dụng phổ biến như: Xiêm, đèn, pháo…

Múa rối cạn Định Hóa là nơi chứa đựng những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp: Tháng ba tháng tư; Bắt đầu làm ruộng (bươn tham, bươn thí; Có khí hắt na). Theo quan niệm dân gian của đồng bào Tày khi tắc kè kêu là trời mưa. Có lẽ trong trò diễn, tắc kè được coi là biểu tượng của thiên nhiên còn người bắt tắc kè là tượng trưng cho lồi người. Cuộc rình đuổi bắt tắc kè có lẽ cũng thể hiện việc con người muốn chinh phục tự nhiên, để tự nhiên phục vụ con người và như vậy có lúc con tắc kè ( có lẽ do tức giận trước việc con người cứ rình bắt mình) nên đã tấn cơng lại con người (pú cấy) và buộc con người phải lùi lại. Nhưng cuối cùng con người nhờ sự khéo léo và kiên trì cũng đã bắt được tắc kè, đó là sự dung hoà, hoà hợp giữa con người và tự nhiên. Kết thúc trò diễn như vậy đem lại cho người xem một tâm trạng thoải mái, yên tâm.

Thơng qua múa rối cạn Định Hố, khán giả cũng nhận thức được rằng các nghệ nhân múa rối cạn truyền thống ở Định Hố là những người nơng dân sản xuất nông nghiệp nên thường đem kinh nghiệm lao động sản xuất của mình lồng ghép vào các câu hát và để biểu diễn để phục vụ cho bà con nhân dân với khát vọng cầu mong mùa màng tươi tốt. Chính điều này làm cho múa rối cạn ở đây tuy ít điêu luyện nhưng lại thu hút được lòng yêu mến của đồng bào. Biểu diễn dù chỉ là một trò ( như ở Ru Nghệ) và trong diễn xuất còn sơ lược, vụng về, chất phác, nhưng vẫn được đồng bào khán giả tán thưởng vì họ khơng lấy nghệ thuật

làm cứu cánh mà chủ yếu để làm vui người, vui mình trong những ngày hội hè, đình đám.

Rối cạn Định Hố mang tính địa phương rõ rệt và có đối tượng phục vụ rộng rãi. Trong phường Ru Nghệ, lời giáo được viết bằng tiếng Tày, đơi lúc có xen lẫn các câu tiếng Kinh nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được ý nghĩa, tình tiết của câu chuyện qua các động tác của người diễn. Ở phường Thẩm Rộc, tuy lời văn hoàn toàn bằng tiếng Kinh nhưng các nghệ nhân lại đều là người Tày vì phường rối biểu diễn một cách chuyên nghiệp hơn, được nhiều nơi mời đến hơn nên việc dùng tiếng phổ thông là thuận tiện và cũng vì đối tượng phục vụ của phường thường là tầng lớp trên (là các vị chức sắc trong làng, xã). Phường rối cạn dân tộc Tày không những chỉ phục vụ cho đồng bào Tày mà cả dân tộc Kinh, Nùng, Dao, San Chí, Cao Lan … xung quanh cũng đều yêu thích.

Hàng năm hội Lồng Tồng (hội Xuống đồng) là lễ hội lớn nhất của người Tày ở Định Hóa. Phần lễ là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận, gió hịa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, đời sống ấm no. Để tham gia, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng của mình (có nhà làm tới vài chục mâm). Mâm cỗ ngồi bánh kẹo cịn có các món ăn được chế biến cơng phu với những mâm xơi ngũ sắc, quả cịn bằng vải màu, gà trống luộc, “péng ho” (bánh chưng)…Xôi đỏ tượng trưng cho mặt trời, xôi vàng tượng trưng cho mặt trăng, hộp ngũ sắc đựng những hạt giống mong cho mùa xuân mới được ấm no, sinh sôi nảy nở, an lành…Buổi sáng hơm diễn ra lễ hội Lồng tồng các gia đình đội mâm ra thửa ruộng lớn nhất trên cánh đồng của bản để cúng.

Phần lễ bắt đầu bằng lễ cầu mùa, cầu cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hịa. Sau đó là lễ cầu phúc và lễ kỳ yên, lễ tịch điền - nghi thức bắt đầu xuống đồng cày cấy. Lễ cầu mùa của người Tày ở Định Hóa có thầy mo trịnh trọng khấn: “Đất thánh đầu xuân đốt nén nhang, khói dâng lễ vật khắp muôn phương,

niệm cầu thần chú thơng thiên địa, phúc xuống tồn dân rọi muôn đời” (Hua pi mà

đin, phúc lộc tằng dân rọi tằng tời). Sau lời khấn, tiếng chiên của bốn người (do thày cúng chọn hai nam, hai nữ) đi sau thày cầu khấn tiếp: Mong thần nông phù hộ cho dân làng. Bài khấn khá dài và bằng tiếng Tày.

Phần hội là phần vui chơi gồm có hát then, hát lượn đối đáp, múa lân, múa sư tử, kéo co, đẩy gậy, ném cịn, chọi gà, đánh đu… đặc biệt là có múa rối cạn.

Buổi diễn của phường được diễn ra trên khoảng đất rộng đủ cho dựng buồng trò, sân múa, dàn nhạc ngồi và người xem.

Hoạt động biểu diễn của múa rối cạn được chia thành:

Cách điều khiển con rối: Nghệ nhân đứng trong buồng trò (puồng tò) và dùng que điều khiển quân rối trên cao. Tuy là loại rối que nhưng được nghệ nhân sử dụng khá độc đáo: Nghệ nhân dùng que dài xâu vào mình quân rối rồi cắm đầu gốc que vào thắt lưng hoặc có thể bỏ vào túi áo (kiểu áo bà ba). Mỗi tay điều khiển một tay quân rối cử động (nghệ nhân nhìn vào mặt quân rối mà điều khiển, quay lưng ra phía người xem). Lối diễn rối que này chỉ xuất hiện ở Bình Yên vì các cơ sở rối que cổ truyền khác đều dùng que ngắn điều khiển, một tay cầm que (cắm vào mình) giữ tồn thân quân rối, một tay điều khiển các que tay quân rối được giữ chếch về phía phải. Lối diễn của Bình n tuy giải phóng được cả hai tay điều khiển quân rối của nghệ nhân nhưng toàn thân quân rối lại ln ln ở một tư thế, khơng có sự điều khiển cử động. Trị rối Bình n diễn theo lối giáo trị của ơng trùm đứng ngồi buồng trị cịn ở mức hạn chế minh họa cho lời giáo, động tác của quân rối cịn nghèo, đơn điệu. (Con hạc chỉ có cái cổ và đầu chỉ há mỏ, khép mỏ, quay đầu qua lại. Hai ông rối to bằng đầu người, cũng chỉ cử động từ cổ trở lên. Trị “Vua ra” hồn tồn khơng có qn rối nào cử động, cả năm quân đều bị cắm chặt trong một mảnh gỗ).

Trong trò phường Thẩm Rộc sinh động hơn cả là hoạt động của các con rồng, con ngựa, con tắc kè và người leo bắt nó. Hai con rồng vươn đầu, co mình, quấn đi, uốn khúc linh hoạt; ba con ngựa quay đầu, cúi cổ…

Các bài giáo: Một trong những điểm nhấn quan trọng trong múa rối cạn của người Tày ở Định Hóa, nội dung và hình thức văn học của phường rối Thẩm Rộc chủ yếu mang tính dân gian của thời đại Phong kiến thịnh và thường gồm có 5 bài giáo và các bài giáo trò. Lời giáo trò bao gồm lời hát mừng, lời kể chuyện, lời giáo các trò ngày hội, lời giáo các nhạc cụ, lời giáo các trang bị sân khấu, lời giáo các trang phục và lời giáo các trò rối. Nội dung ca tụng, cầu khấn thần thánh, chúc tụng vua quan khang thọ, dân làng giỏi giang, thi đậu, giàu có, đất nước phồn vinh, thái bình và kể sự tích các trị rối, các vật dụng, các nhân vật rối:

Giáo rối: (117 câu): Giới thiệu trò rối, lịch sử của rối và các trò của rối. Giáo trò Tiên (23 câu): Giới thiệu cô gái là người hầu hạ vua chúa, ra chúc dân làng một năm mới tốt lành, mừng dân làng được phú quý. Quân rối Tiên da trắng, môi đỏ, mặc áo xanh thể hiện sự trong sáng, tươi vui của các cô thôn nữ.

Ngồi bài giáo rối mang tính chung, bốn bài giáo sau đều đi vào giới thiệu nhân vật đứng tên trị. Bài nào cũng có lời chúc tụng, cầu mong cuộc sống giàu sang, hạnh phúc và lời văn xen kẽ giữa câu ngắn bốn chữ với câu lục bát hoặc câu nhiều chữ… một cách tự do.

Lối văn này còn được thể hiện trong các bài giáo:

- Bài giáo Pháo (260 câu) nói về nguồn gốc ra đời của pháo, ý nghĩa của việc dùng pháo: để mừng tuổi làng, mừng tuổi quan (trước đây), để thờ Đức Thánh… qua giáo pháo kể công ơn vua chúa, Đức Thánh, chúc dân làng “vật thịnh, nhân khang”.

- Múa giáo trống:

+ Bài giáo trống cơm (24 câu) là các câu chúc mừng tuổi vua chúa khang thọ:

“Trống bé đánh kêu thay

Quận công rước chạ về đây Nam nữ già trẻ đều khang thái

Mừng quan viên sức khoẻ bình an”

+ Bài giáo trống cái (37 câu) nói về nguồn gốc của trống. Trống cái tượng trưng cho vợ, trống cơm tượng trưng cho chồng, đầy tớ là phách, ràn rạt là em. Bài giáo nói về tầm quan trọng của trống cái trong lễ hội.

Âm nhạc trong múa rối cạn dân tộc Tày biểu hiện trong lời giáo, lời hát, lời thoại và nhạc gõ, nhạc gẩy… Âm nhạc trong rối cạn dân tộc Tày mang đậm tính chất tâm linh bằng việc dùng mèn đánh thành từng hồi dài (mèn thường được các thầy cúng, mo, then dùng trong cúng bái) và còn mang âm hưởng của Lượn - một loại hình dân ca của đồng bào Tày Định Hóa.

Âm nhạc trong phường trị mang đậm nét văn hóa dân tộc Tày với đàn tính, sáo đệm theo các lời giáo của ông trùm phường. Trong khi biểu diễn ông trùm bao giờ cũng cầm mèn điểm nhịp và trước khi bắt đầu trò diễn, trùm phường thường đánh một hồi mèn dài để thu hút sự chú ý của người xem và theo quan niệm của người Tày, đánh mèn còn để đánh thức các thần linh đến chứng giám.

Các nhạc cụ của phường gồm: Trống cái (chooang cải), trống cơm (choang khẩu), mèn (thanh la), sênh, sáo, đàn tính (tán tỉnh), …

Trong phần giáo Pháo, các nghệ nhân vừa múa, vừa giáo, vừa đánh sênh để mở đầu, dẹp đám. Phần giáo Trị do ơng trùm hoặc một người trong phường có giọng hát hay ra giáo chúc và đánh mèn làm nhịp. Các phần giáo sau (gồm giáo Màn, giáo Xiêm, giáo Đèn, giáo Múa…) và kể chuyện thơ đều có mèn và trống phụ họa.

Trong mỗi phần giáo đều có hai nghệ nhân vừa múa, vừa giáo và bao giờ cũng có hai câu mở đầu:

“Ớ vậy! Mà Sao!

Nhịn lặng mà nghe tôi giáo…”

Người múa mặc áo dài thâm, quần trắng, quấn xiêm gồm nhiều dải vải màu, mỗi tay cầm một cặp sênh tre. Hai người vừa làm điệu bộ, vừa gõ sênh

làm nhịp. (Sênh của phường Thẩm Rộc làm từ tre hoặc gỗ mít được kẹp ở ngón cái và một mảnh để lỏng ở lịng bàn tay. Khi gõ sênh nghệ nhân chỉ việc nắm tay lại sẽ phát ra tiếng). Điệu bộ hai người rất đăng đối, lúc tiến, lúc lui, lúc quay vòng, lúc đổi chỗ, hai tay vừa gõ sênh đưa lên, hạ xuống, đưa ra trước mặt… mình cũng uốn éo, lúc ngửa ra sau, lúc nhô lên trước, lúc nghiêng bên phải, lúc nghiêng bên trái. Người múa còn làm động tác gây cười với điệu bộ khật khưỡng, tay trái đưa ra sau, chân phải đá ra đằng trước. Cịn người kia bước rón rén, chậm chạp bằng những bước dài, chéo, hai người quay mặt vào nhau. Các điệu múa giáo đã thể hiện cái đẹp, cái uyển chuyển, cái mạnh mẽ và khỏe khoắn của toàn bộ cơ thể con người trong nhiều tư thế khác nhau cùng với tiếng giáo dứt khốt, nhịp sênh trong trẻo đã kéo đơng đảo người dân đến dự hội.

Sau lời giáo ông trùm đánh mèn, sau một hồi mèn dài dồn dập nữa thì hai nghệ nhân khác mang hai quân rối que điều khiển cho hai tay rối vung lên, hạ xuống để mở đầu, dẹp đám.

Một số tiết mục tiêu biểu của rối Định Hóa:

Phường rối Thẩm Rộc biểu diễn nhằm phục vụ cho bà con đến chơi hội ở Đình, Chùa và diễn phục vụ theo yêu cầu riêng của từng gia đình, làng xã nên trong các tiết mục chủ yếu là các lời chúc tụng: Chúc vua khang thọ, thần thánh hiển linh, vua quan từ mẫu, nhân dân no đủ, vinh hiển đỗ đạt…Chủ đề chính trong các lời giáo được lấy từ các tích truyện lịch sử Trung Quốc. Qua các tích truyện người giáo muốn thể hiện sự tơn kính của phường với làng xã, khuyên người dân kính Chúa, u Vua, tơn thờ thần thánh, chăm chỉ làm ăn.

Chương trình trị rối Thẩm Rộc gồm có các tiết mục: Các bài giáo (Giáo Trống cơm và Trống cái; Giáo Phách; Giáo Ràn rạt; Giáo Xiêm; Giáo Màn; Giáo Đèn; Giáo Múa; Giáo Pháo); Phần múa rối (Tiên - tràng - Táp - Nhồi - Thích - Thêm và bốn trị rối khơng lời: Dẹp đám - Vua ra - Sản xuất - Tắc kè); Kể chuyện lịch sử Trung Quốc (Chu Mãi Thần, Tiền Hán, Hậu Hán…); Phần hát Nhà tơ.

Phường Ru Nghệ: Khác với phường Thẩm Rộc, phường Ru Nghệ tiết mục múa rối đơn giản hơn cả về trò diễn và lời giáo:

Trị diễn: Phường chỉ có một trị duy nhất là “Loỏng tắc kè” (Bắt tắc kè cầu mưa) gồm có lời giáo, phần minh họa lời giáo bằng người thật và con rối.

Lời giáo: Bằng tiếng Tày, kể về công ơn đức Thánh, công ơn vua, ơn cha mẹ; Về cuộc sống lao động cày cấy vất vả…

Trong trị diễn của phường Ru Nghệ hình ảnh của người nơng dân được khắc họa rõ nét bằng các câu giáo tả về người cày cấy, mò cua, bắt ốc…

Trò diễn của phường là để cụ thể hóa tín ngưỡng cầu mưa của dân tộc Tày Định Hóa bằng việc con người bắt tắc kè kêu để có nước cấy trồng vì theo truyền thuyết khi tắc kè kêu trời sẽ làm mưa xuống.

Trò rối tắc kè trong hội lồng tồng của phường Ru Nghệ, xã Đồng Thịnh: Trò rối tắc kè của phường Ru Nghệ còn được gọi là “tắc kè - pú cấy” hay “loỏng

tắc kè”.

Vào ngày hội Lồng tồng, cả bản Ru Nghệ đều sửa soạn tấp nập từ đêm trước. Nhà nào cũng lo nấu nướng món ăn, thổi xơi, làm bánh để có một mâm cỗ sang đóng góp với bà con. Tài “ tài tề gia nội trợ” của các bà, các chị được dồn cả vào đấy để sao cho dân bản và khách tới dự hội thấy được cái ngon, cái khéo, cái đẹp, cái lạ, cái giàu của sản vật địa phương.

Từ sáng, trai bản đã giúp ông Lềnh, người được cử ra trông coi việc cúng hội hè, bày bàn thờ. Họ chặt cây, dựng một bàn thờ nhỏ, bày lên đó một mâm gỗ trịn trên có hai ống hương, giương hai cái lọng dựng hai bên. Ông Lềnh đốt hương và dân bản mang mâm cỗ nhà mình bày ra trước bàn thờ. Ơng Lềnh cúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người tày ở định hóa, thái nguyên (Trang 63 - 115)