Hình 1.1: Quy trình quản trị thanh khoản
Nguồn: PGS.TSTrần Huy Hoàng (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại [5]
- Xác định cung cầu thanh khoản
Hiện tại, các phương pháp đo lường thanh khoản đã và đang được phát triển như: Phương pháp chỉ số tài chính về thanh khoản, phương pháp xác xuất theo tình huống, phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn và phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn [4]. Mỗi phương pháp nêu trên đều được xây dựng dựa trên một số giả định là ngân hàng chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại
một thời điểm nhất định. Đó chính là lý do vì sao nhà quản lý thanh khoản phải luôn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh khoản mỗi khi ngân hàng nhận được thông tin mới.
Phƣơng pháp chỉ số tài chính về thanh khoản:
Việc sử dụng các chỉ số tài chính cũng là một cách để ước tính yêu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành. Mỗi chỉ số thể hiện một khía cạnh về năng lực thanh khoản của ngân hàng:
Chỉ số trạng thái tiền mặt =( ( tiền mặt+ tiền gửi NHNN + tiền gửi các TCTD khác)/ tổng tài sản ) x100%
Về mặt lý thuyết, chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh toán tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời.Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này trên thực tế quá cao thì sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống bởi vì các tài sản tiền mặt hoặc tương đương tiền thường ít đem lại lợi tức cao cho ngân hàng.
Chỉ số chứng khoán thanh khoản = (chứng khoán chính phủ/ tổng tài sản) x100%:
Các chứng khoán chính phủ bao gồm các trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Nếu chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản càng lớn thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt càng giảm.
Chỉ số trạng thái ròng của thị trƣờng liên ngân hàng = (cho vay liên ngân hàng – vay liên ngân hàng)/ tổng tài sản
Chỉ số tiền nóng = Tài sản trên TTTT/ Vốn trên TTTT
Trong đó:
Tài sản trên TTTT = Tiền mặt + Chứng khoán chính phủ ngắn hạn + cho vay quỹ liên bang + hợp đồng mua lại)
Vốn trên TTTT = Chứng chỉ tiền gửi (CD) có giá trị lớn +vay liên NH + Hợp đồng mua lại
Chỉ số tiền gửi môi giới = Tiền gửi môi giới/ Tổng tiền gửi
Trong đó Tiền gửi môi giới bao gồm các khoản tiền gửi do những người môi giới chứng khoán thay mặt khách hàng gửi vào để hưởng lãi suất. Tiền gửi môi
giới rất nhạy cảm với lãi suất do đó chỉ số này càng cao thì ngân hàng đối mặt với nguy cơ về thanh khoản càng lớn.
Chỉ số tiền gửi cơ sở = Tiền gửi cơ sở / Tổng tài sản
Trong đó tiền gửi cơ sở bằng tổng tiền gửi trừ đi các khoản tiền gửi có giá trị lớn. Tiền gửi cơ sở thường có quy mô nhỏ của khách hàng và ít bị rút vốn bất thường => Có tính ổn định khá cao
Chỉ số cấu trúc tiền gửi = Tiền gửi giao dịch/ Tiền gửi kỳ hạn
Tỷ lệ này đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu. Tỷ lệ này thấp thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và ngược lại.
Phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn:
Phương pháp tiếp cận vốn và sử dụng vốn dựa trên một thực tế là: Khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. Ngược lại, nó giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng.Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau, ngân hàng đều phải đối mặt với khe hở thanh khoản. Các giai đoạn chính trong phương pháp này gồm:
Giai đoạn 1: Ước lượng nhu cầu vay vốn và lượng tiền gửi trong giai đoạn ngân hàng ước tính trạng thái thanh khoản (giai đoạn kế hoạch).
Giai đoạn 2: Tính toán những thay đổi dự tính về cho vay và tiền gửi trong giai đoạn kế hoạch. Trong đó:
Thay đổi dự tính tổng nguồn vốn huy động là một hàm của: Tốc độ tăng trưởng dự tính trong thu nhập các nhân; Mức tăng trưởng dự tính trong doanh thu bán lẻ năm; Mức tăng cung tiền của NHNN; Tỷ lệ thu nhập dự tính từ tiền gửi trên thị trường tiền tệ; Tỷ lệ lạm phát dự tính
Thay đổi dự tính của tín dụng là một hàm của: Tăng trưởng dự tính kinh tế nơi ngân hàng hoạt động; Thu nhập của công ty; Mức tăng cung tiền của NHNN; Lãi suất cho vay; Tỷ lệ lạm phát dự tính
Giai đoạn 3: Ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng (trên cơ sở so sánh mức độ thay đổi dự tính trong cho vay và trong tiền gửi). Ví dụ:
Bảng 1.2: Ƣớc lƣợng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng
Tại đây, nhà quản trị thanh khoản của ngân hàng sẽ lập kế hoạch về các nguồn sẽ được sử dụng trong thời gian sắp tới. Đầu tiên là đánh giá dự trữ của ngân hàng về tài sản thanh khoản có thể sử dụng và sau đó quyết định những nguồn vốn mà ngân hàng có thể sẽ huy động.
Phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc vốn:
Phương pháp này dựa trên sự phân chia nguồn vốn theo khả năng có thể rút ra khỏi ngân hàng. Trước hết, tổng nguồn vốn của ngân hàng bị chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút khỏi ngân hàng (thông thường là ba nhóm: Vốn nóng, vốn kém ổn định và vốn ổn định)
Tổng nhu cầu thanh khoản (TK) sẽ được tín theo công thức:
Trong đó:
Nhu cầu thanh khoản nguồn vốn = 𝒏 [𝐓𝐋𝐢 ∗ 𝐕𝐢 − 𝐃𝐛𝐢
𝒊=𝟏 ]
Tli: tỷ lệ dự trữ thanh khoản của nguồn vốn huy động thứ i
Vi: Số dư của nguồn vốn huy động thứ i
Dbi: Dự trữ bắt buộc của nguồn vốn thứ i
Ví dụ:
Bảng 1.3: Phân loại vốn theo khả năng ổn định của nguồn vốn
Nhu cầu thanh khoản nguồn vốn = 0.90*(Nguồn vốn nóng – Dự trữ bắt buộc) + 0.3*(Nguồn vốn kém ổn định – Dự trữ bắt buộc) + 0.15*(Nguồn vốn ổn định – Dự trữ bắt buộc)
Nhu cầu thanh khoản cho vay = Nhu cầu cho vay tối đa * (1 + Mức tăng trưởng cho vay) – Dư nợ hiện tại
Đi sâu vào phương pháp này, nhà quản trị sẽ cố gắng làm rõ trạng thái thanh khoản tốt nhất và xấu nhất tiềm năng nhất mà ngân hàng có thể gặp phải và phân bổ xác suất cho tất cả các trường hợp cụ thể:
Trường hợp trạng thái thanh khoản xấu nhất: Là khi tăng trưởng trong tiền
gửi giảm đáng kể so với dự tính của nhà quản lý ngân hàng và tổng mức tiền gửi có thể thấp nhất từ trước đến nay. Đồng thời nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng chất lượng cao lại tăng đáng kể và tăng đến mức cao nhất từ trước đến giờ. Trong trường hợp này, dự trữ thanh khoản khả dụng của ngân hàng phải chịu áp lực tối đa, vì tăng trưởng trong tiền gửi không đủ tài trợ cho các yêu cầu vay vốn. Do vậy, nhà quản lý thanh khoản phải chuẩn bị cho trạng thái thâm hụt thanh khoản đáng kể và cần phải lập kế hoạch tăng nguồn thanh khoản.
Trường hợp thanh khoản ở trạng thái tốt nhất: Là khi lượng tiền gửi vượt
quá dự tính của các nhà quản lý và đạt mức cao nhất trong lịch sử. Hơn nữa, giả sử nhu cầu vay vốn hạ thấp đến mức ngoài dự tính của nhà quản trị và thấp nhất từ trước đến giờ.Trong trường hợp này, áp lực đối với dự trữ thanh khoản là thấp nhất bởi vì tăng trưởng của tiền gửi có thể đáp ứng hầu hết toàn bộ yêu cầu xin vay chất
lượng cao. Do vậy, khả năng về thặng dư thanh khoản là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhà quản lý thanh khoản phải có kế hoạch đầu tư phần vốn thặng dư nhằm tối đa hóa thu nhập cho ngân hàng.
Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn này là những ước lượng mang tính chủ quan và cơ bản dựa vào kinh nghiệm của nhà quản lý. Vì vậy, nghiên cứu phương pháp này, nhà quản trị ngân hàng phải cố gắng làm rõ trạng thái thanh khoản ở mức tốt nhất hay xấu nhất từ đó có những quyết định đúng hướng nhằm cân bằng trạng thái thanh khoản.
- Xác định mức dự trữ tối thiểu
Sau khi xác định cung cầu thanh khoản, cần tiến hành xác đinh mức dự trữ tối thiểu dựa theo mô hình sau:
Hình 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới mức dự trữ tối thiểu của TCTD
Nguồn: PGS.TSTrần Huy Hoàng (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại [5]
Đối với dự trữ bắt buộc và tỷ lệ an toàn do NHNN quy định bắt buộc các TCTD phải tuân theo. Riêng chính sách dự trữ của từng TCTD thì các ngân hàng có thể linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngân hàng.
Các dự trữ này có thể là dự trữ sơ cấp hoặc thứ cấp:
Dự trữ sơ cấp là các khoản mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi ở NHTW, tiền gửi ở các ngân hàng khác. Các khoản dự trữ này được sử dụng để dự trữ theo quy định của NHTW và đáp ứng nhu cầu bất thường về tiền mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng khác trong việc thanh toán cho ngân hàng khác trong việc thanh toán giữa các ngân hàng.
Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoản có khả năng chuyển thành tiền dễ dàng như: trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng…Dự trữ thứ cấp được dùng để hỗ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và vay mượn của khách hàng đã được dự kiến trước.
- Xác định trạng thái thanh khoản ròng
Hình 1.5. Mô hình xác định trạng thái thanh khoản ròng của NH
Nguồn: Rudolf Duttweiler, Quản lý thanh khoản trong ngân hàng [6]
Sau khi xác định cung cầu thanh khoản và các mức dự trữ cung ứng cho thanh khoản. NH cần tiến hành xác định trạng thái thanh khoản của NH bằng cách tính sau đây:
Sau khi đã xác định được trạng thái thanh khoản ròng, ngân hàng sẽ thực hiện
các quyết định đáp ứng nhu cầu thanh khoản:
Các biện pháp phòng ngừa: Nếu nhìn một cách tổng thể, rủi ro thanh khoản là một hàm gồm nhiều biến, hay nói cách khác rủi ro thanh khoản chính là cái biểu hiện ra bên ngoài của nhiều nguyên nhân (rủi ro tín dụng, tiền gửi,…). Do vậy để phòng ngừa rủi ro thanh khoản, ngân hàng cần khắc phục các nguyên nhân trước:
Nhóm tín dụng:
o Trước hết, ngân hàng cần hoàn thiện chính sách tín dụng (thiết lập danh mục cho vay hợp lý, chính sách khách hàng và chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm cho vay, cụ thể hoá chính sách TSĐB…). NLP = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản + (dư)/ - (thiếu) dự trữ thanh khoản
o Thứ hai, ngân hàng cần chuẩn hoá quy trình cho vay (cả các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay).
o Thứ ba, ngân hàng cần hoàn thiện các công tác xây dựng hệ thống nhận biết dấu hiệu rủi ro; thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô; hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ,
o Cuối cùng là công tác hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra (Xử lý nợ có vấn đề; Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay; Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng..).
Nhóm đầu tƣ: Hạn chế việc đầu tư dàn trải, đa ngành. Ngân hàng cần cân đối lại danh mục đầu tư của mình sao cho cân đối và hợp lý bởi vì việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài sản có, ảnh hưởng đến dòng tiền kinh doanh.
Nhóm tiền gửi:
o Đẩy mạnh khuyến mãi cho khách hàng khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền nhiều hơn, cần đẩy mạnh các chương trình định hướng thu hút tiền gửi.
o Cần quan tâm hơn tới những việc huy động trung và dài hạn bằng cách có những sản phẩm tiết kiệm trung và dài hạn hấp dẫn. Đồng thời, ngân hàng cần có sự quan tâm thích đáng đến nguồn vốn từ các doanh nghiệp và những tổ chức tín dụng khác, không những trong nước mà cả ở ngoài nước. Đây là nguồn cung vốn rất quan trọng giúp ngân hàng đảm bảo thanh khoản cũng như để đáp ứng cho nhu cầu tài trợ của mình. Cho nên, ngân hàng cần khai thác nguồn vốn này bằng cách tiếp tục mở rộng quan hệ với các ngân hàng trong nước và ngoài nước, nâng cao uy tín của mình trong việc vay trả cả gốc và lãi.
o Ngân hàng phải đảm bảo tốt cho khách hàng vấn đề bảo hiểm tiền gửi. Một bộ phận khách hàng, đặc biệt là những khách hàng cao tuổi rất quan tâm đến vấn đề an toàn khi gửi tiền. Nếu vấn đề này không được chú trọng, ngân hàng sẽ mất đi một số lượng khách hàng không nhỏ.
o Không chỉ mở rộng hình thức gửi tiết kiệm, ngân hàng cần chú trọng phát triển huy động bằng chứng khoán như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi cho nhu cầu ngắn hạn, và trái phiếu cho nhu cầu dài hạn. Nếu làm tốt, đây sẽ là một kênh huy động rất hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Các biện pháp tài trợ: Mặc dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi đó, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ phù hợp.
Thặng dƣ thanh khoản: xem xét việc đầu tư tạm thời để sinh lợi.
Thâm hụt thanh khoản: Các biện pháp được chia làm hai nhóm: Tự khắc phục và chuyển giao rủi ro.
oTự khắc phục: tự ngân hàng tài trợ cho sự thiếu hụt thanh khoản bằng tài sản hiện có hoặc di vay từ thị trường.
oChuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát tạo ra nhiều thực thể cùng chịu ảnh hưởng khi xảy ra trường hợp xấu thay vì chỉ một thực thể phải chịu.