Hoạt động kinh doanh hằng ngày của ngân hàng thường ẩn chứa nhiều dấu hiệu về thanh khoản. Bằng cách thu thập thông tin thường xuyên, nhận xét đánh giá tình hình, các nhà quản trị có thể nắm bắt kịp thời các các tín hiệu về thanh khoản như sau:
Đầu tiên là uy tín trong dân cƣ: Khi mà uy tín của ngân hàng bị sụt giảm,
khả năng khách hàng rút tiền với một số lượng lớn là rất cao, dễ đẩy ngân hàng vào tình trạng rủi ro thanh khoản. Do đó Sacombank cần nắm bắt kịp thời các thông tin về mức độ tin cậy của các cá nhân và tổ chức, đặc biệt là các khách hàng gửi tiền, đánh giá mức độ lòng tin của họ đối với khả năng thanh toán của ngân hàng.
Thứ hai là giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trƣờng: Vì tâm lý của nhà đầu tư trước mỗi biến động của thị trường đều được phản ánh qua thị giá của cổ phiếu nên khi thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm thường ám chỉ niềm tin của các nhà đầu tư giảm sút. Từ đó cần tìm hiểu xem liệu họ có phải họ lo ngại về tình hình hoạt động không khả quan của ngân hàng và nguy cơ khủng hoảng thanh khoản trong tương lai hay không.
Thứ ba là các mức lãi suất ngân hàng đang áp dụng: Nếu mức lãi suất
ngân hàng huy động hay mức lãi suất ngân hàng chấp nhận vay cao hơn mức lãi suất chung của thị trường một cách bất thường thì đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang thiếu vốn và phải huy động với chi phí cao. Tình trạng này báo hiệu việc thiếu cung thanh khoản dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thanh khoản trước mắt.
Thứ tƣ là giá tài sản ngân hàng bán ra: Việc ngân hàng chấp nhận bán tài
sản vội vàng với giá thấp hoặc phải chịu lỗ lớn để bù đắp thiếu hụt thanh khoản là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản. Dựa vào tần suất bán tài sản theo phương thức này, có thể suy đoán tính trầm trọng của tình hình thanh khoản. Ngoài ra có thể quan sát tần suất và khối lượng vay từ NHNN. Ngân hàng phải thường xuyên vay NHNN với khối lượng lớn để đáp ứng hoạt động kinh doanh sẽ tạo nghi ngờ từ phía NHNN và chính ban quản trị của ngân hàng về khả năng thanh khoản của ngân hàng.