2.2.4.1. Xác định nhu cầu thanh khoản
Xác định cung cầu thanh khoản qua các phân tích các chỉ số tài chính về thanh khoản và phương pháp tiếp cận nguồn vốn.
- Đo lường thanh khoản theo quy định của Sacombank dựa trên sự kết hợp hai phương pháp: Phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động. - Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản. - Phương pháp phân tích thanh khoản động là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó đưa ra chính sách quản lý thanh khoản. Hội đồng quản lý tài sản nợ có (ALCO) chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống.
Chỉ số dự trữ sơ cấp = (Dự trữ sơ cấp/ Nguồn vốn huy động) x 100%
Chỉ số dự trữ thanh toán = (Dự trữ thanh toán/ Nguồn vốn huy động) x 100% được sử dụng:
Chỉ số dự trữ sơ cấp:
ALCO quyết định chỉ số dự trữ sơ cấp của toàn hệ thống và của từng chi nhánh trong cuộc họp định kỳ.
Dự trữ sơ cấp gồm: số dư tiền mặt tại quỹ, vàng, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác.
Nguồn vốn huy động bằng tổng tài sản nợ trừ vốn chủ sở hữu.
Biểu đồ 2.3: Chỉ số dự trữ sơ cấp của Sacombank giai đoạn 2009 -2012
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tổng hợp từ báo cáo trạng thái thanh khoản ròng [9]
Chỉ số dự trữ thanh toán:
ALCO quyết định chỉ số dự trữ thanh toán và các cấu phần dự trữ thanh toán của toàn hệ thống trong cuộc họp định kỳ.
Dự trữ thanh toán = Dự trữ sơ cấp + Giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao x tỷ lệ điều chỉnh + Tiền gửi liên ngân hàng đến hạn trong 1 tháng tới.
28% 27% 20% 16% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30%
Giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao gồm tín phiếu, trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục, trái phiếu đô thị. Tỷ lệ điều chỉnh theo quy định của ALCO nhưng tối đa bằng mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cơ cấu nguồn vốn huy động của Sacombank qua các năm:
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm (ĐVT: ngàn tỷ)
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tổng hợp từ Bản công bố thông tin [9] Trong năm 2012, diễn biến tiền gửi tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực. Tính đến thời điểm31/12/2012, số dư vốn huy động của Sacombank đạt 123.753 tỷ đồng, tăng 12.239 tỷ đồng,tương ứng tăng 10,98% so với thời điểm cuối năm 2011. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế vàdân cư đạt 114.863 tỷ đồng tăng 24,29% so đầu năm.Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Sacombank trong những năm qua được giữ ở mức ổn định. Nguồn vốn huy động tập trung ở khu vực tổ chức kinh tế, dân cư với mức lãi suất huy động phù hợp.Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.Đồng thời, khả năng huy động vốn cao và ổn định cũng đã giúp Sacombank kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới hiện nay.[9]
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 1,680 1,840 2,130 0 73,398 86,412 92,417 114,863 6,548 9,120 12,441 4,685 4,450 4,512 4,526 4,205 Uỷ thác TCTD khác
TCKT& Dân Cư
Chỉ số cho vay/tiền gửi = (Cho vay/ Tiền gửi) x 100%
Chỉ số cho vay/tiền gửi:
ALCO quyết định chỉ số dư nợ cho vay /tiền gửi trong các cuộc họp định kỳ.
Cho vay: dư nợ cho vay tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính và cá nhân trước dự phòng rủi ro, cho vay các TCTD khác, đầu tư tiền gửi liên ngân hàng.
Tiền gửi: Tiền gửi của tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính và cá nhân (không bao gồm tiền gửi và vay của các TCTD khác).
Biểu đồ 2.5. Chỉ số Cho vay/Huy động của Sacombank giai đoạn 2009-2012
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tổng hợp từ Báo cáo thường niên [9]
Chỉ số Cho vay/Huy động của Sacombank năm 2012 là 79,78% tăng 8,55% so với năm 2011 (71,23%) vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Sacombank qua các năm:
64.28% 61.40% 71.23% 79.78% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ số Cho vay/Huy độngcủa Sacombank giai đoạn
Biểu đồ 2.6. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Sacombank 2009-2012 (ĐVT: ngàn tỷ)
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tổng hợp từ Báo cáo thường niên[9]
Hiệu số giữa huy động vốn và sử dụng vồn của Sacombank trong giai đoạn 2009- 2012 đều dương. Điều này cho thấy dư nợ cho vay luôn thấp hơn so với vốn huy động tác động tích cực đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, đồng thời khoảng cách giữa nguồn vốn và sử dụng vốn được thu hẹp qua các năm (2010 48.72 ngàn tỷ-> năm 2011 là 32.08 ngàn tỷ và đến năm 2012 chỉ còn 25.02 ngàn tỷ) điều này cho thấy Sacombank đã ngày càng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động để tạo lợi nhuận đồng thời luôn đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
Các chỉ số thanh khoản:
Ngoài quy định buộc các TCTD phải thành lập một bộ phận quản lý tài sản nợ và tài sản có để theo dõi khả năng chi trả của chính các TCTD. NHNN còn quy định về tỷ lệ thanh khoản đối với các TCTD như sau:
0 20 40 60 80 100 120 140
năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
86.34 126.20 111.51 123.75 55.50 77.49 79.43 98.73 30.84 48.72 32.08 25.02 Huy động vốn Sử dụng vốn Chênh lệch nguồn vốn và sử dụng vốn
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐂ó đế𝐧 𝐡ạ𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟕 𝐧𝐠à𝐲 𝐭𝐢ế𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧ợ đế𝐧 𝐡ạ𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟕 𝐧𝐠à𝐲 𝐭𝐢ế𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨 = 𝟏𝟎𝟎%
Các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Ở Việt Nam, theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ này là 9%, còn theo chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến thì vẫn là 8%. Tỷ lệ an toàn vốn được xác định như sau:
Đồng thời, các TCTD phải xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản có và kỳ hạn phải trả của tài sản nợ của từng ngày trong khoản thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau:
Tỷ lệ tối thiểu cuối mỗi ngày tổ chức tín dụng phải đảm bảo bằng 15% giữa tổng tài sản Có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả của ngày hôm sau.
Tỷ lệ tối thiểu cuối mỗi ngày bằng 100% giữa tổng tài sản Có đến hạn thanh toán và tổng nợ đến hạn thanh toán trong 07 ngày tiếp theo.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) = Vốn tự có
Tổng tài sản “Có” rủi ro
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐂ó 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐧𝐠𝐚𝐲
Biểu đồ 2.7: Hệ số an toàn vốn của Sacombank giai đoạn 2009 - 2012:
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tổng hợp từ Báo cáo thường niên [9]
Hệ số đảm bảo an toàn vốn của Sacombank luôn cao hơn so với yêu cầu từ NHNN, hệ số CAR đạt 9,97% vào năm 2010 và lên tới tới 11,66% trong năm 2011. Tuy nhiên, đã hạ xuống còn 9,53% vào năm 2012. Mặc dù vẫn còn cao hơn so với yêu cầu của NHNN nhưng qua hệ số này, ta có thể thấy khả năng thanh khoản của Sacombank đang bị ảnh hưởng xấu.
ALCO quyết định giới hạn chỉ số thanh khoản cuối mỗi ngày và giới hạn chỉ số thanh khoản trong 7 ngày tiếp theo nhưng không thấp hơn giới hạn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Chỉ số thanh khoản cuối mỗi ngày = Tổng tài sản Có thanh toán ngay/Tổng nợ phải trả của ngày hôm sau.
Chỉ số thanh khoản cuối mỗi ngày =Tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong 7 ngày làm việc tiếp theo/Tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong 7 ngày làm việc tiếp theo.
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00%
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
11.41% 9.97% 11.66% 9.53% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Bảng 2.8: Các chỉ số an toàn vốn và tỷ lệ khả năng chi trả của Sacombank
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, bảng công bố thông tin của Sacombank vào tháng 03 năm 2013 [9]
Đến thời điểm 31/12/2013, các chỉ tiêu về an toàn hoạt động của Sacombank đều được đảm bảo theo quy định của NHNN (theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010).
Tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và tổng tài sản “Nợ” có thể thanh toán ngay theo Thông tư số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD”.
Tóm lại, qua phân tích các chỉ số trên, ta có thể thấy rằng tình trạng thanh khoản tại Sacombank là tương đối ổn định. Tuy nhiên, Sacombank đang có nguy cơ đối đầu với rủi ro thanh khoản khi các chỉ số an toàn thanh toán của Sacombank trong năm 2012 có xu hướng xụt giảm. Nếu Sacombank không có những biện pháp thiết thực để suy giảm hiện trạng này, Sacombank sẽ lâm vào tình trạng thâm hụt thanh khoản trong tương lai gần.
- Phƣơng pháp phân tích thanh khoản động: Gồm các bước sau:
Lập báo cáo cung cầu thanh khoản: Bộ phận quản lý và hỗ trợ ALCO xây
dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 2 - 7 ngày, 8 ngày - 1 tháng, 1 - 3 tháng, 3 - 6 tháng.
Phân tích mô phỏng thanh khoản: Hàng tuần, bộ phận quản lý và hỗ trợ ALCO thiết lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu trong kịch bản bao gồm:
- Giả định thay đổi lãi suất.
- Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của các tổ chức tín dung khác, uy tín Sacombank…).
Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau:
- Kế hoạch cho vay mới.
- Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân. - Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá. - Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của Ngân hàng nhà nước.
- Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác.
- Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khoán có cam kết mua lại). - Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh,
cổphần…) thành tiền mặt.
Phân tích khả năng thanh khoản: Theo từng kịch bản, bộ phận quản lý và
hỗ trợ ALCO xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra; xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.
Trên cơ sở kết quả của hai phương pháp nêu trên, ALCO sẽ quyết định các biện pháp xử lý thích ứng.