J.P.Morgan – Mô hình quản trịthanh khoản có hiệu chỉnh các yếu tố thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 41 - 44)

trƣờng:

J.P.Morgan cho rằng một phương pháp tiếp cận tốt về quản thanh khoản là nền tảng cho lợi nhuận trong tương lai. J.P.Morgan đã thiết lập một chiến lược quản trị thanh khoản kết hợp được xây dựng trên nền tảng sau:

Hình 1.8: Mô hình quản trị thanh khoản của J.P.Morgan

Nguồn: J.P.Morgan – Worldwide Securies Services (2009), Creating A Sustainable Liquidity Management Strategy[29]

Chiến lược trên được xây dựng dựa trên ba thành tố sau:

Thứ nhất, duy trì thặng dư thanh khoản và mức dự trữ tiền mặt an toàn. Bất kì một mô hình quản trị thanh khoản nào cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi rủi ro tín dụng và rủi ro về đối tác cũng như rủi ro về ủy thác đầu tư. Hiểu được vấn đề này nên J.P.Morgan luôn xây dựng mức thanh khoản ròng tối ưu được xác định sau khi điều chỉnh mức thanh khoản ròng ước tính theo các mô hình đánh giá lại danh mục

bằng các thành tố rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác. Đây là bước khá quan trọng trong quy trình quản trị thanh khoản tại J.P.Morgan. Giai đoạn này áp dụng hai phương pháp ước tính chủ động và bị động. Phương pháp bị động dùng các số liệu đánh giá từ các tổ chức đánh giá hàng đầu thế giới như S&P để đưa vào hiệu chỉnh theo mô hình LVaR. Phương pháp chủ động sử dụng những phân tích bên trong và bên ngoài được tiến hành bởi đội ngũ chuyên gia của J.P.Morgan. Kết hợp kết quả của hai phương pháp này để ra quyết định mức duy trì thanh khoản cho từng đối tượng một cách chính xác nhất từ đó duy trì mức thanh khoản ròng tối ưu cho tập đoàn.

Thứ hai, xem xét khả năng cung cấp thanh khoản và xây dựng chiến lược quản trị. J.P.Morgan cho rằng không có quy trình chính xác nhất áp dụng cho tất cả các chủ thể, các quy trình cần phải được hiệu chỉnh dựa vào sự kết hợp các hoạt động kinh doanh, quy mô, mô hình kinh doanh và chu kì kinh doanh. Giải pháp được đưa ra là các nhà quản lý tại J.P.Morgan thiết kế một mô hình tập trung các dòng tiền ổn định vào một tài khoản chính, các dòng tiền chứa nhiều yếu tố rủi ro sẽ được giám sát và hiệu chỉnh các thông số hoạt động bởi người quản lý đầu tư. Cộng gộp hai thành tố trên sẽ xác định hạn mức duy trì tối ưu, mô hình này giúp J.P.Morgan tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất bởi tăng tính chuyên môn hóa hơn trong hoạt động kiểm soát rủi ro.

Thứ ba, bảo đảm khả năng duy trì thanh khoản tối ưu. Có khá nhiều phương thức duy trì thanh khoản do đó cần một chuẩn mực cụ thể để làm nền tảng mục tiêu quản lý. Quy mô đầu tư, hoạt động kinh doanh linh hoạt là hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng duy trì thanh khoản tối ưu.J.P.Morgan ước tính các danh mục đầu tư trong tương lai để điều chỉnh dòng tiền ra kết hợp với độ linh hoạt trong kinh doanh từng chi nhánh cụ thể để xác định dòng tiền vào tối ưu có kết hợp các yếu tố thị trường. Đây là cơ sở duy trì mức thanh khoản tối ưu cho J.P.Morgan.

Kết hợp ba yếu tố trên để xây dựng quy trình quản trị thanh khoản bền vững, J.P.Morgan đã thành công trong việc quản trị rủi ro thanh khoản thời kì hậu khủng hoảng 2008, và mô hình quản trị thanh khoản kết hợp hiệu chỉnh yếu tố thị trường trong tương lai vẫn đang được áp dụng tại J.PMorgan và được cung cấp cho các tổ

chức tài chính khác trên thế giới thông qua dịch vụ tư vấn của J.P.Morgan – Worldwide Securies Services..

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Công tác quản trị thanh khoản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Trong chương này, nội dung chủ yếu đề cập đến những cơ sở lý luận cơ bản trong công tác quản trị thanh khoản trong ngân hàng. Chương tập trung phân tích quá trình quản trị thanh khoản, làm rõ các công việc cần phải làm trong công tác quản trị thanh khoản trong đó gồm các bước: Hoạch định chiến lược, mô hình tổ chức thực hiện, quy trình thực hiện (trong đó bao gồm việc dự báo cung cầu thanh khoản, xác định dự trữ tối thiểu, xác định trạng thái thanh khoản ròng và từ đó đưa ra các quyết định đáp ứng nhu cầu thanh khoản) và kiểm soát quá trình thực hiện thanh khoản.

Nội dung chương 1 đầy đủ hàm lượng khoa học để làm cơ sở khung lý thuyết cho luận văn. Trên cơ sở khung lý thuyết ở chương 1, tác giả tiến hành phân tích thực trạng việc quản trị thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ở chương 2 để từ đó so sánh, đối chiếu và rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong việc QTTK tại Sacombank.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)