Các giải pháp đảm bảo cung cầu thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 85 - 90)

Hiện tại, công tác quản lý để xây dựng sự cân đối giữa cung và cầu tại Sacombank chưa thật sự tốt, còn thiếu sự chủ động. Trên thực tế, muốn làm tốt công tác QTTK, Sacombank phải nắm chắc những đặc điểm chung về cung cầu của thanh khoản như sau:

- Rất hiếm khi cung - cầu thanh khoản của một ngân hàng cân bằng với nhau tại một thời điểm cụ thể. Các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt và giải

- Có một sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi. Càng nhiều nguồn vốn hơn được giữ lại để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng càng thấp hơn và ngược lại.

- Giải quyết vấn đề thanh khoản buộc các ngân hàng phải mất chi phí, chi phí thực tế và tiềm năng, bao gồm chi phí trả lãi các nguồn vốn vay mượn, chi phí giao dịch để tìm nguồn vốn, chi phí cơ hội dưới hình thức lợi nhuận tương lai mất đi do phải bán các tài sản sinh lợi.

Qua những yếu tố trên, để quản trị tốt được thanh khoản, Sacombank nhất quyết phải cân bằng được tương đối giữa cung và cầu thanh khoản. Không để thặng dư quá nhiều thanh khoản gây mất tính sinh lợi của tiền mặt cũng như không đầu tư quá mức gây thâm hụt thanh khoản. Do đó, Sacombank cần quản trị tốt cả cung lẫn cầu thanh khoản cho từng trường hợp thâm hụt hoặc thặng dư. Tác động từ cả hai phía cung cầu để cân bằng thanh khoản ở trạng thái tốt nhất.

Sau đây là các giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện QTTK cho Sacombank trong hai trường hợp thâm hụt và thặng dư thanh khoản.

- Thặng dƣ thanh khoản:

Trong trường hợp này, Sacombank không nên giảm lượng tiền gửi từ khách hàng để giảm lượng cung thanh khoản vì khi thiếu thanh khoản trong tương lai, Sacombank sẽ gặp khó khăn cho việc huy động lại lượng vốn từ tiền gửi khách hàng và đồng thời, lượng vốn này có thể chạy sang tổ chức tín dụng khác.

Đồng thời, Sacombank nên chú trọng đến gia tăng cầu thanh khoản để đảm bảo sự ổn định của nguồn cung thanh khoản trong tương lai. Khi dư thừa thanh khoản, đối với cầu thanh khoản, việc Sacombank nên làm là chú trọng cho vay hoặc đầu tư để lượng tiền dư thừa có thể sinh ra lợi nhuận vì ngân hàng vẫn phải trả chi phí cho lượng tiền mặt có từ tiền gửi. Sacombank nên chú ý đến những điểm cơ bản sau, đặc biệt khi lượng thặng dư thanh khoản chỉ là tạm thời:

 Sacombank nên chủ động thiết lập danh mục cho vay/đầu tư của riêng mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai cũng như hoạt động hiệu quả. Nên nắm giữ hợp lý tài sản thanh khoản, không nên tập trung quá nhiều vào các khoản vay dài hạn trong khi quá tin tưởng vào thị trường liên ngân

hàng. Cụ thể, Phòng kinh doanh vốn phải thường xuyên đánh giá tỉ số tài chính của ngành và bản thân để không vượt quá khả năng chịu đựng thanh khoản của ngân hàng.

 Ưu tiên đầu tư vào các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo có hiệu quả kinh doanh. Tài sản ngân hàng dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản là các trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, các khoản vay từ ngân hàng nhà nước, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác …và các tài sản khác có những đặc điểm như sau:

 Luôn có sẵn thị trường tiêu thụ để chuyển đổi thành tiền nhanh chóng.

 Giá cả ổn định để không ảnh hưởng đến doanh thu và tốc độ bán tài sản.

 Có thể mua lại dễ dàng với rủi ro ít mất mát giá trị để người bán có thể khôi phục lại khoản đầu tư.

- Thâm hụt thanh khoản:

Khi xảy ra trường hợp này, Sacombank nên tìm cách tăng cung thanh khoản hoặc giảm cầu thanh khoản để thu hẹp khe hở thanh khoản. Đưa NPL tiến gần tới không.

Tăng cung thanh khoản:

Đối với nhóm tiền gửi (khách hàng gửi vào):

Sacombank cần tận dụng lợi thế về mạng lưới giao dịch rộng khắp của mình (421 điểm giao dịch trong nước, cả ở Lào và Campuchia, hàng trăm máy POS và ATM), các phòng giao dịch ngoài giờ cũng như sự đa dạng của các chi nhánh đặc thù (Chi nhánh 8 tháng 3 và Chi nhánh Hoa Việt) để phát triển tỷ trọng cơ cấu tiền gửi thanh toán thông qua việc phát triển sản phẩm PAYROLL (chi lương qua thẻ), Tiền gửi linh hoạt…

Bên cạnh đó, Sacombank cần tăng tỷ lệ tiền gửi từ dân cư, tổ chức thông qua việc đa dạng hóa khuyến mãi để thu hút thêm vốn đặc biệt là lãi suất mà vẫn đảm bảo đúng quy định về lãi suất trần huy động của NHNN. Sacombank cần đặt ra một tỷ lệ phù hợp về huy động ngắn hạn, trung và dài hạn. Đồng thời, gia tăng tỷ lệ tiền gửi trung và dài hạn bằng cách áp dụng lãi suất bậc thang và có các tiện ích ưu tiên

như “Gửi Tiền Trúng Liền”, “Hè rộn ràng, ngàn quà tặng”… cũng như sản phẩm “Tiết kiệm Phù Đổng” với đối tượng hướng tới là các em thiếu nhi, thiếu niên dưới 15 tuổi bên cạnh giá trị giáo dục giúp các em có ý thức tiết kiệm cũng đã và đang thể hiện tốt vai trò là kênh huy động vốn của ngân hàng. Do đó, Sacombank cần tiếp tục phát huy các chương trình định hướng cũng như đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm tiền gửi có tính giáo dục nhằm nâng cao thương hiệu và uy tín của Sacombank.

Ngoài ra, Sacombank cần tránh tình trạng rút tiết kiệm trước hạn gây khó khăn cho việc cân đối kỳ hạn huy động bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng cũng như các điều kiện ràng buộc khi tham gia chương trình khuyến mãi nhằm giữ chân khách hàng, không nên áp dụng hình thức lãi phạt rút trước hạn. Bên cạnh đó, cần giữ vững uy tín thương hiệu cũng như chính sách lãi suất hợp lý nhằm thu hút nguồn tiền gửi từ các TCTD khác.

Đối với nhóm tín dụng (khách hàng trả tiền vay):

Sacombank cần tăng chất lượng tín dụng, công tác thẩm định trước khi cho vay cần được chú trọng. Một sự thận trọng là không thừa trong công tác này, nhất là đối với những khoản vay dài hạn. Cụ thể, trong giai đoạn tìm khách, các chuyên viên quan hệ khách hàng của Sacombank phải chủ động sàn lọc thông tín, xuống tận nơi tiếp thị, theo đuổi, lôi kéo khách hàng nếu xác định là khách hàng tiềm năng. Thường xuyên theo dõi các khoản vay để có giải pháp kịp thời nếu xảy ra tình huống xấu. Thực hiện việc quản lý tốt chất lượng tín dụng, kỳ hạn tín dụng, rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất.

Hiện tại, mô hình định hướng phát triển các Phòng Giao Dịch (PGD) tiềm năng3

tại Sacombank đang tạo một động lực rất lớn để các PGD tăng trưởng huy động và cho vay nhằm đạt các chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, song song với định hướng này, Sacombank cần tăng cường công tác kiểm soát trong việc tuân thủ và thẩm định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng.

3

Giảm tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, có kế hoạch tìm hiểu khách hàng và dự trù cho những tình huống xấu nhất vì nợ xấu chính là cái bóp chết thanh khoản của ngân hàng.

Tăng cường tính liên kết và hợp tác với các ngân hàng khác để có thể khai thác lợi thế cạnh tranh của nhau, cùng phát triển sản phẩm, dịch vụ, thu hút khách hàng, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động đồng thời có thể hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề thanh khoản khi thị trường có biến động bất lợi. Sự hợp tác giữa các NHTM không chỉ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế đất nước, mà còn vì chính lợi ích và sự phát triển của cộng đồng các NHTM.

Thực hiện bán lại các hợp đồng tín dụng khi có nguy cơ xảy ra thâm hụt thanh khoản. Tuy nhiên, nên hạn chế thực hiện biện pháp này vì chi phí chuyển đổi sang tiền mặt là khá cao.

Sacombank cần thiết phải đưa ra một tỷ lệ nhất định về việc lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn phù hợp với Sacombank trong từng thời kỳ, tránh tỷ lệ quá cao dẫn đến mất an toàn thanh khoản.

Có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho từng loại khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ.

Ngày càng hoàn thiện các quy chế, quy trình để giải quyết một cách khoa học và hiệu quả bài toán cân đối kỳ hạn, hạn chế rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất.

Đối với các nguồn cung thanh khoản khác:

Xem xét ưu tiên phát hành các giấy tờ có giá cho nghiệp vụ huy động thêm cung thanh khoản vì các loại giấy tờ này đảm bảo cho Sacombank có nguồn vốn ổn định, không biến động thường xuyên như tiền gửi thông thường.

Bán lượng tài sản dự trữ để lấy tiền mặt cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng đầy đủ.

Chủ động tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn nội bộ để chủ động vượt qua những cú sốc thanh khoản đơn lẻ cũng như hệ thống. Sacombank nên tăng vốn nội bộ để đảm bảo thanh khoản, nâng cao tín nhiệm với mục đích cuối cùng là lợi nhuận cao và đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

Giảm cầu thanh khoản:

Để giảm được lượng cầu thanh khoản mà không ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, Sacombank cần tác động đến các nguồn cầu thanh khoản chủ yếu: nhu cầu rút tiền gửi, các khoản tín dụng, nhu cầu đầu tư và nhu cầu chi tiêu nội bộ.

Đối với nhóm tiền gửi (khách hàng rút tiền): Sacombank nên đa dạng

hóa phương thức huy động vốn, thời hạn và loại khách hàng huy động, ngân hàng sẽ chủ động sử dụng các nguồn lực và không phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm khách hàng hoặc một kỳ hạn nợ, do đó sẽ giảm rủi ro thanh khoản xảy ra khi có biến động tiền gửi của một nhóm khách hàng hoặc của kỳ hạn. Khuyến khích đáo hạn các khoản tiền gửi bằng các khuyến mãi về lãi suất cao hơn so với lãi suất cũ.

Đối với nhóm tín dụng (khách hàng nhận tiền vay): Trong ngắn hạn, việc giải ngân ra phải được chia ra nhiều bước nhỏ và với lãi suất cao hơn. Hạn chế cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, hạn chế tín dụng vào một số ngành nghề hay địa phương cụ thể, đa dạng khách hàng và ngành nghề để tối ưu hóa và hạn chế rủi ro danh mục cho vay.Hạn chế cho vay vào những lĩnh vực có độ rủi ro và có tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản, vàng. Cam kết tín dụng: hạn chế các cam kết tín dụng trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động. Hạn chế giải ngân số lượng lớn trong cùng thời điểm.

3.2.4. Xây dựng cơ chế kiểm soát ALCO để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)