Thành tựu đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 67 - 68)

Với hoạt động của ALCO và sự phối hợp của các phòng ban. Hệ thống đã có những bước đầu khả quan:

 Tăng cường sự linh hoạt cho khả năng thanh khoản tại ngân hàng.

 Hoạt động thống nhất giữa các phòng ban.

 Có chiến lược cụ thể cho từng trường hợp khi xảy ra thiếu thanh khoản. Đối với hệ thống quản lý vốn tập trung có những thành tựu:

 Lợi nhuận thu được từ việc huy động vốn tăng lên trong khi những rủi ro về thanh khoản, về lãi suất chuyển về HSC.

 CN tập trung nhiều hơn cho việc tận dụng triệt để nguồn khách hàng trên địa bàn thông qua các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng…

 Việc “bán” vốn về HSC không những mang về cho CN một nguồn thu cao và ổn định mà còn trên cơ sở đó, sự dư thừa về tính thanh khoản của chính CN sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của những CN bạn trong cùng hệ thống Sacombank.

 Hiện đại hóa bộ máy tổ chức, hình thành một bộ máy gọn nhẹ, linh động, loại bỏ được một số công tác, báo cáo thủ công.

 Áp dụng cơ chế mua-bán vốn, tập trung vốn về Hội sở chính. Từ đó luân chuyển vốn giữa các chi nhánh, giúp tận dụng nguồn vốn trong hệ thống với chi phí thấp, thời gian luân chuyển/huy động nhanh.

 Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính, hạn chế chi phí kinh doanh.

 Chế độ báo cáo tức thời, báo cáo cuối ngày giúp chi nhánh đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh để nhanh chóng đề ra các biện pháp phù hợp hơn.

Sau khi ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời của Sacombank được thay đổi tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)