THỰC TRẠNG QUẢN TRỊTHANH KHOẢN TẠI SACOMBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 50)

Định hướng của Sacombank hiện nay là trở thành những tập đoàn tài chính đa năng, việc sử dụng các công cụ tài chính và đầu tư vào các sản phẩm tài chính có chất lượng cao đã trở thành những hoạt động mang tính then chốt. Ngân hàng phải duy trì cơ cấu doanh mục tài sản, công nợ và nguồn vốn một cách hợp lý đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu rủi ro. Rủi ro thanh khoản được hạn chế thông qua việc nắm giữ một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức độ hợp lý để đảm bảo nhu cầu thanh khoản ngắn hạn; các nguồn vốn huy động trung và dài hạn (tiền gửi, trái phiếu…) dùng để tài trợ cho các nhu cầu thanh khoản dài hạn. Từ các đặc điểm trên cho thấy Sacombank đang sử dụng chiến lược quản trị thanh khoản kết hợp quản trị tài sản nợ và quản trị tài sản có để làm đường hướng cho hoạt động quản trị thanh khoản.

Do áp dụng chiến lược quản trị thanh khoản kết hợp nên Sacombank áp dụng quy trình quản trị vốn tập trung và hệ thống thanh toán tập trung, theo đó toàn bộ các giao dịch vốn và thanh toán của ngân hàng đều do hội sở chính thực hiện. Các nguyên tắc của việc quản trị vốn tập trung gồm:

 Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN các tỷ lệ an toàn vốn, khả năng chi trả và sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn…

 Xây dựng hệ thống hạn mức cảnh báo được thiết lập bởi Hội đồng Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) và quy định quản lý thanh khoản.

 Khả năng thanh khoản của hệ thống được đo lường, theo dõi, phân tích biến động tài sản nợ - có hàng ngày theo kỳ hạn đáo hạn.

 Xây dựng các kịch bản thanh khoản định kỳ, đặc biệt trong các thời điểm thị trường biến động mạnh, các yếu tố vĩ mô thay đổi tác động đến thanh khoản

ngân hàng nhằm ứng phó trong trường hợp xảy ra rủi ro thanh khoản.

Hình 2.2. Mô hình quản lý vốn tập trung của Sacombank

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Cơ chế vốn tập trung [9]

Cơ chế quản lý vốn này đã tập trung toàn bộ rủi ro thanh khoản từ chi nhánh đến hội sở chính thông qua: Chi nhánh “bán” vốn về Hội sở chính và “mua” vốn của Hội sở chính. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với trung tâm vốn. Khi có nhu cầu thanh toán, số dư tiền gửi khách hàng tại chi nhánh giảm một lượng tương ứng số dư vốn của chi nhánh tại Trung tâm vốn, chi nhánh không cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh toán.Rủi ro thanh khoản chuyển từ chi nhánh về Hội sở chính. Các chi nhánh khi có cầu thanh khoản, sẽ thực hiện mua vốn với hội sở chính.Chiến lược thanh khoản được hội sở chính thực hiện thông qua phương thức tài trợ cho cầu thanh khoản ở cả hai phương diện tài trợ bằng tài sản nợ và tài trợ bằng tài sản có.

Bên cạnh đó, việc quản lý vốn tập trung cho phép Sacombank giám sát hiệu quả hơn các biến đổi về các khoản mục tài sản “nợ” và tài sản “có” để xây dựng những chính sách mua bán các loại tài sản này nhằm duy trì trạng thái thanh khoản ròng tối ưu một cách hiệu quả nhất. Sacombank đã xây dựng bộ những quy định về

biện pháp xử lý khi thị trường có biến động. Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, Sacombank chủ trương đa dạng hóa ngồn vốn huy động cũng như xây dựng hệ thống báo cáo cân đối vốn để tính toán trạng thái thanh khoản hằng ngày của ngân hàng đồng thời thường xuyên có báo cáo phân tích dự báo về tình hình thanh khoản trong tương lai. Định kì hàng tháng, tại các cuộc họp ủy ban ALCO, tình hình cân đối vốn và thanh khoản là một trong những nội dung trọng tâm được nhắc đến. Trên cơ sở phân tích đánh giá, ALCO đưa ra khuyến nghị với HĐQT, Ban điều hành để có chỉ đạo trong thời gian tới đảm bảo khả năng duy trì thanh khoản của Sacombank.

2.2.2. Thực trạng áp dụng mô hình quản trị thanh khoản dựa trên bảng cân đối tài sản tại Sacombank tài sản tại Sacombank

Thời gian đáo hạn của các tài sản và công nợ thể hiện thời hạn còn lại của tài sản và công nợ tính từ ngày lập báo cáo kiểm soát đến lần thanh toán cuối cùng theo quy định trong các điều khoản quản lý của Sacombank. Các giả định sau được áp dụng trong phân tích thời hạn đến hạn của tài sản và công nợ:

 Tiền gửi tại NHNN được xếp loại tiền gửi thanh toán, trong đó bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc. Số dư của tiền gửi dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào thành phần và kì hạn của các khoản tiền gửi khách hàng của ngân hàng.

 Thời gian đáo hạn của chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư được tính dựa trên ngày đáo hạn của từng loại giao dịch chứng khoán

 Thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác, khoản cho vay ứng trước khách hàng được xác định dựa vào ngày đáo hạn hợp đồng.

 Thời gian đáo hạn của các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần được coi là hơn 5 năm do các khoản đầu tư này không có thời hạn xác định.

 Các khoản tiền gửi và vay các TCTD khác và các khoản tiền gửi của khách hàng được xác định dựa vào tính chất của các khoản này hoặc thời gian đáo hạn trên hợp đồng. Tài khoản tiền gửi thanh toán được thực hiện theo yêu cầu

với các khoản vay và tiền gửi kỳ hạn được xác định dựa trên ngày đến hạn theo hợp đồng. Trong thực tế các khoản này có thể được quay vòng và do đó duy trì trong thời gian dài hơn thời gian đáo hạn ban đầu.

 Thời gian đáo hạn của tài sản cố định dựa vào thời gian sử dụng hữu ích còn lại của tài sản. Thời gian đáo hạn của khoản mục phát hành giấy tờ có giá dựa trên thời gian đáo hạn thực của các loại giấy tờ có giá đó.

 Thời gian đáo hạn của khoản mục nguồn vốn tài trợ và ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất cùa từng khoản vốn tài trợ ủy thác đầu tư.

 Thời hạn đáo hạn của khoản mục phải trả khác phụ thuộc vào thời hạn thực tế phải hoàn tất nghĩa vụ trả nợ của các khoản này.

Từ các giả định trên, Sacombank đã xây dựng và áp dụng mô hình quản trị thanh khoản bằng cách đánh giá lại danh mục để xác định mức chênh lệch thanh khoản ròng. Sacombank dùng phương pháp này tổng kết số liệu cuối ngày để cân nhắc các hoạt động duy trì thanh khoản ở mức hợp lý vào ngày giao dịch kế tiếp. Nhìn chung Sacombank luôn duy trì mức chênh lệch thanh khoản ròng dương ở mức thấp để gia tăng lợi nhuận kì vọng, điều này cũng làm cho hệ thống dễ bị tổn thương nếu xảy ra những cú sốc thanh khoản lớn dẫn đến rủi ro thanh khoản, gây nhiều thiệt hại cho Sacombank.

2.2.3. Tổ chức bộ máy quản trị thanh khoản

Tổ chức nhận dạng và phân tích thực trang thanh khoản được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Các phòng giao dịch và phòng nghiệp vụ tính toán tình hình huy

động vốn, tiền gửi,… báo cho phòng kinh doanh vốn tính toán tình hình thanh khoản. Phòng kinh doanh vốn nắm bắt sự thay đổi của thị trường sau đó lập báo cáo sự biến động của lãi suất và các rủi ro có thể gặp phải.

Bước 2: Lập báo cáo và phân tích thanh khoản. Bước 3: Kiến nghị hội đồng ALCO.

Bước 4: Ra quyết định và thực hiện thanh khoản.

Nhiệm vụ từng phòng ban:

Hội đồng ALCO là bộ phận chịu trách nhiệm cho công tác quản lý thanh khoản thông qua định hướng chính sách, quy định các chỉ số thanh khoản,…

Khối tiền tệ tại Hội sở chính có nhiệm vụ chính là hỗ trợ phó tổng giám đốc phụ trách tiền tệ trong việc đề xuất các chính sách thanh khoản, kế hoạch duy trì kinh doanh liên tục, kế hoạch đối phó với các tình huống bất ngờ. Thiết lập hạn mức, đo lường và báo cáo rủi ro, xây dựng và báo cáo rủi ro, xây dựng và phổ biến văn hóa quản trị rủi ro toàn ngân hàng.

Phòng kinh doanh nguồn vốn là nơi Sacombank quản trị tập trung thanh khoản. Hoạt động mua và bán vốn cho Sacombank cái nhìn tổng quát về trạng thái thanh khoản.Điều tiết lượng vốn dư thừa tới nơi có nhu cầu vốn.Trong đó Phòng kinh doanh vốn là nơi nghiên cứu đề xuất cấu trúc tài sản- nợ trong từng thời kỳ, đề xuất mô hình mua bán vốn nội bộ và giá mua vốn.

Việc thực hiện quản lý thanh khoản do Ban quản lý và hỗ trợ ALCO, Phòng kinh doanh vốn và các phòng ban liên quan khác phối hợp thực hiện.

Ban quản lý và hỗ trợ ALCO: Bộ phận này kiểm soát hoạt động có thể gây ra rủi ro thanh khoản do các tác nhân đến từ sự không tuân theo các chính sách đã đề ra trước đó thông qua các hoạt động:

 Xây dựng và thực thi chính sách, quy định quản lý rủi ro tác nghiệp gây ảnh hưởng đến thanh khoản.

 Nghiên cứu, phát triển hệ thống công cụ, chương trình phần mềm quản lý rủi ro tác nghiệp.

 Xác định, đo lường, đánh giá, báo cáo, giám sát, đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro tác nghiệp cho toàn hệ thống: xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro. Thực hiện đánh giá và rà soát rủi ro tác nghiệp đối với các sản phầm mới.  Theo dõi việc thực hiện các kết luận của kiểm tra, kiểm toán nội bộ và kiểm

tra, kiểm toán bên ngoài về công tác quản lý rủi ro tác nghiệp.

 Báo cáo phân tích cân đối vốn; lập kế hoạch cân đối vốn theo định kỳ (năm/bán niên/tháng).

 Đề xuất cơ cấu của bảng cân đối tài sản một cách hợp lý đối với các giới hạn, hạn mức trong hoạt động kinh doanh.

 Thực hiện báo cáo thanh khoản định kỳ hoặc đột xuất, đưa ra đề xuất khuyến nghị kịp thời.

 Xây dựng kịch bản thanh khoản để ứng phó với các điều kiện thị trường.  Đảm bảo chỉ tiêu rủi ro thanh khoản, lãi suất nằm trong giới hạn quy định của

NHNN/ALCO và đề xuất các chỉ tiêu hạn mức thanh khoản dài hạn theo định kỳ hoặc đột xuất.

 Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ phù hợp với hoạt động quản lý Tài sản Nợ Có của ngân hàng.

 Thu thập và tổng hợp các thông tin và dự đoán lãi suất thị trường, các biến số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản, lãi suất và cân đối vốn của ngân hàng.

2.2.4. Quy trình thực hiện quản trị thanh khoản tại Sacombank

2.2.4.1. Xác định nhu cầu thanh khoản

Xác định cung cầu thanh khoản qua các phân tích các chỉ số tài chính về thanh khoản và phương pháp tiếp cận nguồn vốn.

- Đo lường thanh khoản theo quy định của Sacombank dựa trên sự kết hợp hai phương pháp: Phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động. - Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản. - Phương pháp phân tích thanh khoản động là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó đưa ra chính sách quản lý thanh khoản. Hội đồng quản lý tài sản nợ có (ALCO) chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống.

Chỉ số dự trữ sơ cấp = (Dự trữ sơ cấp/ Nguồn vốn huy động) x 100%

Chỉ số dự trữ thanh toán = (Dự trữ thanh toán/ Nguồn vốn huy động) x 100% được sử dụng:

Chỉ số dự trữ sơ cấp:

ALCO quyết định chỉ số dự trữ sơ cấp của toàn hệ thống và của từng chi nhánh trong cuộc họp định kỳ.

Dự trữ sơ cấp gồm: số dư tiền mặt tại quỹ, vàng, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác.

Nguồn vốn huy động bằng tổng tài sản nợ trừ vốn chủ sở hữu.

Biểu đồ 2.3: Chỉ số dự trữ sơ cấp của Sacombank giai đoạn 2009 -2012

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tổng hợp từ báo cáo trạng thái thanh khoản ròng [9]

Chỉ số dự trữ thanh toán:

ALCO quyết định chỉ số dự trữ thanh toán và các cấu phần dự trữ thanh toán của toàn hệ thống trong cuộc họp định kỳ.

Dự trữ thanh toán = Dự trữ sơ cấp + Giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao x tỷ lệ điều chỉnh + Tiền gửi liên ngân hàng đến hạn trong 1 tháng tới.

28% 27% 20% 16% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30%

Giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao gồm tín phiếu, trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục, trái phiếu đô thị. Tỷ lệ điều chỉnh theo quy định của ALCO nhưng tối đa bằng mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cơ cấu nguồn vốn huy động của Sacombank qua các năm:

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm (ĐVT: ngàn tỷ)

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tổng hợp từ Bản công bố thông tin [9] Trong năm 2012, diễn biến tiền gửi tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực. Tính đến thời điểm31/12/2012, số dư vốn huy động của Sacombank đạt 123.753 tỷ đồng, tăng 12.239 tỷ đồng,tương ứng tăng 10,98% so với thời điểm cuối năm 2011. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế vàdân cư đạt 114.863 tỷ đồng tăng 24,29% so đầu năm.Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Sacombank trong những năm qua được giữ ở mức ổn định. Nguồn vốn huy động tập trung ở khu vực tổ chức kinh tế, dân cư với mức lãi suất huy động phù hợp.Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.Đồng thời, khả năng huy động vốn cao và ổn định cũng đã giúp Sacombank kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới hiện nay.[9]

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 1,680 1,840 2,130 0 73,398 86,412 92,417 114,863 6,548 9,120 12,441 4,685 4,450 4,512 4,526 4,205 Uỷ thác TCTD khác

TCKT& Dân Cư

Chỉ số cho vay/tiền gửi = (Cho vay/ Tiền gửi) x 100%

Chỉ số cho vay/tiền gửi:

ALCO quyết định chỉ số dư nợ cho vay /tiền gửi trong các cuộc họp định kỳ.

Cho vay: dư nợ cho vay tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính và cá nhân trước dự phòng rủi ro, cho vay các TCTD khác, đầu tư tiền gửi liên ngân hàng.

Tiền gửi: Tiền gửi của tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính và cá nhân (không bao gồm tiền gửi và vay của các TCTD khác).

Biểu đồ 2.5. Chỉ số Cho vay/Huy động của Sacombank giai đoạn 2009-2012

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tổng hợp từ Báo cáo thường niên [9]

Chỉ số Cho vay/Huy động của Sacombank năm 2012 là 79,78% tăng 8,55% so với năm 2011 (71,23%) vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Sacombank qua các năm:

64.28% 61.40% 71.23% 79.78% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ số Cho vay/Huy độngcủa Sacombank giai đoạn

Biểu đồ 2.6. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Sacombank 2009-2012 (ĐVT: ngàn tỷ)

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tổng hợp từ Báo cáo thường niên[9]

Hiệu số giữa huy động vốn và sử dụng vồn của Sacombank trong giai đoạn 2009- 2012 đều dương. Điều này cho thấy dư nợ cho vay luôn thấp hơn so với vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)