Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 72 - 73)

5. Nội dung chuyên đề

3.3.1.1. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện nghiệp

lãnh

Ngân hàng nhà nước (NHNN) nên hỗ trợ các ngân hàng thương mại (NHTM) về mặt thông tin, nâng cao tầm hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (ICC) đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và cập nhật. Hiện nay ICC thuộc NHNN là nơi tập trung các nguồn thông tin rất phong phú và đa dạng đồng thời cũng tập trung một đội ngũ những chuyên gia phân tích và xử lý thông tin tín dụng hàng đầu. Song hiệu quả cung cấp thông tin cho các NHTM vẫn chưa cao. Nguyên nhân có thể một phần là do những thông tin này chưa thực sự hữu ích cho các NHTM, một phần khác là do cách thức bán thông tin này chưa thực sự hấp dẫn.

NHNN có thể hỗ trợ về chuyên môn cho các NHTM bằng cách: tăng cường hoạt động của các công ty tư vấn thuộc NHNN và có thể tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện cho các cán bộ quản lý của các NHTM do các cán bộ cấp cao của NHNN giảng dạy…

NHNN nên rà soát lại các văn bản pháp quy, tiến hành tổng kết hoạt động bảo lãnh sau 20 năm hoạt động từ đó sửa đổi, bổ sung các quy định bảo lãnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, hiện nay các văn bản do NHNN ban hành là quá nhiều và chồng chéo, văn bản ra sau mâu thuẫn với văn bản ra trước đó, có thể làm đảo lộn quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Riêng đối với hoạt động bảo lãnh, hiện nay đang chịu sự điều chỉnh của quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo QĐ 2653/CV-NHCT5 quy chế này còn quy định quá chặt chẽ về một số điểm như: quy định hạn mức bảo lãnh tối đa cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHCTVN, khách hàng không được bảo lãnh ở nhiều chi nhánh trong cùng hệ thống. NHNN cũng không nên quy định mức phí bảo lãnh áp dụng cho các

NHTM (mức phí bảo lãnh cao nhất là 2%). Những quy định này sẽ làm giảm tính linh hoạt và chủ động trong kinh doanh của các NHTM.

NHNN nên nghiên cứu để xây dựng những quy chế cụ thể thích hợp cho các loại hình bảo lãnh mới, tạo điều kiện cho các NHTM có thể thực hiện được những loại bảo lãnh một cách có hiệu quả và an toàn đồng thời vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN. Ngoài ra, NHNN cũng nên nhanh chóng triển khai việc lập đề án, kế hoạch đề nghị quốc hội và chính phủ xem xét để ban hành dự thảo luật bảo lãnh.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)