Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 29 - 32)

5. Nội dung chuyên đề

1.3.1.Nhân tố chủ quan

- Chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng: Đó là việc xác định các mục tiêu cần đạt tới của các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động bảo lãnh.một chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn sẽ giúp ngân hàng không những tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô hoạt động mà còn nâng cao uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó sẽ góp phần nâng cao cả quy mô và chất lượng của các dịch vụ nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. một chiến lược phát triển kinh doanh sai lệch sẽ không những làm cho quy mô các hoạt động bị thu hẹp mà còn làm giảm chất lượng hoạt động của các dịch vụ trong đó có bảo lãnh ngân hàng.

- Kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh: Đó là việc cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh doanh cho hoạt động bảo lãnh trong một giai đoạn ngắn hơn. nội dụng của kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh gồm: những mục tiêu cụ thể theo từng chỉ tiêu và những biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu đề ra đó.

- Chất lượng công tác thẩm định khách hàng: Để có được một quyết định đúng trong việc phát hành bảo lãnh của ngân hàng thì công tác thẩm định khách hàng là một khâu rất quan trọng, qua công tác thẩm định khách hàng ngân hàng có thể biết được chính xác tình hình tài chính, năng lực sản xuất, quan hệ thương mại...của khách hàng để có kết luận chính xác về khách hàng có thực hiện bảo lãnh hay không. chất lượng thẩm định khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể đến năng lực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thâm tra các tài liệu có liên quan của khách hàng cần xem xét.

- Quy trình bảo lãnh: Là một trình tự, thủ tục thống nhất và bắt buộc thực hiện đối với các cán bộ ngân hàng có tham gia vào hoạt động bảo lãnh. Trong quy trình bảo lãnh cũng quy định tất cả những điều kiện cần có để ngân

hàng có thể phát hành bảo lãnh cho khách hàng, những điều kiện này sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng hoạt động bảo lãnh. Một quy trình bảo lãnh thắt chặt và hợp lý cũng không quá tốn kém, phức tạp không gây phiền hà cho khách hàng sẽ giúp ngân hàng vừa đảm bảo tính an toàn cho hoạt động bảo lãnh vừa đem lại những lợi ích cho khách hàng. Đó chính là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho chất lượng bảo lãnh của ngân hàng.

- Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng: NHTM có 4 nghiệp vụ cơ bản là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác. Trong đó nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng là 2 nghiệp vụ truyền thống của NHTM.

Nghiệp vụ huy động vốn thông qua các hoạt động chủ yếu như: huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội và các ngân hàng khác...

Song song với nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Chính vì vậy hoạt động tín dụng là động lực thúc đẩy hoạt động huy động vốn để tìm kiếm những nguồn vốn mới. NHTM cung cấp các hình thức tín dụng đa dạng từ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn cho đến cho vay tiêu dùng, bảo lãnh... Nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng đã giúp Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính, đáp ứng nhu cầu luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng ra đời không những tiện ích cho khách hàng truyền thống mà còn khuyến khích các khách hàng mới tăng tiền gửi vào Ngân hàng để sử dụng dịch vụ..

Ngoài những nghiệp vụ trên, Ngân hàng còn thực hiện nhiều nghiệp vụ mới nhămg tạo thuận lợi cho khách hàng đồng thời tăng tính cạnh tranh trên thị trường như: dịch vụ môi giới mua bán chứng khoán, mua bán tài sản, đầu tư...Lợi nhuận mà những loại hình này đem lại đang dần thay đổi tỷ trọng doanh thu trong các ngân hàng.

Trong Ngân hàng nghiệp vụ bảo lãnh cũng được coi là một nghiệp vụ tín dụng được phân theo hinh thức cấp tín dụng. Tuy nhiên nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ mới được hình thành dựa trên nhu cầu của khách hàng về bảo đảm sự tin cậy trong quan hệ kinh tế. Hợp đồng bảo lãnh được xem là hợp đồng tín dụng khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng với bên nhận bảo lãnh thì Ngân hàng phải đứng ra thanh toán hộ cho bên được bảo lãnh và số tiền đó được ngân hàng đưa vào món vay nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. Như vậy khi các họat động khác của Ngân hàng phát triển tạo doanh thu ngày càng lớn cho Ngân hàng, uy tín của Ngân hàng ngày được nâng cao thì nhu cầu muốn cung cấp và phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách hàng là điều dễ hiểu và dịch vụ hoạt động bảo lãnh cũng không nằm ngoài nhu cầu đó.

- Hệ thống thông tin, kiểm soát: Để thẩm định khách hàng được chính xác trước khi có quyết định đứng ra bảo lãnh cho khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải có một hệ thống thông tin nhanh chóng, chính xác, cập nhật mọi tư liệu có liên quan đến việc bảo lãnh cho khách hàng để phân tích xem khách hàng có đủ điều kiện được bảo lãnh hay không. Đồng thời phải có sự kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của khách hàng khi được ngân hàng đứng ra bảo lãnh để tránh được tình trạng đầu tư kém hiệu quả của khách hàng ảnh hưởng đến việc phải trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh khi khách hàng không có đủ điều kiện để trả nợ. Như vậy vừa nâng cao được chất lượng bảo lãnh vừa giảm được mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

- Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng: Con người là trung tâm của mọi hoạt động, bất cứ một hoạt động nào cũng cần có sự tham gia của con người. để các hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà cụ thể là hoạt động bảo lãnh được phát triển thì cần phải có các cán bộ ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao để đảm nhận các vai trò khác nhau trong hoạt động bảo lãnh. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng thể hiện ở khả năng thẩm định khách hàng,ở khả năng nghiên cứu điều tra các thông tin có liên quan... Để

giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động bảo lãnh nói riêng và trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 29 - 32)