5. Nội dung chuyên đề
3.2.5. Thắt chặt công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động bảo
ICB nên tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh NHCTTX. Công việc này rất quan trọng bởi thông qua đó, ban giám đốc sẽ luôn nắm sát tình hình kinh doanh thực tế tại chi nhánh, từ đó sẽ có những điều chỉnh và định hướng chính sách phù hợp, cách thức thực hiện cụ thể như sau:
- Hàng tháng phòng kế toán giao dịch và quản lý kho quỹ, lập báo cáo bảo lãnh nội dung gồm các thông tin: Dư nợ bảo lãnh đầu tháng, cuối tháng, doanh số bảo lãnh phát sinh và tất toán trong tháng, lập báo cáo tình hình tài sản đảm bảo, nợ quá hạn nộp ban giám đốc.
- Thường xuyên kiểm tra các khoản bảo lãnh đã phát hành, hoàn chỉnh cập nhật thường xuyên hồ sơ bảo lãnh về đánh giá tiến độ thực hiện, tăng
cường các biện pháp đảm bảo, hàng quý kiểm tra lại các món bảo lãnh hiện hành có giá trị lớn
- Phân chia trách nhiệm một cách rõ ràng giữa cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh với trưởng phòng kinh doanh và với giám đốc chi nhánh.từ đó có thể dễ dàng quy trách nhiệm và xử lý những sai phạm
- Thường xuyên tổ chức buổi họp tổng kết, phân tích nguyên nhân thành công và sai sót từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
- Quy trình kiểm tra, kiểm soát cụ thể, rõ ràng theo chỉ tiêu thống nhất, Ngân hàng Công Thương Việt Nam có thể xem xét tới việc thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ từ trên xuống chi nhánh, làm việc độc lập với ban giám đốc chi nhánh để đảm bảo tính khách quan và hiệu lực của việc kiểm tra, kiểm soát.