Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 25 - 29)

5. Nội dung chuyên đề

1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Đối với ngân hàng đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh chính là để nhằm mục đích phát triển nó. Vì vậy ngân hàng không thể đánh giá những lợi ích hiện tại mà hoạt động bảo lãnh đã mang lại mà còn đánh giá tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. điều này có nghĩa ngân hàng phải quan tâm đến khả năng thoả mãn lợi ích cho khách hàng của hoạt động bảo lãnh cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế. Bởi nếu hoạt động bảo lãnh không thực hiện đúng vai trò của nó thì cũng đồng nghĩa với sự tự đào thải. do đó hệ thống các chỉ tiêu được đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng bao gồm không những các chỉ tiêu xét trên lợi ích mà ngân hàng đạt được từ hoạt động bảo lãnh mà còn bao gồm cả những chỉ tiêu phản ánh lợi ích mà hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã đem lại cho khách hàng và cho nền kinh tế.

Thực tế chưa có một hệ thống các chỉ tiêu thống nhất nào phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên theo em chất

lượng hoạt động bảo lãnh có thể được đánh giá bằng cách thực hiện một số chỉ tiêu sau:

-Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh

+Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh doanh số trong năm.

+ Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của ngân hàng tại một thời điểm.

Doanh số bảo lãnh (hoặc dư nợ bảo lãnh được so sánh tại cùng một thời điểm) tăng lên qua các năm đều thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạt động bảo lãnh đang tăng và được mở rộng, cũng có nghĩa làgóp phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh.

Tuy nhiên dư nợ bảo lãnh cao cũng tiềm tàng nhiều rủi ro.trong thực hiện phải thanh toán thay bảo lãnh thì ngân hàng sẽ phải đứng trước rủi ro mất khả năng thanh khoản nếu các biện pháp phòng ngừa được thực hiện không tốt.

Tóm lại: Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh hoặc dư nợ bảo lãnh là những chỉ tiêu quan trọng. doanh số hoặc dư nợ bảo lãnh tăng thể hiện hoạt động bảo lãnh đang phát triển tốt. chất lượng hoạt động bảo lãnh có chiều hướng tăng cao. Song nó chỉ đúng nếu độ an toàn của các khoản bảo lãnh được đảm bảo. Điều này có nghĩa, ngân hàng phải kết hợp phân tích các chỉ tiêu khác để đảm bảo cho việc ra quyết định chính xác.

- Dư nợ bảo lãnh quá hạn

+ Là những khoản vốn ngân hàng trả thay bảo lãnh đã đến hạn thanh toán, không được gia hạn nợ mà khách hàng vẫn chưa bồi hoàn cho ngân hàng.

+ Dư nợ bảo lãnh quá hạn càng lớn càng thể hiện ngân hàng đang đứng trước nguy cơ mất vốn và chất lượng của công tác thẩm định bảo lãnh tại ngân hàng là không tốt. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn nên được xem xét kết hợp với:

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trong tổng doanh số bảo lãnh thể hiện phần trăm doanh số bảo lãnh đã phát sinh rủi ro.

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn giảm khi dư nợ bảo lãnh giảm hoặc doanh số bảo lãnh tăng. Hai dấu hiệu này đều cho thấy chất lượng hoạt động bảo lãnh được nâng cao.

Tuy nhiên hiện nay do xu hướng muốn làm đẹp bảng cân đối kế toán mà các ngân hàng thường gia hạn nợ cho những khoản nợ đến hạn mà không đòi được. Vì vậy làm giảm ý nghĩa của các chỉ tiêu này.

- Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Chỉ tiêu doanh thu cho biết số tiền mà khách hàng trả ngân hàng cho dịch vụ bảo lãnh và các dịch vụ khác kèm theo. Doanh thu bảo lãnh được tính từ tổng số phí mà phòng bảo lãnh đã thu được từ khách hàng .

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh ngoài số liệu tuyệt đối còn phải được xem xét trong mối tương quan với doanh thu từ các hoạt động khác của ngân hàng. Đó là tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu của ngân hàng. chỉ tiêu cho biết khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động bảo lãnh trong ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo

lãnh

Doanh thu từ bảo lãnh Tổng doanh thu

- Chỉ tiêu chi phí từ hoạt động bảo lãnh

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá

hạn

Doanh số bảo lãnh quá hạn Tổng doanh số bảo lãnh

Phản ánh các khoản tiền mà ngân hàng đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các nghĩa vụ khác có liên quan đến hoạt động bảo lãnh. Chi phí từ hoạt động bảo lãnh bao gồm khoản tiền thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, các khoản phí và thuế khác. Chi phí này được đưa vào chi phí ngoại bảng để hạch toán.

Chi phí từ hoạt động bảo lãnh không những phản ánh số tiền ngân hàng đã chi trả trong hoạt động bảo lãnh mà còn cho thấy mức độ hiệu quả của công tác bảo lãnh trong thời gian đó. Nếu chi phí cho hoạt động bảo lãnh quá lớn và liên quan đến việc thực hiện bồi thường cho người hưởng chứng tỏ hoạt động bảo lãnh đã không thành công, giảm chi phí một cách tương đối trong hoạt động bảo lãnh chính là một cách để tăng lợi nhuận cho khách hàng.

- Lãi từ hoạt động bảo lãnh

Cũng là chỉ tiêu hết sức quan trọng cho biết khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Lãi từ hoạt động bảo lãnh chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra trong hoạt động bảo lãnh để đạt được doanh thu đó. công thức như sau:

Lãi từ hoạt động bảo lãnh=Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh- Chi phí từ hoạt động bảo lãnh

- Tài sản đảm bảo (mức ký quỹ, cầm cố, thế chấp...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phù hợp với yêu cầu về giao dịch đảm bảo cũng như yêu cầu về an toàn cho ngân hàng nhưng cũng không gây thiệt hại quá lớn cho khách hàng. Sẽ giúp tăng độ an toàn cho các khoản bảo lãnh và cũng không làm giảm tính cạnh tranh, hấp dẫn của dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.

- Biểu phí bảo lãnh cạnh tranh

Phí bảo lãnh là một trong những yếu tố đầu tiên mà khách hàng sẽ xem xét để quyết định có sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng hay không, đặc biệt với những khách hàng mới. một biểu phí cao hơn tương đối so với các ngân hàng khác sẽ làm giảm đáng kể tính cạnh tranh của nghiệp vụ bảo lãnh và đương nhiên sẽ làm giảm chi phí hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 25 - 29)