5. Nội dung chuyên đề
2.2.2. Phân tích tình hình chất lượng hoạt động bảo lãnh
Phân tích tình hình chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân sẽ được thực hiện theo hệ thống các chỉ tiêu đã được đưa ra ở chương I của bài viết này.
Biểu 2.2: Dư nợ bảo lãnh từ năm 2003 đến 2005
đơn vị: triệu đồng Khoản mục Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Dư nợ bảo lãnh đầu năm 0 2108.7 12811.5
Doanh số BL phát sinh trong năm 3784.5 16854.9 27945.7 Doanh số BL thanh toán trong năm 1675.8 6152.1 20918.7 Dư nợ bảo lãnh cuối kỳ 2108.7 12811.5 19838.5 (Nguồn: Báo cáo tình hình bảo lãnh)
Dư nợ cuối kỳ= dư nợ đầu kỳ + phát sinh trong kỳ – thanh toán trong kỳ Nhìn vào biểu 1, ta thấy dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện là hoạt động bảo lãnh của chi nhánh đã có nhưng dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt. Dư nợ bảo lãnh năm 2004 tăng hơn 10 tỷ so với năm 2003, năm 2005 tăng hơn 7 tỷ.
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong kỳ cũng không ngừng tăng lên, năm 2004 tăng 13.07 tỷ so với năm 2003 đóng góp vào tốc độ tăng trưởng vượt
bậc của NHCTTX trong năm 2004 so với toàn hệ thống ICB. Năm 2005 đạt tốc độ tăng 65.8% tuy thấp hơn nhiều so với năm 2004 nhưng con số tăng tuyệt đối của doanh số bảo lãnh vẫn là hơn 11.09 tỷ lớn hơn so với năm 2004. điều này vẫn cho thấy hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh vẫn đang có chiều hướng phát triển tốt.
Mặt khác, nếu như đến cuối năm 2003 ngân hàng chỉ thực hiện khoảng 80 món bảo lãnh thì đến cuối năm 2005 ngân hàng đã thực hiện được 339 món bảo lãnh. Điều này thể hiện hoạt động bảo lãnh của chi nhánh đã và đang tiếp tục được mở rộng, thể hiện chính sách phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng là đúng đắn.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Tại chi nhánh cho đến nay vẫn chưa phát sinh nghĩa vụ thanh toán thay bảo lãnh, tức là dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh bằng 0. Chi nhánh này thể hiện, chất lượng thẩm định bảo lãnh tại chi nhánh là tốt. Song cũng cần phải xem xét tính chất các khoản bảo lãnh tại chi nhánh thanh xuân. Một là, hầu hết các khoản bảo lãnh tại đây được thực hiện cho những khách hàng quen thuộc, đã có mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp vì vậy rủi ro được giảm thiểu. Hai là, các khoản bảo lãnh đều là bảo lãnh trong nước, hạn chế những rủi ro có thể phát sinh từ hoạt động thương mại quốc tế. Ba là, giá trị của các khoản bảo lãnh không lớn, thường là được sử dụng cho các dự án và các hợp đồng nhỏ.
Biểu 2.3: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh từ 2003 đến 2005 đơn vị: triệu đồng
Chi tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Doanh thu từ bảo lãnh 35.82 157.9 244.26
Tỷ lệ DTBL/DT dịch vụ 22.7% 15.05% 15.09%
Doanh thu bảo lãnh tăng rất nhanh, trong năm 2003 doanh thu từ bảo lãnh chỉ đạt 35 triệu thì tới năm 2004 con số đó đã lên đến gần 158 triệu và năm 2005 là 254 triệu tăng 54.7% so với năm 2004 . Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả của hoạt động bảo lãnh là tương đối tốt.
Tuy nhiên về con số tương đối doanh thu bảo lãnh vẫn chỉ chiếm từ 15%- 20% doanh thu dịch vụ và đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng, trong khi thu từ dịch vụ thanh toán vẫn còn chiếm phần lớn dịch vụ (khoảng 80%). Còn so với tổng doanh thu thì tỷ trọng thu từ bảo lãnh là rất nhỏ. Nguyên nhân cũng do trong 3 năm trở lại đây dịch vụ thanh toán tại chi nhánh Thanh Xuân phát triển rất nhanh nên tỷ trọng doanh thu thanh toán là rất cao.
Tài sản đảm bảo
Mức ký quỹ thấp nhất là 5% giá trị bảo lãnh. đối với bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, hoàn thanh toán, phải đảm bảo 100% giá trị thư bảo lãnh. Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm giá trị thư được bảo lãnh tối thiểu là 30% và bảo lãnh dự thầu là 20%.
Biểu 2.4: Biểu phí bảo lãnh
Khoản phí ICB VCB TCB 1.phí bảo lãnh 1.1.Ký quỹ 100% 1.2.Ký quỹ dưới 100% 1%/năm 1%/năm 1.2%/quý 2%/ năm 180.000VNĐ 1.2%- 3% tùy vào TSĐB
2. Sửa đổi thư bảo hành 20 USD 10 USD 10USD/150.000VNĐ 3. Hủy thư bảo lãnh 20 USD 15 USD 10 USD
4.Thông báo sửa đổi thư bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài
Qua bảng có thể thấy mức phí tại ICB tương đối cạnh tranh. Song cũng phải xem xét rằng với cách tính phí bảo lãnh của ICB chưa tạo ra được tính linh hoạt và công bằng cho các khách hàng vì với khách hàng ký quỹ 100% hay dưới 100% đều chịu mức phí là 1%. ICB cần phải tính mức phí theo các loại hình bảo lãnh và theo tỷ lệ các loại tài sản đảm bảo (TSĐB nếu là sổ tiết kiệm của TCB thì mức phí là 1.2%, nếu là chứng chỉ nợ được TCB chấp nhận thì mức phí là 1.5%, nếu là bất động sản, động sản, chứng chỉ vốn thì mức phí là 2%, phần thiếu TSĐB sẽ phải chịu mức phí cao nhất là 3%) với cach tính đó của TCB mức phí sẽ linh hoạt và công bằng hơn cho khách hàng.