Giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 70 - 72)

5. Nội dung chuyên đề

3.2.7. Giải pháp về nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, riêng đối với ngành Ngân hàng- Một ngành cung cấp các sản phẩm thuộc dịch vụ tài chính thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng, có một nguồn lực dồi dào, trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng chính là một thế mạnh giúp Ngân hàng đạt được mục tiêu của mình.

Như đã phân tích, thực trạng nguồn lực tại chi nhánh Thanh Xuân hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập: Nguồn nhân lực còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế và chưa thực sự gắn bó với Ngân hàng. Mặt khác bảo lãnh là hoạt động còn mới mẻ lại phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức sâu rộng, thành thạo nghiệp vụ và khả năng quản lý tốt. Đó là một yêu cầu khá nặng nề được đặt ra cho công tác nguồn nhân lực tại chi nhánh. Cụ thể công tác nguồn nhân lực gồm có: đào tạo, tuyển dụng, bố trí, chính sách ưu đãi với cán bộ nhân viên của Ngân hàng.

Đối với công tác tuyển dụng nên tiến hành thường xuyên định kỳ, một năm có thể tổ chức từ 2-3 đợt tuyển chọn. Công tác tuyển chọn phải thực hiện công bằng, khách quan và trung thực, các thông tin tuyển dụng phải công bố công khai. Chi nhánh có thể liên kết với các trường đại học trong việc tuyển chọn những sinh viên ưu tú như vậy thì chất lượng tuyển dụng sẽ tăng cao.

Đối với công tác đào tạo cán bộ: Ngân hàng nên tiếp tục đào tạo, đào tạo lại và củng cố tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng một cách thường xuyên.

Với những nhân viên mới tuyển dụng nên tổ chức một khoá đào tạo liên tục, tập trung trong thời gian ngắn từ 2-3 tuần song song với việc xúc tiến công việc mới, nên phân công cán bộ có kinh nghiệm hướng dẫn nhân viên mới thực hiện các công việc.

Hàng năm Ngân hàng nên tổ chức kiểm tra trình độ cán bộ nhân viên thông qua các cuộc thi chuyên môn và có phần thưởng xứng đáng.

Với ban lãnh đạo và những cán bộ có tiềm năng nên cử đi học hỏi kinh nghiệp ở nước ngoài.

Công tác bố trí sắp xếp cán bộ: Phải khoa học, hợp lý và hiệu quả. Công việc này phải được thực hiện một cách khách quan, căn cứ vào năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ chứ không dựa vào các mối quan hệ. Ngoài ra ban lãnh đạo Ngân hàng cũng nên thực hiện việc luân chuyển cán bộ qua các phòng ban thuộc chuyên môn của họ để tránh tâm lý nhàm chán.

Ngoài ra, Ngân hàng cần quan tâm tới việc đãi ngộ và thăng tiến cho những cán bộ có nỗ lực đã đạt được những thành tích trong công việc và có chế độ với cán bộ gắn bó lâu năm với Ngân hàng, có những đóng góp nhất định với Ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)