5. Nội dung chuyên đề
2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCTTX
2.2.1. Quy trình bảo lãnh
Bước 1: tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh
Cán bộ bảo lãnh tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng, kiểm tra và yêu cầu khách hàng bổ sung những hồ sơ còn thiếu. bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
- Đề nghị bảo lãnh theo mẫu
- Hồ sơ về tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý và báo cáo tài chính - Các hồ sơ có liên quan đến phương án đề nghị bảo lãnh
- Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu có)
Bước 2: thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh
Thẩm định khách hàng gồm:
- Có đầy đủ pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự - Tình hình tài chính lành mạnh
- Mục đích đề nghị bảo lãnh hợp pháp - Phải mở tài khoản giao dịch tại NHCTTX - Không có nợ quá hạn khó đòi
- Có tài sản đảm bảo hợp pháp
Thẩm định về phương án phát hành thư bảo lãnh
- Thẩm định năng lực của khách hàng trong lĩnh vực đề nghị NHCTTX bảo lãnh
- Mức độ rủi ro có khả năng dẫn đến việc NHCTTX phải trả thay bảo lãnh.
Báo cáo thẩm định trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt phải gồm: loại thư bảo lãnh, giá trị thư bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, người thụ hưởng bảo lãnh, đề xuất mức ký quỹ, các loại phí liên quan đến bảo lãnh, tài sản đảm bảo, các điều kiện khác có liên quan.
Bước 3: Ra quyết định bảo lãnh và chọn hình thức phát hành bảo lãnh
Thông thường, giám đốc là người được uỷ quyền ra quyết định bảo lãnh. sau khi xem xét và đánh giá báo cáo thẩm định, nếu giám đốc đồng ý
bảo lãnh, giám đốc sẽ ghi rõ nội dung đồng ý bảo lãnh, các điều kiện kèm theo, ghi rõ ngày tháng, ký tên và trả hồ sơ về phòng bảo lãnh để thực hiện. Nếu giám đốc không đồng ý cũng ghi rõ nội dung, ký tên, ghi ngày tháng và trả hồ sơ về phòng bảo lãnh
Trường hợp tái thẩm định hoặc thẩm định thông qua hội đồng, giám đốc chi nhánh vẫn phải trình lên trung ương trước khi quyết định.
Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ chọn hình thức bảo lãnh phù hợp hoặc cũng có thể khách hàng lựa chọn hình thức bảo lãnh trước khi thông qua đơn xin bảo lãnh như đơn xin bảo lãnh tiền ứng trước, đơn xin bảo lãnh dự thầu... sau khi đã thống nhất, ngân hàng sẽ tiến hành bước tiếp theo
Bước 4: Tthực hiện quyết định bảo lãnh
- Trong trường hợp ngân hàng từ chối bảo lãnh, cán bộ tín dụng sẽ gửi thông báo đã kiểm tra của trưởng phòng và chữ ký của giám đốc cho khách hàng, trong đó ghi rõ lý do từ chối và kèm theo hồ sơ trả lại khách hàng.
- Trong trường hợp ngân hàng đồng ý bảo lãnh, cán bộ nghiệp vụ sẽ thảo hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp (nếu có), các giấy tờ kèm theo. Sau khi trưởng phòng duyệt ký các hợp đồng này được giám đốc ra quyết định bảo lãnh, ký tên, đóng dấu.
Cán bộ sẽ gửi hồ sơ giấy tờ đến những đối tượng sau:
+ Khách hàng: hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cầm cố thế chấp cùng biên bản thẩm định tài sản (nếu có). Sau khi khách hàng đã ký và đóng dấu, ngân hàng giữ lại một bản hợp đồng và tiến hành hạch toán
+ Người thụ hưởng: thư bảo lãnh
+ Bộ phận kế toán: phiếu ghi nợ- ghi có sau khi hạch toán số dư bảo lãnh để bộ phận kế toán theo dõi ngoại bảng, biên bản định giá tài sản đảm bảo (nếu có).
+ Phòng bảo lãnh: tất cả hồ sơ giấy tờ có liên quan đến lưu giữ và bảo quản.
+ Hội đồng thẩm định (nếu thực hiện thẩm định) cán bộ phải sao hồ sơ cho các thành viên của hội đồng.
Bước 5: Sau ký kết hợp đồng
- Ngân hàng tiến hành thu phí của khách hàng theo phí quy định trong hợp đồng và chuyển hoá đơn thu phí cho bộ phận kế toán
- Khi bên nhận bảo lãnh có điện hoặc văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm theo các bằng chứng chứng minh khách hàng có vi phạm hợp đồng.
Ngân hàng sẽ thẩm định, nếu không hợp lý, hợp lệ ngân hàng sẽ từ chối bằng văn bản hoặc điện nêu rõ lý do. nếu giấy tờ phù hợp ngân hàng sẽ thanh toán lập tức trong hai trường hợp:
+Trích từ quỹ hoặc tài khoản tiền gửi để trả cho bên hưởng.
+ Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ ngay hoặc chỉ trả được một phần, ngân hàng sẽ ghi nợ số tiền trả thay cho khách hàng và áp dụng mức lãi suất phạt dành cho nợ quá hạn thông thường là 150% đối với lãi suất ngắn hạn tại ngân hàng. ngày hạch toán chính là ngày ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay nếu khách hàng ký quỹ hoặc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, ngân hàng sẽ cho khách hàng. ngân hàng sẽ đôn đốc khách hàng trả nợ càng sớm càng tốt.
Bước 6: Kết thúc bảo lãnh
Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh:
- Bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh
- Bên nhận bảo lãnh đồng ý huỷ bỏ bảo lãnh theo các quy định của pháp luật
- Ngân hàng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh - Thời hạn của bảo lãnh đã hết hiệu lực
- Bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh chấm dứt hoạt động thì nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật.