Vai trò ,ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 28 - 32)

8. Cấu trúc đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Vai trò ,ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở

trường phổ thơng

1.1.4.1. Vai trị

tác dụng minh họa mà còn khắc sâu ở HS kiến thức lịch sử các em tiếp thu từ GV. TLVH là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn lịch sử ở trường PT, nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của HS. TLVH là một căn cứ về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của các sự kiện lịch sử, nó giúp HS khắc phục việc hiện đại hoá lịch sử hoặc hư cấu sai sự thật lịch sử.

Bên cạnh đó, TLVH giúp HS có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật lịch sử, bài học quan trọng. Đặc biệt TLVH góp phần làm cho các nội dung lịch sử mềm mại, hấp dẫn, sinh động, kích thích hứng thú học tập cho HS. Điều này lại có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS trong DHLS. Vì thế TLVH cũng thể hiện vai trị to lớn đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra theo đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh.

1.1.4.2. Ý nghĩa a. Kiến thức

Như chúng ta biết, để vẽ lại một “bức tranh quá khứ” vừa sinh động vừa chân thực không phải là dễ, bởi khoa học lịch sử chỉ cung cấp cho chúng ta những con số, những sự kiện cụ thể mang tính khơ khan, dập khn… Việc sử dụng TLVH vào quá trình dạy học sẽ giúp HS bám sát hơn vào nội dung kiến thức. Bên cạnh đó, TLVL cịn giúp HS khắc sâu những nội dung kiến thức được tiếp thu, mở rộng hiểu biết thêm về lịch sử qua nhiều góc độ khác nhau. Khơng chỉ đứng trên góc nhìn của “người thứ ba” mà HS cịn được trải nghiệm, cảm nhận qua góc nhìn của nhân vật lịch sử. Trong TPVH có yếu tố lịch sử, các em sẽ cảm thấy dường như chính mình đang được tiếp xúc trực tiếp với sự kiện lịch sử hay được hịa mình thấu hiểu nỗi niềm của nhân vật. Từ đó hình thành biểu tượng lịch sử chân thực, giúp HS ghi nhớ lâu hơn những sự kiện liên quan đến bài học với đầy đủ mọi góc độ, mọi khía cạnh.

Trên cơ sở “trực quan tư duy”, các em sẽ dần phát triển nhận thức lý tính. HS sẽ tìm ra được những mối liên hệ, nhân quả giữa các sự kiện, hiện tượng từ đó giúp HS nhận ra bản chất vấn đề và hình thành các khái niệm lịch sử cho bản thân.

Như vậy, nếu GV biết vận dụng các loại TLVH vào quá trình DHLS thì HS sẽ tiếp thu dễ dàng hơn nội dung bài học, khắc sâu hơn kiến thức và từ đó các em sẽ mở rộng thêm những thông tin mới cho bản thân.

Việc sử dụng TLVH trong hoạt động DHLS ở trường THPT vai trị quan trọng, góp phần hình thành, phát triển tồn diện các kỹ năng cho HS. Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, các tài liệu tham khảo nếu được sử dụng hợp lý trong DHLS sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của các em.

Trong các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy của HS, nếu HS muốn hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề khi GV sử dụng TLVH để minh họa cho bài giảng thì buộc các em phải chủ động quan sát, vận động trí tưởng tượng và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan. Nhưng để có cơ sở đánh giá được một cách chính xác nhất thì u cầu HS phải tư duy lôgic, tự tạo biểu tượng lịch sử từ các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử cho đến khâu hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học kinh nghiệm.

Như chúng ta đã biết, TLVH góp phần khơng nhỏ vào việc xây dựng lên một bài giảng hay, cuốn hút, có chất lượng.Ví dụ khi học bài 14: “Các quốc gia cổ đại trên đất

nước Việt Nam” (SGK Lịch sử 10), GV có thể khoanh vùng, cung cấp cho các em một

số TLVH có liên quan tới bài, yêu cầu về nhà đọc và tìm hiểu trước như Sự tích “Mai An Tiêm”, sự tích “Bánh Chưng bánh Dày”, truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” hay một số câu ca dao tục ngữ khác. Khi HS đọc và nghiên cứu TLVH trên sẽ tự rút ra được cho mình kết luận về cuộc sống của người dân Bách Việt thời đó như thế nào? Văn hóa dân tộc thời Văn Lang - Âu Lạc ra sao? Có điểm nào khác so với văn hóa hiện nay?…Và đến khi học bài 14, các em sẽ dễ dàng hiểu được quá trình hình thành và những điểm riêng biệt của các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

Như vậy, khi HS làm việc với tài liệu này buộc các em phải đọc, phải tư duy, phải vận dụng những kĩ năng kĩ xảo nếu các em muốn có được đáp án chính xác nhất, chân thực nhất.

c. Thái độ

Việc giáo dục HS thơng qua q trình học tập lịch sử khơng chỉ có tác dụng nâng cao nhận thức mà cịn uốn nắn, định hướng đạo đức, thái độ tình cảm, phát triển óc thẩm mỹ của các em. Trong quá trình dạy học, khi người GV sử dụng TLVH làm tư liệu bài giảng cần khéo léo lồng ghép vừa cung cấp tài liệu - sự kiện vừa thông qua lịch sử để giáo dục đạo đức. Nếu vận dụng tốt, việc giáo dục HS thông qua các bài học lịch sử sẽ đạt hiệu quả cao.

Thứ nhất, khi GV sử dụng TLVH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động

của HS thì HS phải tự làm việc với nguồn tài liệu ấy, tự tìm hiểu, tự đưa ra những phân tích, suy luận, liên hệ. Từ đó, rèn luyện cho các em tính tích cực, tự giác học tập dù trong bất kì hồn cảnh nào. Bên cạnh đó, thơng qua những tấm gương lịch sử tiêu biểu trong lao động, trong đấu tranh sẽ giúp các em có thái độ lao động - học đúng đắn hơn, biết tôn trọng những thành quả mà ông cha để lại, làm thế nào để xứng đáng thừa hưởng những vinh hoa đó. Nhưng muốn hiểu được nội dung truyền tải từ các TPVH buộc HS phải làm tự làm việc với nguồn tài liệu, độc lập phân tích, so sánh từ đó mới có các cơ sở để đưa đến kết quả đánh giá cuối cùng. Hoạt động này diễn ra thường xuyên, hình dung sẽ tạo cho HS một thói quen tốt về việc phát huy tính tự giác, tích cực học tập của các em. Bên cạnh đó, dần hình thành cho HS sở thích tìm hiểu lịch sử thơng qua các phương tiện cung cấp thơng tin khác nhau, nhờ đó, các em sẽ dần dần hồn thiện những nhân cách tốt đẹp của mình, biết phân biệt đúng-sai, biết phấn đấu học tập và noi gương các tấm gương anh hùng đi trước.

Thứ hai, sử dụng các nguồn TLVH có vai trị nâng cao tính thẩm mỹ của HS,

phát triển tồn diện về tâm tư tình cảm, các tiêu chuẩn đạo đức về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.

Các TPVH có sức truyền tải rất lớn về mặt tình cảm cho người đọc, đặc biệt là lứa tuổi HS. Khi đọc các tài liệu minh chứng cho một giai đoạn lịch sử hay đơn giản chỉ cho một sự kiện, một nhân vật nào đó thơng qua văn học, HS sẽ dễ dàng hiểu hơn những góc khuất tâm tư, tình cảm mà đơi khi lịch sử chưa thể thể hiện trọn vẹn được. Những TPVH, những câu chuyện, những dịng hồi kí, tự sự chất chứa những nỗi niềm sẽ là một tác động mạnh mẽ đến trái tim người đọc, vừa khơi gợi cho các em những cảm xúc chân thật gắn với sự kiện lịch sử, vừa giúp các em nhận ra giá trị thật của những việc đã qua, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu sâu hơn lịch sử, hứng thú với mơn học.

Ví dụ: khi học bài 23: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”, mục III “Vương triều Tây Sơn” (SGK Lịch sử 10), để minh họa thêm cho sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn, GV có thể cung cấp một số câu ca dao nói về sự kiện này.

“Nguyễn ra rồi Nguyễn lại về

Chúa Trịnh mất nước, vua Lê khó cịn Đầu cha lấy làm chân con Mười bốn năm trịn, hết số thì thơi

Anh di theo chú Tây Sơn

Em về cày cuốc mà thương mẹ già” [39; tr.207]

Trong câu ca dao trên đã cung cấp cho HS một lượng thông tin cần thiết, mở rộng, nâng cao những hiểu biết của các em về sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn. Việc sử dụng bài TLVH vào bài học sẽ khơi gợi cho HS cảm xúc chân thực của nhân dân ta trước biến cố lịch sử này.

Qua việc sử dụng TLVH trong DHLS, các em sẽ có thêm nhiều hiểu biết lịch sử dân tộc, biết phân biệt đúng-sai, biết được quy luật tất yếu của tiến trình phát triển lịch sử nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng

Thứ ba, thơng qua việc sử dụng TLVH, GV có thể định hướng cho HS lập trường

chính trị vững vàng, giúp các em nhận thức rõ đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa trước những vấn đề lịch sử.

Như vậy, việc sử dụng TLVH trong q trình DHLS khơng những giúp HS có những biểu tượng sinh động, chính xác về sự kiện - hiện tượng mà còn giúp các em hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn bản chất vấn đề được đề cập tới, thơng qua đó, nó cịn khơi gợi cho HS nhiều cảm xúc - điều này sẽ tạo cơ sở giáo dục tư tưởng - tình cảm đúng đắn cho các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)