Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 51 - 54)

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam

lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Đảm bảo đạt được mục tiêu dạy học

Dạy học đạt được mục tiêu đề ra là việc HS phải hiểu sâu sắc những nội dung kiến thức lịch sử được học. Mục tiêu của bài học lịch sử là cụ thể hóa mục tiêu của bộ mơn. Do đó, người GV cần đặt ra những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và cố gắng thực hiện tốt các mục tiêu ấy. Mục tiêu việc sử dụng TLVH trong DHLS phải thể hiện trên cả ba mặt: bồi dường kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tư tưởng, thái độ phù hợp với đặc trưng từng lứa tuổi và khả năng nhận thức của HS. Trong DHLS, việc xác định mục tiêu của từng bài học lịch sử giúp GV linh hoạt hơn trong việc lựa chọn các biện pháp sử dụng TLVH sao cho phù hợp. Trên thực tế chứng minh, dù GV có sáng tạo bao nhiêu mà dạy học không thực hiện được mục tiêu tức là dạy học khơng có chất lượng.

Vì vậy, trong quá trình DHLS, người GV cần phải lựa chọn những biện pháp sử dụng TLVH hay, phù hợp với nội dung, điều kiện dạy học và trình độ của HS để thực hiện nhưng phải đảm bảo mục tiêu dạy học đặt ra.

2.3.2. Tạo được hứng thú học tập cho học sinh

“Hứng thú học tập là thái độ lựa chọn của cá nhân với đối tượng của hoạt động

học tập, là động lực để người học đạt kết quả cao, tạo cho cá nhân động lực để làm việc” [31; tr.73]. Trong công cuộc đổi mới PPDH hiện nay, hứng thú học tập là động

lực rất cần thiết để HS thoát khỏi sự áp đặt của cách học truyền thống, hướng tới HS tới cách học tích cực hơn. Đặc biệt, đối với lứa tuổi HS THPT thành phố Thái Nguyên thì hứng thú học tập lại càng quan trọng hơn. Bởi, mặc dù đa số bản thân các em đã xác định được vai trò to lớn của việc học tập, hiểu rõ tầm quan trọng của việc học đối với tương lai nhưng đôi khi do mải chơi, do sa đà vào các thú tiêu khiển nên quên mất nhiệm vụ, thường ỷ lại, khơng tồn tâm tồn ý dành quan tâm cho học tập nếu các em khơng có hứng thú, niềm u thích mơn học. Do vậy, việc tạo hứng thú học tập cho HS là yêu cầu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng DHLS.

Có thể hiểu đơn giản, việc sử dụng TLVH trong DHLS nhằm tạo hứng thú học tập cho HS có vai trị quan trọng, đó là sự kết hợp giữa nhận thức và cảm xúc tích cực, khi đó các em sẽ nhanh chóng tiếp thu, nhớ lâu, hiểu sâu hơn nội dung kiến thức bài học. Đồng thời, sự hứng thú sẽ kích thích tính tự giác học tập, tự giác hoàn thiện bản thân, nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức của các em.

Tuy nhiên, khi sử dụng TLVH, người GV cần lưu ý và tuân thủ những nguyên tắc DHLS để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đảm bảo yêu cầu tạo được hứng thú cho người học.Và đặc biệt khi lựa chọn TLVH trong DHLS GV cần lựa chọn chính xác những TPVH có tính chân thực, tính cuốn hút, ngơn ngữ phong phú, giàu hình ảnh để phát huy tối đa tác dụng của TLVH.

2.3.3. Tài liệu văn học phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng

Sử dụng TLVH trong DHLS có vai trị rất lớn trong việc tác động mạnh mẽ đến hiệu quả bài học, góp phần hình thành ở HS những thái độ, đạo đức đúng đắn, định hướng cho các em tư tưởng chính trị chuẩn mực .

Trong DHLS, GV khơng những có nhiệm vụ truyền đạt tri thức, phát triển các kĩ năng cho HS mà còn phải thực hiện yêu cầu về giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng,

khuynh hướng cách mạng. Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi rất dễ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh, dễ bị phát triển sai, lệch lạc những chuẩn mực đạo đức, tư tưởng chính trị. Cho nên người GV đóng vai trị định hướng cho sự phát triển tồn diện ở cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS.

Trong DHLS, GV cần đảm bảo yêu cầu tính khoa học, tính tư tưởng trong khi sử dụng TLVH phục vụ cho giờ dạy. Như chúng ta biết, mỗi nền văn học đều sinh ra ở một hình thái xã hội nhất định, một giai cấp nhất định. Văn học không thể tách biệt với bất kì hiện thực xã hội nào trên tất cả các mặt, từ mặt chính trị, kinh tế cho đến xã hội. Nội dung của bất kì TPVH nào cũng phán ánh hiện thực xã hội qua con mắt chủ quan của tác giả. Do đó, khi GV lựa chọn TLVH để phục vụ cho việc dạy học thì cần xác định rõ tư tưởng của tác giả trong nội dung TPVH. TLVH được sử dụng cần phải phản ánh đúng sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng một cách chân thực; truyền đạt chính xác những quan điểm lịch sử dựa trên cơ sở lập trường của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin. Tránh truyền đạt sai, truyền đạt lệch lạch những quan điểm lịch sử khiến cho HS hiểu nhầm, có thái độ khơng đúng đối với sự kiện lịch sử và định hướng sai con đường tư tưởng chính trị của các em.

2.3.4. Phải phát triển năng lực học tập của học sinh.

Bất kì một PPDH nào đều hướng tới phát triển tồn diện cho HS khơng chỉ ở mức độ kiến thức, định hướng về thái độ mà cịn hình thành và nâng cao năng lực học tập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những PPDH truyền thống khơng cịn phát huy tác dụng, bởi lẽ lối mịn phương pháp này chỉ là q trình dạy và học thụ động, khơng phát huy hết năng lực học tập của HS. Cho nên việc học tập có đạt chất lượng hay khơng phụ thuộc khơng nhỏ vào các PPDH tích cực, lấy người học làm trung tâm, để tập phát triển năng lực học tập. Việc sử dụng TLVH trong DHLS giúp GV có một trong số những cơ sở để đánh giá học lực, từ đó xác định phương hướng hình thành, phát triển năng lực học tập của các em.

Nếu trong quá trình GV sử dụng TLVH để minh họa cho bài giảng, HS muốn hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề thì buộc các em phải chủ động làm việc với TLVH, buộc phải quan sát, vận động trí tưởng tượng và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan. Nhưng để có cơ sở đánh giá được một cách chính xác nhất thì u cầu HS phải có năng

lực tư duy chính là các năng lực phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, khái quát, năng lực làm việc với tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập… để tự tạo biểu tượng lịch sử từ các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử cụ thể cho đến khâu hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học kinh nghiệm.

Vì vậy, khi sử dụng TLVH trong DHLS, GV cần xác định rõ ràng năng lực học tập của HS, những ưu điểm, những thế mạnh hay những yếu điểm, thiếu xót ở các em để từ đó có những lựa chọn PPDH cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)