Nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 40 - 49)

8. Cấu trúc đề tài

2.1. Khái quát mục tiêu, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường

2.1.2. Nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 10

* Chủ đề: Việt Nam thời nguyên thủy

Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của LSVN, đánh dấu bằng sự xuất hiện của người tối cổ có niên đại cách ngày nay khoảng 4 triệu năm trước tại khu vực tỉnh Thanh Hóa. Ở thời ngun thủy, chương trình lịch sử đã cung cấp đầy đủ những thơng tin cần thiết cho giai đoạn này. Con người từ một loại vượn cổ (có niên đại 6 triệu năm CNN) đã dần tiến hóa thành người tối cổ (có niên đại 4 triệu năm CNN), người tối cổ tiến hóa lên người tinh khơn (có niên đại 4 vạn năm CNN). Trải qua q trình tiến hóa về mặt sinh học, con người dần hoàn thiện về các hoạt động lao động, phát triển các kĩ thuật chế tạo công cụ từ công cụ bằng đá thô sơ cho tới kĩ thuật chế tác tinh xảo, từ công cụ bằng đá cho tới các công cụ bằng đồng, bằng sắt như giáo, mác, cung tên. Các phương thức sinh hoạt - kiếm sống từ thường xuyên ở trong các hang động, mái đá, săn bắt, hái lượm, ‘ăn lông ở lỗ” cho đến việc tìm ra lửa, “ăn chín uống

sơi”, biết dựng nhà, sử dụng “quần áo”, trang sức cho tới việc tổ chức cơ cấu xã hội

từ bầy người nguyên thủy cho tới thị tộc, bộ lạc, từ gia đình mẫu hệ chuyển đổi sang gia đình phụ hệ.

* Chủ đề:Việt Nam thời cổ đại

Ở trong giai đoạn này, HS được cung cấp thêm các kiến thức về thời cổ đại. Lý giải trên địa bàn đất nước ta thời cổ đại không phải là một lãnh thổ toàn vẹn như bây giờ. Đó là sự tách biệt, mở rộng và thống nhất các quốc gia cổ ở Việt Nam bao gồm Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam trên cơ sở các nền văn hóa khác nhau (văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Ĩc eo).

* Chủ đề: Việt Nam thời Bắc thuộc

Theo quy luật vận động của lịch sử không thể tránh khỏi các cuộc xung đột, xâm lược mà trong lịch sử Việt Nam tiêu biểu chính là thời kì Bắc thuộc. Thời Bắc thuộc kéo dài 1000 năm với sự đơ hộ của chính quyền phương Bắc. Mở đầu thời kì đó chính

là sự kiện nhà Triệu tiến đánh Âu Lạc. Sau khi chiếm được Âu Lạc, chúng đã thi hành một loạt các chính sách cải cách, phát triển về tổ chức bộ máy nhà nước (chia nước ta thành 2 quận, sát nhập vào quốc gia Nam Việt), về kinh tế và âm mưu đồng hóa mặt văn hóa. Dưới sự tác động của các chính sách đó, kinh tế, văn hóa, xã hội của chúng ta có những biến chuyển nhất định và xuất hiện trong xã hội một mối mâu thuẫn mới đó chính là mâu thuẫn dân tộc (mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đơ hộ phương Bắc). Mặc dù các triều đại phong kiến phương Bắc ra sức đàn áp, tăng cường cai trị đến tận cấp huyện, tổ chức đơn vị hành chính đến cấp hương, xã nhưng không thể nào khống chế nổi các xóm làng người Việt. Chính các xóm làng này là nơi xuất phát điểm cho các cuộc đấu tranh giành độc lập nổ ra. Không cam tâm với thời cuộc, “có áp bức, có đấu tranh”, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) cho đến cuộc khởi nghĩa của Lí Bí (năm 542) với sự ra đời của nhà nước độc lập tự chủ Vạn Xuân, cho đến cuộc khởi nghĩa giành được chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905). Đặc biệt, năm 938 với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra một trang lịch sử mới, thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.

* Chủ đề: Sự hình thành và phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Sau khi đánh bại được quân Nam Hán, năm 939 Ngô Quyền xưng vương, bắt tay vào xây dựng chính quyền mới, đóng đơ ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). Đến năm 944, Ngô Quyền mất. Nhà Ngô suy vong dẫn tới “loạn 12 sứ quân”, đất nước bị chia cắt. Sau khi dẹp “loạn 12 sử quân” năm 968 nhà Đinh được thành lập và tiếp sau đó là nhà Tiền Lê. Các nhà nước phong kiến đã xây dựng một nhà nước sơ khai gồm 3 ban: Văn ban, võ ban và tăng ban. Chia đất nước thành 10 đạo, tổ chức quân đội quy củ hơn. Nhà nước phong kiến thực sự hoàn chỉnh và phát triển bắt đầu từ thế kỉ XI trở đi với sự ra đời của triều đại nhà Lý. Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Năm 1010, Lý Công Uẩn - ông tổ triều đại nhà Lý đã chuyển kinh đơ từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội) - đây được coi là sự kiện quan trọng trong LSVN đầu thế kỉ XI - mở ra một giai đoạn phát triển mới. Tiếp nối sự trị vì của nhà Lý là nhà Trần vào năm 1226 với

sự kiện vua nữ duy nhất của lịch sử Việt Nam - Lý Chiêu Hồng nhường ngơi cho chồng mình là Trần Cảnh. Dưới thời Lý - Trần, tổ chức bộ máy đã hoàn chỉnh hơn so với trước, đất nước được chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần) cai quản. Thời Lý-Trần chú trọng phát triển quân đội quy củ, xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ, cho ra đời bộ luật Hình thư (Thời Lý) hay Hình luật (thời Trần).

Cuối thế kỉ XVI, nhà Trần suy vong. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly chưa đạt được kết quả mong muốn thì lực lượng quân Minh từ phương Bắc đã ồ ạt tiến sang xâm lược. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại, đất nước ta lâm vào ách đô hộ của nhà Minh. Ở thời điểm đó, trong nước có rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng lên nhưng đều bị dập tắt. Trước sự tàn bạo của kẻ thù xâm lược, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi đã nổ ra tại Thanh Hóa vào năm 1418. Tuy nhiều lần bị tiến cơng dữ dội nhưng với ý chí chiến đấu, sự đồn kết của dân tộc chúng ta đã làm nên chiến thắng lừng lẫy ở trận Chi Lăng - Xương Giang buộc chúng phải chấp nhận sự thất bại nặng nề.

Sau khi đất nước hồn tồn giải phóng, năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua, thực hiện một loạt cải cách mới. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Ở trung ương bãi bỏ chức Thừa tướng và các chức Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc, tập trung quyền lực vào mình, bên dưới là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng). Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì và có quyền hành cao hơn. Cả nước được chia thành 13 đạo thừa tun, mỗi đạo có 3 ti (đơ ti, thừa ti, hiến ti) trông coi các mặt dân sự, quân sự và an ninh.

Nhìn chung, dưới các triều đại phong kiến Đại Việt đều chú ý tới việc xây dựng quân đội hùng mạnh, chặt chẽ, có quy củ, vấn đề đảm bảo an ninh đất nước rất được coi trọng. Nhân dân tuy phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đi lính, lao dịch, nộp thuế song được nhà nước coi trọng và quan tâm đến đời sống.

Các triều đại phong kiến đều có chính sách đại đồn kết dân tộc, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số ít người, với các tù trưởng ở vùng biên giới. Khi có giặc ngoại xâm, nhà nước đều huy động hoặc khuyến khích họ tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Trong hoạt động đối ngoại, đối với các nước láng giềng phía Tây và phía Nam như Lan Xang, Chăm Pa, Chân Lạp, nhà nước Đại Việt luôn giữ mối quan hệ hòa hảo, thân thiện mặc dù đơi lúc có xảy ra chiến tranh. Đối với chính quyền phương Bắc, các triều đại phong kiến Đại Việt thực hiện đầy đủ lệ triều cống những luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ riêng. Khi bị xâm lược, nhà nước và nhân dân ta sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ bị suy yếu. Nhân cơ hội đó, Mạc Đăng Dung cướp ngơi nhà Lê, thành lập ra nhà Mạc. Không chấp nhận chính quyền nhà Mạc, một số quan lại cũ nhà Lê nổi dậy đấu tranh, đứng đầu là Nguyễn Kim. Từ đây, một nhà nước mới được thành lập, sử cũ gọi là Bắc triều. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ cho đến cuối thế kỉ XVI. Nhà Mạc bị lật đổ. Khơng lâu sau, hình thành một thế lực cát cứ - thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1627, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới, chia đất nước thành hai đàng: Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã lật đổ được chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngồi, đánh đuổi được sự xâm lược của quân Xiêm và Thanh, thành lập ra vương triều Tây Sơn.

Vương triều Tây Sơn tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, năm 1792, vua Quang Trung qua đời. Nhân cơ hội đó, năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn thành lập ra nhà Nguyễn.

Kế tiếp sự nghiệp các vương triều trước, nhà Nguyễn cũng đã cải cách đất nươc và thi hành một số những chính sách có lợi cho đất nước Tuy nhiên, với chính sách ngoại giao sai lầm, “đóng cửa” không giao lưu với các nước tư bản phương Tây, thi hành chính sách “giết đạo”, “diệt đạo” đã làm cho nhà Nguyễn gặp nhiều bất lợi, khơng có điều kiện phát triển.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược. Việt Nam bước sang một thời kì mới.

* Chủ đề: Các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Như các triều đại khác, các triều đại phong kiến Việt Nam cũng không thể nào tránh khỏi được các cuộc xâm lược từ bên ngoài vào mà chủ yếu đến từ các triều đại

phong kiến phương Bắc. Trong chương trình lịch sử lớp 10 đã cung cấp cho HS các kiến thức cơ bản về các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở thế kỉ X đến thế kỉ XV. Đầu thế kỉ thứ X, nhân dân Việt Nam đã giành được quyền tự chủ, lật đổ hoàn toàn ách đơ hộ, thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc. Nhưng chẳng bao lâu sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải đối mặt với sự xâm lược hai lần của chính quyền phong kiến nhà Tống. Lần thứ nhất, vào năm 980 khi nhận được tin nhà Đinh đang trong tình trạng khó khăn, vua Tống đã đem quân sang xâm lược. Trước tình thế đó, thái hậu Dương Vân Nga đã nhường lại ngôi báu cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, mở ra một triều đại mới - triều đại Tiền Lê. Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Với sự đồn kết dân tộc, ý chí chiến đấu kiên cường, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh thắng quân Tống. Tuy nhiên, sau thất bại lần thứ nhất này, quân Tống vẫn nuôi hi vọng một ngày không xa sẽ được “phục thù”, chiếm được giang sơn Đại Việt. Chính vì vậy,vào những năm 70 của thế kỉ XI, trong lúc Đại Việt đang phát triển hưng thịnh dưới thời Lý thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng. Để thốt khỏi tình trạng này, vua tôi nhà Tống đã quyết định thực hiện mưu đồ xâm lược Đại Việt lần thứ hai. “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiềng nể”. Năm 1077, chúng đem quân sang xâm lược nước ta một lần nữa nhưng lần nào cũng vậy, “thời thế sinh anh hùng”quân và dân Đại Việt ngay sau khi nhận được tin cấp báo đã chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho cuộc kháng chiến hứ hai này. Dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Lý, đặc biệt dưới sự lãnh đạo tài giỏi của thái úy Lý Thường Kiệt, quân ta đã đánh tan giặc ngoại xâm trong trận quyết chiến ở bờ sông Như Nguyệt, làm nên chiến thắng vang dội với sự ra đời của “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nước ta - Nam quốc sơn hà.

“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”[6; tr.97]

Sau cuộc kháng chiến chống Tống, quân và dân Đại Việt dưới thời nhà Trần lại phải đương đầu với một thử thách lớn, trong vòng 30 năm chúng ta phải tiến hành 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên - một đội quân hùng hậu, hiếu chiến thời bấy giờ (1258, 1285, 1287 - 1288).

Dưới sự lãnh đạo của các vị vua nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Thái sư Trần Thủ Độ cùng hàng loạt các vị tướng tài giỏi khác như Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật đặc biệt là Trần Quốc Tuấn cùng với sức mạnh tình đồn kết qn dân, chúng ta đã khiến cho quân Mông - Nguyên chịu thất bại cay đắng trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp ở hai lần xâm lược năm 1258, 1285 và đau đớn nhất ở trận đại bại trên sông Bạch Đằng năm 1288 trong ba lần xâm lược.

“Bạch Đằng nhất trận hỏa công

Tặc binh đại phá, huyết hồng man giang”[6; tr.98]

Cuối thế kỉ XIV, khi nhà Hồ thành lập chưa được bao lâu thì vấp phải sự xâm lược của quân Minh. Do thiếu sự lãnh đạo và đặc biệt là tình đồn kết quân dân cho nên năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ bị thất bại, nước ta lại rơi vào ách đô hộ. Trước những hành động tàn ác của kẻ thù, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa bùng nổ trên cả nước tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào năm 1418. Được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, nghĩa quân đã hành quân ra Bắc, quyết chiến với quân Minh, đẩy chúng vào thế bị động. Cuối năm 1427, 10 vạn quân cứu viện ồ ạt tràn vào nước ta đã bị nghĩa quân đánh tan tành ở trận Chi Lăng - Xương Giang, buộc chúng trở về nước.

Dưới thời Tây Sơn, sau khi chính quyền phong kiến chúa Nguyễn bị lật đổ - không cam tâm trước thế cục này cho nên Nguyễn Ánh - cháu của chúa Nguyễn đã chạy sang Xiêm cầu viện. Nhân cơ hội đó, Xiêm điều 5 vạn quân tràn vào nước ta. Tuy nhiên, do sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và lịng quyết tâm chống giặc của nhân dân ta mà quân Xiêm đã đại bại ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút, buộc chúng chấm dứt âm mưu, quay đầu về nước.

Cũng như nhà chúa Nguyễn, sau khi bị thất bại nặng nề, Vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện nhà Thanh. Năm 1788, nhà Thanh cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta với danh nghĩa giúp nhà Lê giành chính quyền. Trước tình hình đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ sau khi lên ngơi Hồng đế vào ngày 25 tháng 11 năm 1788 đã chỉ huy quân tiến ra Bắc. Trận hành quân thần tốc từ đêm 30 Tết (tức 25/1/1789) cho tới mùng 5 Tết quân ta đã tiến đến thành Thăng Long, chiến đấu quyết liệt và giành thắng lợi ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

* Chủ đề: Kinh tế - xã hội Việt Nam thời phong kiến (từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)

Đầu thế kỉ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả nước lại bắt tay vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác ngày càng gia tăng. Các vị vua triều đại Tiền Lê, Lý, Trần ban bố nhiều chính sách động viên nhân dân sản xuất, khai hoang, lập điền trang. Đại Việt thời bấy giờ thường xuyên bị nạn lụt đe dọa, gây nhiều khó khăn, cho nên bên cạnh việc phát triển nông nghiệp, các triều đại phong kiến luôn chú trọng việc đê điều, chống lũ. Do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)