Nhận xét chung về thực trạng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 37 - 39)

8. Cấu trúc đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Nhận xét chung về thực trạng sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch

Việt Nam lớp 10 ở trường THPT thành phố Thái Nguyên

1.2.4.1. Về ưu điểm, thuận lợi

Tìm hiểu những ưu điểm, thuận lợi của TLVH trong DHLS ở trường THPT thành phố Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, đa số GV hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử

dụng TLVH trong DHLS. Bên cạnh đó, có một số em thực sự u thích mơn Lịch sử, trên lớp chú ý lắng nghe, có sự tương tác với GV trong mỗi giờ học chính là cơ sở, động lực để GV đổi mới mạnh mẽ các PPDH, trong đó có việc việc sử dụng TLVH trong DHLS để kích thích hứng thú học tập và phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Thứ hai, đội ngũ GV Lịch sử của thành phố Thái Nguyên ngày càng được nâng

Thứ ba, Thái Nguyên có 01 trường sư phạm với bề dày lịch sử hơn 50 năm kinh

nghiệm cùng đội ngũ giảng viên giỏi, tạo điều kiện thuận lợi cho GV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trao đổi, học tập những kinh nghiệm quý báu.

Thứ tư, thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung rất nhiều trường đại học với hệ

thống thư viện phong phú, đặc biệt là trung tâm học liệu, cho nên GV có nhiều lựa chọn nguồn TLVH để sử dụng trong quá trình dạy học.

1.2.4.2. Về hạn chế, khó khăn và nguyên nhân.

- Về phía HS, đây là lứa tuổi THPT có nhiều thay đổi về mặt tâm lí. Đối với HS THPT thành phố Thái Nguyên, do môi trường sống của các em là khu vực thành phố nên đa phần các em thường mải chơi, dễ cám dỗ bởi các trị tiêu khiển dẫn tới khơng chú tâm vào học hành. Bên cạnh đó, lối tư duy của đa phần phụ huynh cho rằng “chỉ cần học xong

cấp ba rồi ra ngồi tìm việc” hay “có học đại học cũng khơng xin được việc”, cho nên đã

tác động vào HS, nhiều HS chùn bước trong học tập, các em chỉ cố gắng phấn “lên lớp” và “tốt nghiệp”. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do định hướng nghề nghiệp nên việc học tập lịch sử trở nên khó khăn hơn. Lịch sử chỉ là một mơn phụ, khơng có vai trị quyết định tương lai. Chính vì những lối suy nghĩ đó, khiến cho GV gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng các PPDH mới, nâng cao chất lượng dạy học.

- Về phía GV, bên cạnh lực lượng đơng đảo ln tích cực đổi mới PPDH thì vẫn cịn nhiều trường hợp GV chậm đổi mới, lười đổi mới, chưa chịu tìm tịi nghiên cứu, chưa biết cách phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Vì vậy, PPDH chủ yếu của họ vẫn là thuyết trình, có chăng thỉnh thoảng sử dụng một vài đồ dùng dạy học, tư liệu tham khảo cho bài học. Đồng thời, do hạn chế về thời gian, phân phối nội dung chương trình cho nên GV khơng có nhiều cơ hội triển khai đa dạng các hình thức tổ chức dạy học có vận dụng TLVH.

Qua q trình nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng DHLS lớp 10 ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên nêu trên, chúng tôi nhận thấy việc tìm ra những biện pháp sử dụng TLVH nhằm cải thiện chất lượng DHLS ở đây là cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở bám sát lí luận và những yêu cầu đổi mới giáo dục, các biện pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế thành phố Thái Nguyên. Vì vậy, ở chương II, chúng tôi đề xuất những biện pháp sư phạm cụ thể góp phần nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam lớp 10 ở trường THPT thành phố Thái Nguyên.

CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)