Sử dụng tài liệu văn học trong hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 62 - 70)

8. Cấu trúc đề tài

2.4. Các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp

2.4.2. Sử dụng tài liệu văn học trong hoạt động ngoại khóa

2.4.2.1. Sử dụng tài liệu văn học trong hình thức ngoại khóa kể chuyện

Hoạt động kể chuyện là hình thức ngoại khóa vơ cùng hấp dẫn, dễ thực hiện và có kết quả giáo dục cao. Có nhiều cách kể chuyện như kể lại nội dung của một cuốn sách hay đã đọc, một câu chuyện tìm được qua các tài liệu tham khảo hay chính những câu chuyện mà người tham gia chứng kiến, trải nghiệm. Kể chuyện không những thu hút sự chú ý của người nghe mà cịn có sự hấp dẫn đối với chính người tham gia kể chuyện.

Sử dụng TLVH trong hình thức ngoại khóa kể chuyện là phương pháp kết hợp linh hoạt giữa kiến thức văn học và lịch sử với hoạt động kể chuyện. Biện pháp này sẽ góp phần khơng nhỏ giúp các em khắc sâu hơn nội dung kiến thức lịch sử có trong bài. Tuy nhiên, để tiến hành được hoạt động, yêu cầu HS phải có vốn hiểu biết, có năng lực nhận thức, biết làm việc với các TPVH. Qua đó, HS một lần nữa củng cố cho mình những tri thức đã được lĩnh hội. Từ những u cầu trên, vơ hình chung sẽ là động lực cho HS rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho bản thân.

Để việc kể chuyện đạt hiệu quả, người kể phải diễn đạt bằng ngơn ngữ súc tích, giàu hình ảnh, sinh động, lôi cuốn,thu hút được người nghe. Cách diễn đạt, âm lượng cũng như tốc độ, sắc thái biểu cảm, ngữ điệu cũng phải phù hợp, bởi đó là những tác động không nhỏ đối với HS. Người kể phải làm cho người nghe xúc động, phải làm cho họ như đang được sống, đang được chứng kiến, được tham gia vào sự kiện cụ thể. Nội dung kể chuyện không chỉ giới hạn ở trong khối lượng sự kiện, tri thức cung cấp cho HS mà còn phải biết đi sâu phân tích tình tiết, diễn biến để các em thấy được các mối liên hệ bản chất, các mối ràng buộc bên trong tính chất của các sự kiện.

Ví dụ: Trong hoạt động ngoại khóa tham quan bảo tàng Bảo tàng lịch sử Việt Nam (Hà Nội), khi giới thiệu đến các cuộc kháng chiến quân Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII, GV kể cho HS nghe câu chuyện “Bóp nát quả cam” để HS có thêm những góc nhìn chân thực hơn về sự kiện này thông qua con mắt người trong cuộc.

“Trần Quốc Toản sinh năm 1267, được phong Hoài Văn hầu khi mới 15 tuổi. Thuộc dịng dõi hồng tộc, Trần Quốc Toản lớn lên trong cảnh đất nước chuẩn bị chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai.

Tương truyền thuở nhỏ, Trần Quốc Toản rất ham mê cung kiếm, thao luyện võ nghệ, học tập binh thư và được Hưng Đạo vương rất khen ngợi. Khi mới 15 tuổi, thiếu niên này đã hừng hực chí lớn muốn diệt giặc, bảo vệ sự tồn vẹn cho non sơng đất nước.

Trước khi Hoài Văn hầu chào đời 10 năm, quân dân Đại Việt đã khiến giặc Nguyên Mông thua tan tác. Biết rằng giặc Nguyên Mông khơng bao giờ từ bỏ giấc mộng thơn tính Đại Việt, triều đình nhà Trần một mặt giảng hịa với nhà Nguyên, một mặt tích cực chuẩn

bị lực lượng sẵn sàng ứng phó. Suốt từ năm 1258 trở đi, trong khoảng 1/4 thế kỷ, nhà Trần áp dụng phương sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt nhưng cũng không kém phần cương quyết. Khơng ít lần vua Trần khéo léo từ chối những yêu sách quá quắt của Hốt Tất Liệt, hồng đế Ngun Mơng.Tuy nhiên, khi chúng ta càng nhân nhượng, nhà Nguyên càng tỏ rõ ý đồ và chuẩn bị cho cuộc tấn công xuống nước ta. Trước nguy cơ đó, tháng 10/1282, vua Trần Nhân Tơng triệu tập Hội nghị Bình Than để bàn phương hướng kháng chiến và quyết định lực lượng. Do mới 16 tuổi, Hoài Vương hầu không được mời dự hội nghị. Chàng thiếu niên này vẫn tới bến Bình Than, địi được vào. Bị lính canh chặn cửa, Quốc Toản vặn hỏi: “Ta là Hoài Văn hầu, quan gia truyền gọi tất cả vương, hầu tới họp. Ta là hầu, cớ sao khơng cho vào?”. Thấy chuyện ầm ĩ bên ngồi, Trần Nhân Tông hỏi ra mới biết chuyện, bèn cho người mang ban cho Hoài Văn hầu một quả cam và khuyên lui bước vì chưa đến tuổi bàn việc nước.Vua thấy Hồi Văn hầu Trần Quốc Toản cịn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lịng hổ thẹn, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào khơng biết. Sau đó, Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nơ và người dân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, thêu lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua. Năm 1285, vua Trần Nhân Tơng sai Chiêu Thành Vương, Hồi Văn hầu Trần Quốc Toản và tướng qn Nguyễn Khối đem một nhóm binh lính đón đánh qn Ngun ở bến Tây Kết. Chỉ sau 1 tháng, quân Nguyên bị đánh bại ở Kinh Thành và Chương Dương. Tướng Ngun là Thốt Hoan, Bình Chương A Lạt phải bỏ chạy qua sơng Lơ.”

[43]

Như vậy, hoạt động ngoại khóa kể chuyện là hoạt động có tính hấp dẫn cao, thu hút đơng đảo HS tham gia. Sử dụng TLVH trong hình thức kể chuyện khơng những giúp HS hứng thú với học tập mà cịn giúp các em hình thành năng lực tự học, năng lực liên hệ thực tiễn. Qua đó cũng rèn luyện cho các em kĩ năng thuyết trình, tự tin trước đám đơng, hiểu sâu sắc các sự kiện lịch sử.

2.4.2.2. Sử dụng tài liệu văn học trong hình thức ngoại khóa tổ chức trị chơi

Trị chơi lịch sử là hoạt động ngoại khóa thu hút đơng đảo HS tham gia, nó tạo ra những hấp dẫn, kịch tính, kích thích tinh thần đồn kết, phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của các em. Qua hoạt động này sẽ giúp tình cảm giữa thầy trị thêm gắn bó. Trong thực tế, để tổ chức trị chơi đạt chất lượng tốt địi hỏi người GV phải đa dạng hóa các loại hình trị chơi.

Trong DHLS, GV có thể sử dụng TLVH trong việc tổ chức một số trò chơi như sau:

+ Trị chơi “ơ chữ bí ẩn”: Đây là một trị chơi quen thuộc, hỗ trợ đắc lực cho GV và HS trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong hoạt động luyện tập. Đó khơng chỉ là một trị chơi đơn thuần mà cịn là một hình thức học tập tăng giúp khả năng tư duy của người chơi nếu được thiết lập và sắp xếp phù hợp với chương trình giáo dục. Đồng thời, trị chơi ơ chữ đem lại cho HS sự hứng thú, tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức, giúp HS ôn luyện kiến thức nhanh, phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm mà bộ Giáo dục - Đào tạo đã lựa chọn cho việc kiểm tra đánh giá và thi cử hiện nay.

* Thể lệ trị chơi: Trị chơi ơ chữ là ra những ơ vuông để trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức đã gợi ý. Căn cứ vào nội dung gợi ý và năng lực của mình, người chơi cần đưa ra đáp án để hồn thành ơ chữ. Khi thiết kế ô chữ GV cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản: nội dung phải phù hợp với chương trình SGK, phù hợp đối tượng, tiện lợi, hữu dụng, thẩm mĩ, ngơn từ chính xác.

Ví dụ: Sau khi học xong giai đoạn lịch sử Việt Nam thời phong kiến trong chương trình Lịch sử 10, GV có thể tổ chức một hoạt động ngoại khóa có lồng ghép trị chơi giải đáp “Ơ chữ bí ẩn” sau:

Q U A N G T R U N G N H Ư N G U Y Ệ T C H Ù A D Â U H Ộ I A N H Ồ N G Đ Ứ C M I N H T I N L Ê T Â Y S Ơ N

Với ô chữ trống, GVcông bố thể lệ: có 2 đội chơi, mỗi đội có 4 lượt tuỳ chọn (8 câu hỏi), sau khi mỗi đội đã chọn số câu hàng ngang, GVsẽ đọc câu gợi ý hoặc câu hỏi tương ứng. Đội nào có có tín hiệu xin trả lời nhanh nhất, đội đó giành quyền trả lời trước. Nếu trả lời đúng, đội đó sẽ được 10 điểm. Nếu sai hoặc khơng đội nào trả lời

được câu hỏi đó sẽ chuyển thành câu hỏi cho khán giả. (Khán giả đúng sẽ nhận được phần quà từ ban tổ chức). Sau một lượt chọn các ô hàng ngang (2 ơ/ 4 đội), các đội có quyền mở ơ hàng dọc nếu đã tìm ra được nội dung ô chữ đặc biệt.

Nếu đúng các em được 40 điểm, nếu sai sẽ mất quyền thi đấu ở các lượt sau. Còn nếu hết 4 lượt chơi các đội mới đốn ra ơ chữ đặc biệt thì chỉ được 20 điểm.

1. Ơ thứ nhất (8 ơ chữ):

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích ln bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hịa

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”[11; tr.118]

Đây là lời hiểu dụ của ai?

2. Ô thứ 6: Đây là câu thơ nói về tội ác của quân xâm lược nào?

“Dối trời lừa dân đủ mn nghìn kế Gây binh kết ốn trải hai mươi năm” [11; tr.17]

3. Ô thứ 8: Diego de Jumilla - giáo sĩ người Tây Ban Nha đã viết như sau: "Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người

mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ khơng gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ..."[5; tr.33]

Em hãy cho biết, Diego de Jumilla nhắc tới phong trào nào của Việt Nam giữa thế kỉ XVIII?

+ Trị chơi “Đốn ý đồng đội”: Hình thức trị chơi u cầu sự am hiểu kiến thức

của người chơi và sự đồng điệu giữa các thành viên trong đội.

* Thể lệ trò chơi: GV chia HS thành 4 đội chơi, chuẩn bị 4 bộ câu hỏi, mỗi bộ khoảng từ 5 đến 6 câu hỏi (Tuỳ theo thời gian tổ chức, năng lực đặc thù của các đối tượng để chuẩn bị số lượng câu hỏi cho phù hợp nhất). Có 4 lượt chơi, ở mỗi lượt, một đội được chọn ra 2 thành viên. Thành viên số 1 được nhìn nội dung trị chơi. Thành viên thứ 2 quay đối lưng với thành viên thứ nhất và khơng được nhìn hay sử dụng bất kì thơng tin hỗ trợ nào trừ thông tin từ thành viên số 1 cung cấp.

Sau thời gian chuẩn bị 1 phút, thành viên số 1 bắt đầu gợi ý để thành viên số 2 đốn ý trả lời các từ khóa trong khoảng thời gian ban tổ chức quy định (1 phút, 2 phút, 3 phút... tương ứng với số từ khóa đưa ra). Câu nào khơng biết gợi ý cũng như khơng trả lời được thì người chơi có quyền bỏ qua. Nếu câu gợi ý có từ nào trùng với đáp án, hay có ý nghĩa tương đương đáp án là phạm quy, kết quả khơng được tính.

Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Ví dụ gợi ý thiết kế bộ từ khóa:

1. Âu Lạc 2. Phù Nam 3. Ngơ Quyền

4. Quốc triều hình luật 5. Nam quốc sơn hà 6. Nho giáo

Gợi ý cho từ khóa số 1. Câu ca dao sau nhắc tới quốc gia cổ đại nào của Việt Nam?

“Cổ Loa là đất đế kinh

Trơng ra lại thấy tịa thành tiên xây”[39, tr.201]

Như vậy, trị chơi lịch sử là một hình thức học tập mới mẻ, nó thu hút đơng đảo HS tham gia và đặc biệt là HS rất hào hứng đón nhận. Trong q trình tổ chức trị chơi, việc kết hợp với TLVH sẽ làm cho HS hứng thú hơn, kích thích phát triển các năng lực học tập của HS như kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu, liên hệ với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong q trình thiết kế trị chơi, GV cần lựa chọn TLVH sao cho phù hợp với yêu cầu chủ đề của trò chơi và nội dung học tập. Nếu làm tốt hoạt động này, HS sẽ được củng cố chắc chắn kiến thức thêm một lần nữa và yêu thích việc học tập lịch sử hơn.

2.4.2.3. Sử dụng tài liệu văn học trong dạ hội lịch sử

Dạ hội lịch sử là hoạt động ngoại khố có tính chất tổng hợp kiến thức, thu hút đơng đảo HS tham dự. Dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố thêm, sâu sắc thêm những tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi lên những cảm xúc tích cực, từ đó làm cơ sở giáo dục tình cảm, bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập lịch sử ở các em. Do vậy, muốn sử dụng TLVH trong dạ hội lịch sử có hiệu quả, yêu cầu đặt ra phải chú ý đến những tiêu chí sau:

- TLVH được chọn phải sát với lịch sử dân tộc.

- Nội dung văn học được chọn phải đảm bảo đạt được yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển tồn diện HS, phải phù hợp với chương trình dạy học và đặc điểm tâm sinh lý HS.

- Hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, tạo được không khí của một buổi dạ hội theo đúng nghĩa, cần thu hút sự tham gia của đơng đảo HS để phát huy tính chủ động sáng tạo, tinh thần tập thể của các em.

- Có kế hoạch chuẩn bị cụ thể (về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức tổ chức, kinh phí thực hiện, khách mời...). Có nhiều lựa chọn chủ đề cho dạ hội lịch sử như “Tiếp nối cha anh”, “Hào khí Đơng A”, “Con Rồng cháu Tiên”, “Hồ Chí Minh - Người là niềm tin tất thắng”...

Ví dụ: Nhân kỉ niệm ngày quốc khánh 2/9, GV có thể tổ chức buổi dạ hội theo chủ đề “Hào khí Đơng A” theo các phần như sau:

a. Các tiết mục văn nghệ

- Tổ chức các hoạt cảnh cho HS, GV biểu diễn nội dung hoạt cảnh mang các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc.

- Hát, múa, đọc thơ, ngâm thơ ca ngợi về đất nước.

b. Hái hoa dân chủ

- GV sẽ chuẩn bị những câu hỏi về kiến thức lịch sử sau đó viết vào những băng giấy đều nhau rồi gập lại đính lên một cái cây đặt trên sân khấu. Sau đó người dẫn chương trình sẽ mời mọi người lên tham gia trò chơi. Mỗi người chơi sẽ chọn một băng giấy và đọc to nội dung câu hỏi bên trong của mình, sau đó trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà từ ban tổ chức.

Ví dụ một số câu hỏi có thể sử dụng trong trị chơi này: Câu 1: Đoạn thơ sau nhắc tới sự kiện gì?

“Bị quân ta chẹn ở Lê Hoan, quân Vân Nam kinh sợ mà

trước đã vỡ mật

Nghe quân Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau để chạy thoát thân.

Lãnh Câu máu chảy thắm dịng, nước sơng ấm ức.

Câu 2: Câu ca dưới đây nhắc tới vấn nạn gì của thời phong kiến? “Trăm quan thì được tước hầu

Mười quan tước bá ai nào kém ai” [40; tr.383] c. Trị chơi lịch sử

GV có thể sử dụng trị chơi “ơ chữ bí mật” hay “đốn ý đồng đội” như chúng tơi đã trình bày ở phần 2.4.2.2. - trang 55 - 58 của luận văn để tổ chức phần này.

Kết thúc buổi dạ hội sẽ bằng một tiết mục văn nghệ có sự tham dự của tất cả HS và khách mời hát tập thể bài hát “Dòng máu Lạc Hồng” , đồng thời ban tổ chức gửi lời cảm ơn tới các vị khách mời, các thầy cơ giáo cùng tồn thể các em HS đã nhiệt tình tham gia tạo nên thành cơng của buổi dạ hội.

Tóm lại, dạ hội lịch sử là hoạt động ngoại khố hấp dẫn, có tính chất tổng hợp kiến thức và thu hút đông đảo HS tham dự. Khi HS tham gia vào dạ hội lịch sử, các em sẽ được củng cố kiến thức và làm sâu sắc thêm những kiến thức ấy. Việc sử dụng TLVH trong dạ hội lịch sử có vai trị như một chất xúc tác, nó vừa gợi lên những cảm xúc tích cực từ các em, vừa lồng ghép vào đó nội dung lịch sử thơng qua các TPVH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)