Kết quả điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 33 - 37)

8. Cấu trúc đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát

* Kết quả điều tra HS

Phân tích số liệu điều tra, chúng tơi thu nhận được kết quả cụ thể sau:

Thứ nhất, để tìm hiểu mức độ u thích mơn Lịch sử của HS, chúng tơi đưa ra

câu hỏi: “Em có thích học Lịch sử khơng?” Có tới 14, % trả lời là rất thích vì học lịch sử rất hay và hấp dẫn, giúp các em mở mang thêm nhiều kiến thức lịch sử dân tộc. Số học sinh trả lời bình thường chiếm 53,4%, số HS thích học lịch sử là 19,5%. Cịn lại, 12,6% các em trả lời rằng chắc chắn “không thích học lịch sử”. Kết quả này cho thấy, phần lớn HS có thái độ bình thường với mơn Lịch sử vì coi đó là một mơn học phụ nên khơng mấy quan tâm. Có ý kiến khác cho rằng khơng thích học Lịch sử bởi lịch sử quá dài, q khơ khan, khó nhớ. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra cho thấy vẫn còn khá nhiều HS yêu thích lịch sử nhưng do PPDH của thầy (cơ), do xu hướng chọn nghề nghiệp hay những quan niệm của xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập của các em.

Thứ hai, để tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn, chúng tôi đưa ra câu hỏi

“Em thường học lịch sử như thế nào?” và đưa ra các phương án trả lời khác nhau. Qua phân tích số liệu, chúng tơi thấy cách học phổ biến nhất của các em là học thuộc vở ghi (71,2%); số HS đọc SGK, ghi bài và làm bài tập là 17,5%; số HS học thuộc

lòng SGK kết hợp tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi trong sách 1,3%; thậm chí có đến 10% các em khơng học bài, chuẩn bị bài khi đến lớp. Có chăng, khi bị đến giờ kiểm tra, các em mới học bài cũ qua loa, đối phó. Như vậy, theo thực trạng này cho thấy, hầu hết các em đều thờ ơ với môn lịch sử, thụ động trong học tập và chưa dành sự quan tâm cho bộ môn.

Thứ ba, để đánh giá khách quan về việc sử dụng TLVH của các thầy (cô) trong

DHLS, chúng tơi đưa ra câu hỏi “Thầy (cơ) giáo có thường xuyên sử dụng TLVH trong

q trình DHLS trên lớp khơng?”. Theo số liệu thống kê cho thấy, đa phần GV đã vận

dụng TLVH vào việc DHLS tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng (49,7%). Có trường hợp thầy (cơ) khơng sử dụng TLVH để phục vụ cho quá trình dạy học, điều này chúng ta thấy rõ ở kết quả phản hồi của HS (33,4%). Còn lại, 16,9% GV thường xuyên vận dụng TLVH vào bài giảng của mình. Các em cảm thấy rất thích thú, hào hứng và mong chờ các giờ học sau. Như vậy, theo thực trạng, tình hình sử dụng TLVH trong DHLS ở trường THPT vẫn chưa được thầy (cô) quan tâm đúng mực, cần đầu tư thời gian, công sức hơn nữa trong việc sử dụng linh hoạt, đa dạng các PPDH để nâng cao chất lượng giờ học.

Thứ tư, để biết được cảm nhận của các em trong việc sử dụng TLVH của GV ở

các giờ DHLS, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Khi thầy (cơ) giáo sử dụng TLVH trong

q trình dạy học, em cảm thấy như thế nào?”. Theo thông tin phản hồi, khi GV sử

dụng TLVH trong DHLS đa phần các em cảm thấy rất thích thú, hào hứng với giờ học (65%), tuy nhiên tỉ lệ cảm thấy bình thường (30%) và khơng quan tâm vẫn cịn chiếm số lượng đáng kể (5%).

Thứ năm, để đánh giá tần suất tổ chức của GV cho các em làm việc với với nguồn

TLVH, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “GV có tổ chức cho các em làm việc với nguồn TLVH

khơng?”. Phân tích số liệu cho thấy, các thầy cô thường xuyên đã tạo điều kiện cho HS

làm việc với TLVH trong quá trình học tập ở trên lớp cũng như là giờ tự học ở nhà (55%). Có 30% số ý kiến bày tỏ rằng, thầy cơ có hướng dẫn các em làm việc với nguồn TLVH, tuy nhiên chỉ lại ở mức độ thỉnh thoảng. Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều giờ học, các em không được định hướng làm việc với TLVH (18%), các em mong muốn sẽ có nhiều nguồn TLVH hơn nữa để phục vụ cho công việc học tập của HS.

Thứ sáu, để đánh giá vai trị của TLVH trong DHLS, chúng tơi đã đưa ra câu

hỏi “theo em, trong DHLS có cần sử dụng TLVH khơng?” và đã nhận được ý kiến phản hồi như sau: Đa phần các em cho rằng vai trò của TLVH trong DHLS là giữ ở mức bình thường, cần thiết nhưng khơng q quan trọng (78%), chỉ có 10% nhận ra mức độ quan trọng cần thiết của TLVH.Tuy nhiên, cịn có ý kiến nghĩ rằng trong việc học tập môn lịch sử, TLVH không cần thiết (12%), trong các bài học chỉ cần có tài liệu lịch sử là đã đáp ứng được nhu cầu học tập của các em. Như vậy, qua thực tế điều tra, chúng tơi nhận thấy các em chưa hồn tồn nhận ra được vai trị quan trọng của TLVH trong việc dạy-học lịch sử. Điều cần phải được khắc phục.

Thứ bảy, để minh chứng cho mức độ quan tâm của HS đối với việc sử dụng

TLVH trong học tập lịch sử, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Các em có thường xun tìm

hiểu, thu thập nguồn TLVH cho việc học tập hay không?”. Kết quả phản hồi cho thấy,

có 19% số HS tham gia khảo sát thường xun thu thập, tìm hiểu TLVH; 49,8% nói rằng có tìm hiểu, thu thập TLVH nhưng đơi khi được tiến hành dưới tác động của thầy (cơ), cịn đa phần (31,2%) các em khẳng định chưa bao giờ tìm hiểu TLVH.

Thứ tám, để biết được các cách thu thập TLVH của HS, chúng tôi đưa ra câu

hỏi “Em thường tìm hiểu, thu thập TLVH bằng cách nào”. Qua thông tin phản hồi, phần lớn HS sưu tầm qua nguồn internet (70%), trong khi đó, số HS sưu tầm qua bạn bè, thầy cô, ông bà là 18% và qua sách báo, tạp chí chiếm 12%. Khơng có trường hợp nào tìm hiểu qua các hội thi thơ, văn.

* Kết quả điều tra GV

Ở phần thông tin cá nhân, chúng tôi đã điều tra GV, biết được thời gian cơng tác và thành tích dạy học đạt được để có cơ sở đưa ra các câu hỏi khảo sát phù hợp.

Để tìm hiểu cảm nhận của GV về sở thích học tập Lịch sử của HS, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Theo thầy (cơ), hiện nay HS có thích học lịch sử khơng?”.Dựa vào kết quả phản hồi, đa phần có 40% ý kiến GV cho rằng HS hiện nay khơng thích học lịch sử nếu có chăng thì chỉ dừng ở mức độ bình thường (60%). Phải tùy theo sở thích của từng HS cụ thể mới có thể hiểu được cảm nhận của các em, cịn trên mặt bằng chung, khơng có em nào rất thích học lịch sử.

Khi được hỏi về “tầm quan trọng của việc sử dụng TLVH trong DHLS ở trường

THPT”. Có 80% ý kiến thầy (cơ) cho rằng TLVH có vài trị rất quan trọng trong việc

DHLS và 20% ý kiến cũng đồng thuận nhưng dừng lại ở mức độ vừa phải.

Để khảo sát mức độ hiểu biết của thầy (cô) về nguồn TLVH, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Theo thầy (cơ) trong DHLS có những nguồn TLVH nào?”. Các thầy (cơ) đều 100% đồng thuận với những đề xuất lựa chọn chúng tôi đã nêu (Văn học dân gian; Tiểu thuyết, nhật kí, hồi kí lịch sử; Kịch, thơ, truyện ngắn, sử thi gắn với nhân vật, sự kiện lịch sử; Các tác phẩm văn học ra đời từ những sự kiện cụ thể của lịch sử)

Khi được hỏi về “Quan niệm của thầy (cơ) về TLVH đối với DHLS?”. Có 40% (thầy) cô nhận thấy tầm quan trọng của TLVH trong DHLS, trong khi 60% nói rằng TLVH chỉ là nguồn tài liệu tham khảo. Vai trò của TLVH là cần thiết những chỉ dừng lại ở mức độ tài liệu tham khảo minh họa cho dạy học mà không phải là một nguồn tài liệu lịch sử.

Khi được hỏi “Thầy (cơ) có sử dụng TLVH trong DHLS không?” Chúng tôi nhận được 40% phản hồi thường xuyên, 40% thỉnh thoảng sử dụng TLVH. Đặc biệt, vẫn có trường hợp GV khơng sử dụng TLVH trong giờ dạy của mình (20%) mặc dù có nhận thức được vai trị của TLVH trong DHLS.

Để hiểu rõ hơn về nhận thức của thầy (cơ) trong việc đánh giá vai trị TLVH, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Theo thầy (cô), sử dụng TLVH trong DHLS có tác dụng

gì?” . Dựa trên kết quả, chúng tôi thấy rằng 100% thầy (cơ) đồng tình với những tiêu

chí đã được đặt ra. Sử dụng TLVH trong DHLS có tác dụng nâng cao tầm hiểu biết của học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử, phát triển cho học sinh các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết và giúp các em nhìn nhận vấn đề lịch sử một cách chân thực, đúng đắn.

Khi hỏi về các cách vận dụng TLVH trong tổ chức DHLS, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Thầy (cơ) đã sử dụng TLVH trong DHLS ở hình thức tổ chức dạy học nào?”. Chỉ có 40% thầy (cơ) cho biết đã sử dụng TLVH trong giờ ngoại khóa và 40% trong quá trình giao bài tập về nhà; cịn đa phần thầy (cơ) sử dụng TLVH trong giờ học nội khóa (80%). Cá biệt, có trường hợp khơng sử dụng bất TLVH trong bất kì hình thức tổ chức dạy học nào.

Để làm rõ về những trở ngại của việc sử dụng TLVH trong DHLS, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Thầy (cơ) gặp khó khăn nào khi sử dụng TLVH trong DHLS?”. Kết quả cho thấy, 100% GV gặp trở ngại trong vấn đề thời gian. Các thầy (cô) muốn sử dụng TLVH nhiều hơn trong các hoạt động dạy học nhưng do giới hạn thời gian (trong cả giờ học nội khóa và ngoại khóa) cho nên việc sử dụng TLVH cịn hạn chế. Bên cạnh đó, 60% cho rằng hiện nay GV cịn thiếu nguồn TLVH và HS thiếu hợp tác. 20% lúng túng trong quá trình lựa chọn PPDH.

Khi được hỏi về “Các biện pháp sử dụng TLVH trong DHLS”, 80% GV cho rằng thầy (cô) đã sử dụng TLVH để minh họa cho nội dung kiến thức, dùng để phân tích, đối chiếu, giải thích vấn đề, đồng thời dùng làm câu hỏi nêu vấn đề và làm tư liệu xây dựng bài tập cho học sinh. Duy chỉ có 20% khơng lựa chọn tiêu chí nào vì khơng sử dụng TLVH trong DHLS.

Khi được hỏi về việc “sử dụng TLVH trong DHLS thật sự hiệu quả, thầy (cô)

đề xuất ý kiến gì”, chúng tơi đã nhận được rất nhiều phản hồi của thầy (cô). Đa phần

GV đều đề đưa ra những đề xuất khắc phục những khó khăn gặp phải ở việc sử dụng TLVH trong DHLS. Vì kiến thức văn học cịn hạn chế, GV mong muốn được tiếp cận nhiều hơn tới các nguồn TLVH có sẵn, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn nữa bên cạnh giờ nội khóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)