Phải phát triển năng lực học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 53 - 54)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.4. Phải phát triển năng lực học tập của học sinh

Bất kì một PPDH nào đều hướng tới phát triển toàn diện cho HS không chỉ ở mức độ kiến thức, định hướng về thái độ mà còn hình thành và nâng cao năng lực học tập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những PPDH truyền thống không còn phát huy tác dụng, bởi lẽ lối mòn phương pháp này chỉ là quá trình dạy và học thụ động, không phát huy hết năng lực học tập của HS. Cho nên việc học tập có đạt chất lượng hay không phụ thuộc không nhỏ vào các PPDH tích cực, lấy người học làm trung tâm, để tập phát triển năng lực học tập. Việc sử dụng TLVH trong DHLS giúp GV có một trong số những cơ sở để đánh giá học lực, từ đó xác định phương hướng hình thành, phát triển năng lực học tập của các em.

Nếu trong quá trình GV sử dụng TLVH để minh họa cho bài giảng, HS muốn hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề thì buộc các em phải chủ động làm việc với TLVH, buộc phải quan sát, vận động trí tưởng tượng và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan. Nhưng để có cơ sở đánh giá được một cách chính xác nhất thì yêu cầu HS phải có năng

lực tư duy chính là các năng lực phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, khái quát, năng lực làm việc với tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập… để tự tạo biểu tượng lịch sử từ các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử cụ thể cho đến khâu hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học kinh nghiệm.

Vì vậy, khi sử dụng TLVH trong DHLS, GV cần xác định rõ ràng năng lực học tập của HS, những ưu điểm, những thế mạnh hay những yếu điểm, thiếu xót ở các em để từ đó có những lựa chọn PPDH cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)