Sử dụng tài liệu văn học trong bài học nội khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 54 - 62)

8. Cấu trúc đề tài

2.4. Các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp

2.4.1. Sử dụng tài liệu văn học trong bài học nội khóa

2.4.1.1. Sử dụng tài liệu văn học trong hoạt động khởi động

HĐKĐ là hoạt động học tập đầu tiên trong mỗi giờ học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ, được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. HĐKĐ bài học giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có liên quan đến bài học mới.

Trên thực tế, HĐKĐ có vai trị lớn, kích thích sự tị mị của HS đối với bài học. Tuy nhiên, không phải bất khi PPDH nào cũng phát huy tác dụng trong hoạt động khởi đầu giờ. Vì hoạt động này chưa địi hỏi sự đi sâu kiến thức mà chỉ khái quát, nêu vấn đề, bước đầu hình thành sự hứng thú học tập của HS, cho nên sử dụng TLVH trong hoạt động đầu giờ là rất phù hợp, hiệu quả.

GV có thể áp dụng một vài biện pháp sử dụng TLVH sau đây để làm cơ sở hình thành HĐKĐ.

Thứ nhất, sử dụng TLVH để nêu vấn đề học tập.

Nêu vấn đề là một trong những nguyên tắc dạy học giúp HS nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bởi cách học này hướng HS tới những tình huống cụ thể, gợi ra tính tị mị của các em, buộc các em buộc phải huy động mọi khả năng để giải quyết vấn đề.

Việc sử dụng TLVH để nêu vấn đề trong HĐKĐ kích thích sự hứng thú học tập, tìm tịi của HS, GV có thể tổ chức HĐKĐ thơng qua một số nguồn TLVH như những mẩu chuyện lịch sử, hồi kí, nhật kí, thơ ca hay truyện ngắn, tiểu thuyết có liên quan tới nội dung bài học.

Ví dụ: khi học bài 16: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân

tộc”, mục II “Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)” (SGK Lịch

sử 10), GV có thể sử dụng TLVH để nêu vấn đề học tập như sau: - GV đọc câu ca dao sau:

“Một xin rửa sạch nước nhà

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công linh này” [39, tr 204].

- GV đặt câu hỏi cho HS: “Qua câu ca dao trên, em liên tưởng tới sự kiện

nào?Hãy nêu hiểu biết của em về sự kiện này?”.

- Khi HS trình bày xong câu trả lời, GV nhận xét, bổ sung: “Câu ca dao nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - đây là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta thời Bắc thuộc, từ đây nước ta sắp bước sang một trang sử mới, chấm dứt bao năm lầm than dưới ách đô hộ của chính quyền phương Bắc”.

- Sau đó, GV sẽ dẫn dắt HS vào bài mới.

Qua thực tiễn dạy học, có thể thấy rằng việc sử dụng TLVH trong HĐKĐ có vai trị lớn, kích thích hứng thú với học tập của các em, từ đó các em sẽ có tâm lí thối mái, vui vẻ, tâm thế sẵn sàng vào bài học mới. Nhưng để hoạt động này có ý nghĩa thì u cầu người GV cần linh hoạt, nhạy bén trong cách tổ chức và thực hiện, tránh việc quá tập trung vào TPVH dẫn tới việc biến giờ lịch sử trở thành giờ học ngữ văn.

2.4.1.2. Sử dụng tài liệu văn học nhằm khắc sâu nội dung lịch sử

Một trong những mục tiêu của bài học lịch sử là khắc sâu kiến thức mà GV đã cùng với HS xây dựng. Để khắc sâu kiến nội dung lịch sử có rất nhiều cách khác nhau, GV có thể sử dụng nhiều tài liệu dạy học khác để thực hiện việc này. Tuy nhiên, sử dụng TLVH để khắc sâu kiến thức là phương pháp dễ dàng thực hiện, lựa chọn để phù hợp với năng lực đồng đều của HS.

Trong các bài học lịch sử, GV có thể sử dụng một đoạn văn, một đoạn thơ ngắn có liên quan đến nội dung bài học nhằm khắc sâu những sự kiện được nhắc tới, làm cho giờ học trở nên sinh động, lơi cuốn, hấp dẫn HS hơn. Từ đó khơi dậy trong các em niềm đam mê, hứng thú học tập, góp phần làm cho hiệu quả dạy học được nâng cao.

Ví dụ: khi học bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV” (SGK Lịch sử 10) để khắc sâu nội dung bài học, GV có thể sử dụng đoạn trích tác phẩm “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi để lột tả chân thực, sinh động tội ác tày trời của quân Minh khi xâm lược nước ta.

“Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lịng dân ốn hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ, Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ mn ngàn kế, Gây thù kết ốn trải mấy mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời, Nặng thuế khố sạch khơng đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng, Nhiễu nhân dân, bắt hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống cơn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ gố bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ; Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nổi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được?”[11; tr.17 - 18]

Như vậy, văn học có tính nhạc, tính thơ, tính nhân văn trong nội dung, có mối liên kết mật thiết với lịch sử. Cho nên khi GV sử dụng TLVH trong DHLS sẽ góp phần đơn giản hóa q trình khắc sâu kiến thức lịch sử cho các em.

2.4.1.3. Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với đồ dùng trực quan giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung lịch sử

Do đặc điểm của việc học lịch sử là HS không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. ĐDTQ là một trong những yếu tố đóng vai trị tích cực trong q trình cung cấp kiến thức cho HS. Đặc biệt, với HS THPT thành phố Thái Nguyên, việc sử dụng ĐDTQ trong DHLS sẽ khắc phục được những hạn chế về nhận thức của các em.

Trong DHLS, sử dụng TLVH kết hợp với ĐDTQ mang lại những hiệu quả cao trong dạy học. Nó khắc phục một phần nào đó tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử, là cơng cụ để HS hiểu sâu sắc hơn bản chất của lịch sử, là cơ sở để hình thành các khái niệm và quan trọng nhất, giúp cho HS nắm vững các quy luật phát triển của xã hội loài người.

Việc sử dụng TLVH kết hợp với ĐDTQ sẽ giúp HS hiểu sâu, nhớ kĩ những quan niệm, những hiện tượng, nhân vật, kiến thức lịch sử mà các em tiếp thu được, từ đó phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng ,tư duy và ngơn ngữ của các em.

Có rất nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau song đều có tác dụng chung là nâng cao chất lượng DHLS. Việc sử dụng TLVH kết hợp với ĐDTQ trong dạy học lịch sử Việt Nam có thể thực hiện như sau:

Thứ nhất, sử dụng TLVH kết hợp với tranh ảnh.

Ví dụ: khi dạy bài 22: “Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII (SGK Lịch sử 10), GV có thể sử dụng hình ảnh: thương cảng Hội An cuối thế kỉ XVIII (SGK Lịch sử 10 - tr.113) kết hợp với một số câu ca dao để thấy tình hình thương nghiệp nước ta thời điểm đó.

“Ngày dài thuyền chở xe dong

Bán buôn lũ lượt trập trùng chen đua…”.[40; tr.380]

Thứ hai, sử dụng TLVH kết hợp với lược đồ. Lược đồ thuộc nhóm đồ dùng trực

quan quy ước có tác dụng tạo cho các em những hình ảnh tượng trưng khi GV phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của tiến trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - chính trị - xã hội trong đời sống. Nó khơng chỉ là phương tiện để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, kích thích sự hứng thú học tập mà cịn là cơ sở để hình thành khái niệm cho các em.

Ví dụ: khi dạy bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ

X-XV”, mục II “Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII”

(SGK Lịch sử 10) GV có thể sử dụng lược đồ trận địa sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần ba của nhà Trần (1288-1289) kết hợp với đoạn trích tác phẩm “Phú Sơng Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu để lí giải tại sao nhà Trần tổ chức chặn đánh qn Mơng - Ngun ở khu vực này thì vừa có thể kết hợp với nội dung tài liệu lịch sử, vừa kết hợp với TLVH.

“Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều. Bát ngát sóng kình mn dặm,

Thước tha đi trĩ một màu. Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu. Bờ lau san sát, bến nước đìu hiu”[42; tr.36]

Như vậy, khi sử dụng TLVH trên cơ sở kết hợp với ĐDTQ sẽ giúp HS hiểu sâu nội dụng lịch sử qua việc trực tiếp quan sát, phân thích các ĐDTQ được sử dụng trong bài. Từ đó, HS khơng những tự rút ra được bài học lịch sử thông qua sự hướng dẫn của GV mà vơ hình chung sẽ giúp các em hình thành, phát triển năng lực học tập, đáp ứng được yêu cầu lấy người học làm trung tâm.

2.4.1.4. Sử dụng tài liệu văn học để tổ chức cho học sinh trao đổi, đàm thoại

Trao đổi, đàm thoại là “công việc mà GV nêu ra câu hỏi để HS trả lời. Đồng

thời các em có thể trao đổi với nhau dười sự chỉ đạo của GV. Qua đó đạt được mục đích dạy học” [38, tr.168]. Tùy vào nội dung cụ thể của từng bài học, GV có thể vận

dụng nhiều dạng trao đổi đàm thoại khác nhau.

Trên thực tế, DHLS ở các trường THPT thành phố Thái Nguyên hiện nay, GV đã có sự đổi mới về PPDH, tuy nhiên một số GV vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu. HS nghe giảng một cách thụ động, thiếu tự duy. Trong khi đó, đa phần các em vẫn gặp khó khăn trong việc diễn đạt để thể hiện ý kiến của bản thân. Vì vậy, để HS tích cực, chủ động trong học tập, GV cần tổ chức trao đổi đàm thoại với HS kết

Muốn sử dụng TLVH để tổ chức trao đổi, đàm thoại cho các em đạt hiệu quả cao thì yêu cầu GV phải có khả năng tổ chức lớp học. GV có thể tổ chức thảo luận bằng cách chia lớp thành các nhóm, cung cấp cho HS một số TLVH và câu hỏi thảo luận. Từ đó, dựa vào tài liệu GV cung cấp, các thành viên trong các nhóm tiến hành thảo luận để thống nhất, đưa ra ý kiến chung, ghi vào giấy nộp cho GV hoặc trình bày trước lớp.

Ví dụ: khi dạy bài 20: “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ

X - XV” (SGK Lịch sử 10), GV có thể cung cấp một câu ca dao sau đây: Tướng võ quan hầu đều biết chữ

Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ” [6; tr.103].

Sau đó, GV yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau: “Tình

hình văn học Việt Nam trong các thế kỉ X - XV phát triển như thế nào?”

Sau khi HS thảo luận và cử đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình, GV nhận xét, bổ sung:

- Sự phát triển của giáo dục góp phần phát triển văn học. + Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo

+ Thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

+ Có nhiều tác giả nổi tiếng: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn… + Nhiều tác phẩm kinh điển: Hịch tướng sĩ, Bình Ngơ đại cáo, Xương giang phú… Như vậy, trong quá trình trao đổi, đàm thoại, GV kết hợp với TLVH một mặt sẽ giúp các em cụ thể hoá lịch sử dân tộc, mặt khác sẽ rèn luyện cho các em những phương pháp tiếp cận tài liệu, rèn luyện khả năng tư duy, phát triển ngôn ngữ, tạo được sự tự tin, dám bày tỏ ý kiến cá nhân trước tập thể.

2.4.1.5. Sử dụng tài liệu văn học để xây dựng các bài tập nhận thức

Để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong giờ học, người GV cần phải xây dựng hệ thống bài tập cụ thể theo đúng đặc trưng của bộ môn. Việc xây dựng hệ thống bài tâp trên cơ sở đặc trưng bộ môn buộc các em phải tự làm việc dưới sự hướng dẫn của thầy cơ giáo mới có thể đạt được hiệu quả tốt, góp phần hình thành tri thức cho HS, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tạo hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng thực hành.

Bài học nội khóa là bài học chủ yếu nghiên cứu kiến thức mới, cho nên việc đặt ra câu hỏi, bài tập thơng qua TLVH góp phần không nhỏ giúp HS phát triển các năng

lực nhận thức. Tuy nhiên cần chú ý, những câu hỏi được nêu phải mang tính chất là một bài tập nhận thức nhưng phải tập trung khai thác vào những nội dung cơ bản của bài học.

Ví dụ: khi học bài 26: “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu

tranh của nhân dân” (SGK Lịch sử 10), mục 1 “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân”, GV có thể đọc cho HS nghe câu ca dao sau:

“ Con ơi, mẹ bảo con này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” [39; tr.130]

+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Qua câu ca dao, em có nhận xét gì về tình

hình của xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ XIX?”

+ Sau khi HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung: “Xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ XIX

bị khủng hoảng sâu sắc. Tệ tham quan diễn ra phổ biến, cường hào địa phương ra sức hiếp, xã hội loạn lạc, lầm than khiến cho cuộc sống nhân dân vô cùng cực khổ. ”.

Như vậy, việc sử dụng TLVH để xây dựng các bài tập nhận thức yêu cầu HS phải tích cực tư duy, phải đọc hiểu nội dung kiến thức bài học và TLVH minh họa để thực hiện được yêu cầu GV đưa ra. Từ đó, khắc sâu hơn kiến thức, kích thích năng lực tự học, hướng các em phát triển các năng lực nhận thức khác.

2.4.1.6. Sử dụng tài liệu văn học để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trong DHLS, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là khâu quan trọng cuối cùng và đồng thời cũng khâu là khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo của q trình giáo dục. Việc kiểm tra, đánh giá có một vị trí, ý nghĩa quan trọng, đó là khâu khơng thể tách rời trong dạy học. Kiểm tra đánh giá nhằm cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng dạy và học. Trong lộ trình đổi mới căn bản, tồn diện chương trình giáo dục PT hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột phá nhằm thúc đẩy các quá trình khác nhau như: đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới PPDH…Cho nên, phương pháp kiểm tra, đánh giá hiện nay rất đa dạng, phong phú, mang lại rất ý nghĩa tích cực cho giáo dục và một số trong số là phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua TLVH.

Việc sử dụng TLVH trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập có vai trị lớn trong việc đánh giá năng lực học tập của các em. Đây là biện pháp giúp các em tái hiện, hoàn thiện được những tri thức lịch sử đã tiếp nhận, giúp các em hình thành các thói

quen tốt trong học tập cũng như ý thức tự giác học tập, ý chí quyết tâm vươn lên vượt qua khó khăn, có tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc độc lập, tự chủ, sáng tạo;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường trung học phổ thông thành phố thái nguyên​ (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)