Độc tính và biến chứng của hóa chất đối với các hệ cơ quan khác 1 Biến chứng nhiễm trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng và biểu hiện độc tính của một số phác đồ hóa chất điều trị bệnh nhân lơxêmi cấp dòng tủy (Trang 80 - 83)

- Gồm 90 lượt BN đã được chẩn đoán xác định và phân loại lơxêmi cấp dòng tủy theo phân loại của FAB (Bảng 1 1) và được điều trị theo 1 trong

4.3.Độc tính và biến chứng của hóa chất đối với các hệ cơ quan khác 1 Biến chứng nhiễm trùng

4.3.1. Biến chứng nhiễm trùng

Đây là một trong những biến chứng hay gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và làm thất bại trong điều trị lơxêmi cấp dòng tủy đặc biệt trong giai đoạn điều trị tấn công. Ở BN điều trị phác đồ “3 + 7” trong nghiên cứu của chúng tôi gặp tới 83.3% BN có biểu hiện nhiễm trùng trong đó nhiễm trùng độ 3, độ 4 chiếm tỷ lệ cao tới 73.3%. Ở Việt Nam khi điều trị phác đồ này một số tác giả gặp tỷ lệ nhiễm trùng khá cao, Trương Thị Như Ý (2004) nghiên cứu trên 100 BN có tỷ lệ nhiễm trùng là 85% [21] trong đó nhiễm trùng độ 3, độ 4 chiếm tỷ lệ 71%, Trần Việt Hà (2002) là 72.8% [6], Nguyễn Hà Thanh (2006) là 68.4% [16], nghiên cứu của tác giả Bạch Quốc Khánh (2006) trên 50 BN gặp tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn chỉ có 62% BN có biểu hiện nhiễm trùng [9]. Riêng tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2006) nghiên cứu 42 BN gặp tỷ lệ nhiễm trùng là 100% [7]. Cũng ở phác đồ này một số tác giả nước ngoài như Joseph O Moore (2005) trên 159 BN gặp tới 78% BN có biểu hiện nhiễm trùng độ 3 và độ 4 [40], PH Wiernik (1991) trên 113 BN gặp tỷ lệ nhiễm trùng là 92% [55]. Ở BN điều trị phác đồ ADE chúng tôi gặp 65.5% BN có biểu hiện nhiễm trùng trong đó nhiễm trùng độ 3 chiếm tỷ lệ 51.7%, tỷ lệ này là 84.2% BN ở nghiên cứu của tác giả Nguyên Anh Trí (2008) [18], JF Bishop (1996) trên 152 BN điều trị phác đồ ADE gặp tỷ lệ nhiễm trùng là 65% [38]. Ở nhóm BN điều trị phác đồ cytarabin liều trung bình tỷ lệ nhiễm trùng trong nghiên cứu của chúng tôi là 74.3%, ở một nghiên cứu khác của tác giả JF Bishop (1996) tỷ lệ nhiễm trùng là 73% [38], Joshep O Moore (2005) trên 153 BN gặp tỷ lệ nhiễm trùng độ 3 và độ 4 là 62% [40].

Theo tác giả JF Bishop thì không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm trùng giữa nhóm BN điều trị phác đồ ADE và cytarabin liều trung bình [35] (p = 0.082) và theo Moore thì tỷ lệ nhiễm trùng giữa nhóm BN điều trị phác đồ “3 + 7” và cytarabin liều trung bình có sự khác biệt [40] (p = 0.0001), điều này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Bệnh nhân lơxêmi cấp dòng tủy sau điều trị hóa chất số lượng BCHTT giảm mạnh, gây giảm tổng hợp Imonoglobulin, thiếu hụt cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của BN, cộng với tổn thương niêm mạc đặc biệt là cyatarabin càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau điều trị. Hơn nữa điều kiện vệ sinh và chăm sóc kém trong điều kiện điều trị nội trú làm tăng nguy cơ lây truyền chéo, nhiễm khuẩn bệnh viện cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng của bệnh nhân sau điều trị hóa chất.

Trong nghiên cứu của chúng tôi vị trí nhiễm trùng hay gặp nhất ở cả ba nhóm BN điều trị phác đồ “3 + 7”, ADE và cytarabin liều trung bình là nhiễm trùng miệng họng chiếm tỷ lệ cao trên 40% BN (Bảng 3 - 32), sau đó là nhiễm trùng hô hấp chiếm tỷ lệ 14.4% BN. Nhiễm khuẩn huyết chỉ gặp 2 BN trong đó 1 BN điều trị phác đồ “3 + 7” và 1 BN điều trị phác đồ ADE chiếm tỷ lệ 2.2%, cả 2 BN này kết quả cấy máu đều dương tính với E. Coli. Trương Thị Như Ý (2004) trên 100 BN điều trị phác đồ “3 + 7” gặp tỷ lệ nhiễm trùng miệng họng là 25%, nhiễm trùng hô hấp 22% và nhiễm khuẩn huyết là 6% BN [21], một nghiên cứu khác của tác giả Bạch Quốc Khánh (2006) trên 50 BN cũng điều trị phác đồ này gặp tỷ lệ nhiễm trùng miệng họng là 25.8%, hô hấp là 19.35% và gặp BN nhiễm khuẩn huyết với tỷ lệ cao 19.35% [9], kết

quả tương tự ở nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hà Thanh (2006) trên 30 BN có tỷ lệ nhiễm khuẩn miệng họng là 46.5%, hô hấp là 23.9% [16]. Tác giả Nguyễn Anh Trí (2008) trên 38 BN điều trị phác đồ ADE gặp 56,25% BN nhiễm trùng miệng họng, tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp là 15.6%, nhiễm khuẩn huyết chỉ gặp 3.1% BN [18]. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên không có sự khác biệt nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Đối với các vị trí nhiễm trùng khác kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được cũng tương tự như kết quả của tác giả Nguyễn Anh Trí (2008) và Trương Thị Như Ý (2004).

Trong nghiên cứu của chúng tôi biến chứng sốt gặp trên 60% BN điều trị ở cả ba phác đồ “3 + 7”, ADE và cytarabin liều trung bình chủ yếu là sốt độ 2 chiếm tỷ lệ cao (Bảng 3 - 28), trong đó BN điều trị phác đồ “3 + 7” gặp sốt nhiều nhất chiếm tỷ lệ 83.3%. Tác giả PH Wiernik (1992) trên 113 BN điều trị phác đồ “3 + 7” gặp 100% BN có biểu hiện sốt, cũng với phác đồ này tác giả Bronno van der Holt (2005) trên 211 BN gặp 89% BN có sốt [29], một nghiên cứu mới nhất của tác giả Nhật Bản Otake và cs (2011) trên 525 BN điều trị phác đồ “3 + 7” có tới 77.3% BN sốt trong đó nhiễm khuẩn huyết gặp ở 4.9% [56], kết quả này không có sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi. Thời gian xuất hiện sốt trong nghiên cứu của chúng tôi thường trong khoảng từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 sau điều trị hóa chất, đây là giai đoạn mà số lượng BCHTT bắt đầu giảm và giảm thấp nhất, kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Thị Như Ý (2004) [21].

Thời gian sốt kéo dài trong nghiên cứu của chúng tôi ở ba phác đồ từ 4.67 ± 4 ngày ở BN điều trị phác đồ cytarabin liều trung bình, đến 6.86 ± 4.4

ngày ở BN điều trị phác đồ “3 + 7” (Bảng 3 - 29), ở một nghiên cứu của tác giả JF Bishop (1996) trên 122 BN điều trị phác đồ ADE có thời gian sốt kéo dài là 2 ngày, cũng trong nghiên cứu này trên 106 BN điều trị phác đồ cytarabin có thời gian sốt kéo dài là 3.5 ngày [38], kết quả này khác biệt không nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có lẽ có sự tương quan giữa thời gian sốt kéo dài và thời gian giảm BCHTT dưới 1 G/l ở ba phác đồ điều trị BN lơxêmi cấp dòng tủy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng và biểu hiện độc tính của một số phác đồ hóa chất điều trị bệnh nhân lơxêmi cấp dòng tủy (Trang 80 - 83)