Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng và biểu hiện độc tính của một số phác đồ hóa chất điều trị bệnh nhân lơxêmi cấp dòng tủy (Trang 45 - 49)

- Gồm 90 lượt BN đã được chẩn đoán xác định và phân loại lơxêmi cấp dòng tủy theo phân loại của FAB (Bảng 1 1) và được điều trị theo 1 trong

2.2.5.Quy trình nghiên cứu

2.2.5.1. Chẩn đoán xác định

Tiến hành xét nghiệm huyết tủy đồ với 4 phương pháp

- Hình thái tế bào: chẩn đoán lơxêmi cấp nếu tỷ lệ bạch cầu non ác tính ≥ 30% các tế bào có nhân trong tủy xương (theo FAB)

- Hóa học tế bào: 5 phương pháp nhuộm: Peroxidase, Soudan đen, PAS và Esterase đặc hiệu và không đặc hiệu để xác định và phân loại lơxêmi cấp. Nếu các tế bào non âm tính với PAS, dương tính với Peroxidase và Soudan đen, chẩn đoán xác định là dòng tủy.

- Miễn dịch: xác định kháng nguyên màng tế bào ác tính bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang kháng thể đơn dòng

- Di truyền: cấy tế bào tuỷ phân tích nhiễm sắc thể tủy

- Chẩn đoán xác định và phân loại các thể lơxêmi cấp dòng tuỷ dựa theo các tiêu chuẩn ở (Bảng 1 - 1).

2.2.5.2. Lập hồ sơ chi tiết

- Lâm sàng

+ Tất cả các BN lựa chọn tham gia nghiên cứu đều được lập hồ sơ bệnh án chi tiết về hành chính, quá trình bệnh sử, tiền sử cá nhân và gia đình.

+ Các bệnh nhân đều được thăm khám kỹ lưỡng, ghi lại đầy đủ các triệu chứng lâm sàng.

- Tiến hành các xét nghiệm một ngày trước khi bắt đầu điều trị

• Công thức máu ngoại vi

điện giải đồ, abumin, protein.

• Chụp XQ tim phổi

• Ghi điện tim đồ

2.2.5.3. Điều trị

- BN tham gia nghiên cứu được điều trị hóa trị liệu theo 1 trong 3 phác đồ chuẩn sau.

+ Phác đồ tấn công “3 + 7”

• Daunorubicin 45 mg – 60 mg/m2 da/ngày, truyền tĩnh mạch 30 phút từ ngày 1 - 3.

• Cytarabin 100 mg – 200 mg/m2 da/ngày, truyền tĩnh mạch trong 24 giờ từ ngày 1- 7.

+ Phác đồ tái tấn công ADE

• Daunorubicin 45 mg – 60 mg/m2 da/ngày, truyền tĩnh mạch 30 phút từ ngày 1 - 3.

• Cytarabin 100 mg – 200 mg/m2 da/ngày, truyền tĩnh mạch trong 24 giờ từ ngày 1 - 7.

• Etoposid 100 mg/m2 da/ngày, truyền tĩnh mạch 2 giờ từ ngày 1- 5. + Phác đồ củng cố cytarabin liều trung bình

• Cytarabin 1,5g - 3 g/m2 da/12 giờ, truyền tĩnh mạch ngày 2 lần ngày 1, 3, 5, 7.

- Trong quá trình điều trị tấn công, các BN có sốt và dấu hiệu nhiễm trùng được sử dụng kháng sinh phổ rộng, kháng sinh chống nấm. Truyền khối hồng cầu khi lượng huyết sắc tố dưới 80 g/l, truyền khối TC khi số lượng TC dưới 20 G/l và có biểu hiện xuất huyết hoặc dưới 10 G/l không có biểu

hiện xuất huyết, truyền khối BC khi số lượng BCHTT dưới 0,5 G/l và bệnh nhân có nhiễm trùng nặng không đáp ứng với kháng sinh.

- Hướng dẫn các BN và gia đình chế độ dinh dưỡng đủ chất và vệ sinh cá nhân. Hỗ trợ dinh dưỡng đường tĩnh mạch nếu BN ăn uống kém. Động viên tinh thần để BN, gia đình yên tâm điều trị và hợp tác tốt với thầy thuốc.

2.2.5.4. Theo dõi điều trị

a/ Khám phát hiện các biến chứng và độc tính sau điều trị hóa trị liệu - Hỏi BN có cảm giác buồn nôn và nôn không, nếu có hỏi chất nôn thế nào, có ỉa chảy, đái buốt, đái rắt, ho, khạc đờm, tức ngực, khó thở, nhìn mờ không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đo thân nhiệt 2 lần sáng và chiều, BN được coi là có sốt khi thân nhiệt ≥ 37˚1.

- Nghe tim, phổi, đếm nhịp thở, nhịp tim.

- Soi miệng họng phát hiện các đám ban đỏ, phù nề, các ổ loét, các đám giả mạc.

b/ Đánh giá mức độ biến chứng nhiễm trùng, sốt, thiếu máu và độc tính trên các hệ cơ quan thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, gan mật, thận, mắt.

c/ Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi

- BN được xét nghiệm công thức máu ngoại vi 3 ngày 1 lần. Những BN có giảm nặng các dòng máu có thể xét nghiệm nhiều hơn để phục vụ cho quá trình điều trị.

d/ Xét nghiệm sinh hóa

- BN được làm các xét nghiệm sinh hóa máu 1 tuần một lần, nếu có bất thường có thể làm thêm để phục vụ cho việc theo dõi điều trị.

• AST, ALT, bilirubin

• A. uric

• LDH

• Urê, creatinin

e/ Xét nghiệm nước tiểu

- Bệnh nhân được xét nghiệm tế bào niệu 1 tuần một lần, những BN có đái máu hoặc nhiễm trùng tiết niệu có thể làm thêm để theo dõi điều trị.

g/ Xét nghiệm vi sinh

- BN sốt và tìm thấy ổ nhiễm trùng.

+ Cấy máu khi BN sốt ≥ 38˚5 kéo dài trên 1 giờ.

+ Cấy nước tiểu khi bệnh nhân có biểu hiện đái buốt, rắt, đái đục hoặc khi xét nghiệm tế bào nước tiểu thấy bạch cầu.

+ Cấy đờm khi BN ho có đờm.

+ Cấy vết loét nếu BN có biểu hiện viêm loét vùng họng miệng.

+ Cấy mủ ở vị trí áp xe nếu ổ áp xe hóa mủ hoặc cấy mủ vết loét cạnh hậu môn.

+ Cấy phân nếu BN có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

- BN có sốt nhưng không tìm thấy ổ nhiễm trùng trong vòng 24 giờ đầu thì làm đồng thời các xét nghiệm sau

+ Cấy máu + Cấy nước tiểu + Chụp XQ tim phổi

+ Tiếp tục theo dõi nhiệt độ và biểu hiện nhiễm trùng nếu trong những ngày sau BN có biểu hiện nhiễm trùng ở đâu thì tùy vị trí mà làm các xét

nghiệm như trên.

h/ Chụp XQ tim phổi

- Chụp XQ tim phổi khi BN có biểu hiện ho khạc đờm, đau tức ngực, khó thở.

2.2.5.5. Tiêu chuẩn đánh giá biến chứng và độc tính

- Các biến chứng và độc tính được đánh giá phân độ theo hướng dẫn của Viện Ung bướu Quốc gia Hoa kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (Bảng 1 - 4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến chứng và biểu hiện độc tính của một số phác đồ hóa chất điều trị bệnh nhân lơxêmi cấp dòng tủy (Trang 45 - 49)