Những ưu điểm, nhược điểm khi dạy học PH&GQVĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian (hình học 12) cho học sinh yếu kém ở trường trung học phổ thông​ (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.1.6. Những ưu điểm, nhược điểm khi dạy học PH&GQVĐ

1.1.6.1. Ưu điểm

- Phương pháp PH&GQVĐ là một phương pháp dạy học tích cực. Giúp HS tích cực, tự giác, chủ động, hứng thú trong học tập từ đó làm cho HS năng động, sáng tạo và hình thành năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp dạy học này góp phần hình thành ở các em nếp nghĩ, làm việc sáng tạo, độc lập, sự nhanh nhạy và linh hoạt. Về lâu dài, hoạt động học tập sẽ hình thành ở HS những năng lực khác nhau, trong đó, có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp PH&GQVĐ gợi nhu cầu nhận thức cho người học, kích thích sự ham mê khám phá của học sinh, đồng thời tạo điều kiện tạo cho học sinh niềm tin có thể giải quyết được vấn đề nếu các em nổ lực hoạt động. HS tập trung, chú ý hơn vào bài học, các em hăng say kiến tạo tri thức mới, lĩnh

hội một cách chủ động, không bị áp đặt miễn cưỡng. Do đó học sinh nhớ bài sâu và lâu hơn.

- Phương pháp PH&GQVĐ có thể sử dụng ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học: Đảm bảo trình độ xuất phát, truyền thụ kiến thức mới, củng cố, luyện tập.

- So sánh với các phương pháp truyền thống thì PPDH này tạo điều kiện tốt hơn để đưa HS vào vị trí trung tâm nhằm hình thành và phát triển ở HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Khi dạy học sử dụng phương pháp này, GV chủ động đưa ra tình huống dạy học, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học kết hợp với các phương pháp khác (vấn đáp, trực quan,…), có thể thay đổi trật tự nội dung bài dạy; GV không phụ thuộc hoàn toàn vào SGK và sách hướng dẫn để truyền đạt kiến thức một cách cứng nhắc, khô khan; Tất cả HS trong lớp đều phải tích cực hoạt động, tập trung tối đa để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho GV bao quát lớp tốt hơn.

1.1.6.2. Nhược điểm, khó khăn

Bên cạnh một số ưu điểm và thuận lợi trên thì phương pháp dạy học này còn tồn tại một số nhược điểm, khó khăn như sau:

- GV phải đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị bài dạy, đồ dùng dạy học.

- GV phải đưa ra tình huống dạy học phù hợp (nội dung dạy học, mục tiêu dạy học, thời gian): Nội dung tích hợp vừa phải, thời điểm đưa ra câu hỏi phải đúng lúc, lựa chọn câu hỏi mang tính tổng quát và câu hỏi mang tính gợi mở sao cho phù hợp.

- GV không linh hoạt, chủ động trong từng tình huống cụ thể, GV khó kiểm soát được lớp học, và bị động trước những tình huống mà học sinh nêu ra dẫn đến tình trạng “ cháy giáo án”.

- GV phải có khả năng điều khiển, tổ chức, dự kiến các tình huống có thể xảy ra, dự kiến được thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian (hình học 12) cho học sinh yếu kém ở trường trung học phổ thông​ (Trang 27 - 29)