Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian (hình học 12) cho học sinh yếu kém ở trường trung học phổ thông​ (Trang 111 - 114)

7. Cấu trúc luận văn

3.5.Kết luận chung về thực nghiệm

Kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm về mặt định tính, định lượng cũng như trong việc xử lý các số liệu và kiểm định giả thuyết thống kê đã giúp chúng tôi có đủ cơ sở chắc chắn để khẳng định về tính hiệu quả của đề tài, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học,được thể hiện qua các mặt sau đây:

1. Trên cơ sở phân tích một cách tương đối cụ thể cơ sở lí luận của việc dạy học liên quan đến đề tài đã chọn như phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, các bước thực hiện dạy học vận dụng phương pháp này, thực trạng vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” cho HS yếu kém,… ta có một số biện pháp sư phạm vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” cho HS yếu kém ở trường THPT.

Bước đầu chúng tôi đã đề cập đến việc khai thác kiến thức trong chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh yếu kém.

2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và trao đổi với giáo viên xung quanh việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” cho HS yếu kém ở Trung học Phổ thông.

3. Kết quả nghiên cứu đề tài là rất có ích đối với giáo viên dạy toán ở Trung học Phổ thông trong việc dạy học hình học 12.

KẾT LUẬN

Các kết quả chính mà luận văn đã thu được:

1. Luận văn đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận trong việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” cho HS yếu kém ở trường THPT.

2. Luận văn nêu được ứng dụng và vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong giảng dạy toán hoc ở trường trung học phổ thông, cụ thể là dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” cho HS yếu kém. Đề ra được một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy, giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực và chủ động hơn trong học tập, khắc phục tình trạng yếu kém.

3. Dạy thử nghiệm những biện pháp sư phạm đã đề xuất đối với những học sinh ở trường mình công tác, qua đó khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp đã được đề xuất.

4. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán trung học phổ thông.

Hạn chế của đề tài:

Mới đưa ra được một số biện pháp sư phạm, một số ví dụ và bài tập nhằm vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” cho HS yếu kém ở trường THPT. Số lượng bài tập vẫn chưa được phong phú, phần thực nghiệm sư phạm chưa có điều kiện thực hiện một cách đầy đủ, khoa học.

Mặc dù đã cố gắng chọn lọc để đưa vào đề tài những ví dụ, bài tập có nội dung phù hợp với chương trình, nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu sót.

Một số suy nghĩ và đề xuất:

+ Để có những bài tập, có những nội dung về vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Phương pháp tọa độ

trong không gian” cho HS yếu kém, khi GV lựa chọn nội dung và cách thức diễn đạt các bài toán, cần tìm hiểu và liên hệ với những nhà chuyên môn (GV Toán khác, cán bộ chuyên môn thuộc lĩnh vực Toán học, nhà khoa học, ...) để đảm bảo tính khoa học, chính xác mà vẫn phù hợp với điều kiện và khả năng nhận thức của học sinh yếu kém.

+ Chương trình học còn nặng đối với học sinh, phân phối hợp lí hơn với chương trình môn toán, một số bài học còn quá dài nên ít khai thác được hệ thống bài tập một cách phong phú đa dạng.

+ Cần có ý thức hơn việc dạy và học nhằm vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” cho HS yếu kém ở trường THPT đặc biệt chú trọng hơn trong các kì thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi vào các trường Cao đẳng, Đại học.

+ Cần có đội ngũ GV tâm huyết giảng dạy, có ý thức tự tìm tòi, tích cực học hỏi và phát huy năng lực dạy học, có những chuyên đề và ngoại khoá về toán học để thấy toán học thật sự luôn gắn với đời sống con người mà cụ thể thực tại nhất là trong nhà trường THPT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Châu (1995), Dạy học giải quyết vấn đề trong môn toán, tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 9/1995.

2. Lê Hồng Đức, Đào Thiện Khải, Lê Bích Ngọc (2004), Phương pháp giải toán Hình học, NXB Đại học Sư phạm.

3. Lê Hồng Đức, Lê Hữu Trí (2003), Phương pháp giải toán hình học giải tích trong khônggian, Nxb Hà Nội.

4. I. Lerner (1997), Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục Hà Nội.

5. Nguyễn Bá Kim (1994), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động,

NXBGD.

6. Nguyễn Bá Kim (2011), PPDH môn toán, NXB Đại học Sư phạm. 7. Nguyễn Bá Kim và cộng sự (1994), PPDH môn toán, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2000), PPDH môn toán (phần đại

cương), NXB Giáo dục.

9. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.

11. Đào Tam (2005) Phương pháp dạy học hình học ở trường trung học phổ thông, NXB ĐHSP.

12. Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà (1996), Dạy-Học giải quyết vấn đề: một hướng đổi mới trong công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyên, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội.

13. Nguyễn Thế Thạch (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp12 môn toán, NXBGD.

14. V. Ôkôn, Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề (Sách bồi dưỡng giáo viên), NXB Giáo dục Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian (hình học 12) cho học sinh yếu kém ở trường trung học phổ thông​ (Trang 111 - 114)