Một số chỉ tiêu đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 30 - 34)

Để phản ánh rủi ro tín dụng, ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau: + Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh trong trường họp khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn.. .

i. Tỷ lệ nợ quá hạn= Số dư nợ quá hạnTổng dư nợ 100 ii. Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng khách hàng có dư nợ =Số khách hàng có nợ quá hạnTổng số khách hàng có dư nợ 100

Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.

+ Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh là do ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ.. .Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét

RRTD của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

 Nợ xấu đuợc phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu:

 Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu /Tổng dư nợ

 Tỷ lệ nợ xấu tren VCSH = Tỷ lệ nợ xấu / Vốn chủ sở hữu

 Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Tỷ lệ nợ xẩu / Quỹ dự phòng tổn thất.

 Tỷ lệ nợ xấu / Tổng giá trị tài sản đảm bảo +Dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD)

DPRR đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng DPRR là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong truờng hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc do giải thể, phá sản, chết, mất tích. DPRRTD được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm:

 Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Các chỉ số thể hiện DPRRTD:

 Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập/ Tống dư nợ cho kì báo cáo

 Hệ sổ khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất = Dự phòng RRTD được trích lập/ Dư nợ bị xoá.

Trong số các chỉ tiêu phản ánh RRTD ở trên thì nợ xấu được coi là chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất, phản ánh RRTD đang ở mức cao.

Để có mức độ RRTD hợp lý trong HĐKD của NHTM thì việc đo lường RRTD sẽ là cần thiết từ đó giúp các nhà quản lý có được biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD, việc đo lường đó phải mang tính chất thường xuyên, có phân tích đánh giá qua sự kết hợp của các số liệu lịch sử.

1.1.1.5.Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

Ngân hàng cần có những phưong pháp nhận ra những dấu hiệu của RRTD để từ chối cho vay (trong trường hợp trước khi cho vay) hoặc đưa ra các thức xử lý kịp thời (trong trường hợp đã cho vay).

(1)Nhóm dâu hiệu báo trước từ rủi ro về ngành nghê kinh doanh, đặc điểm phân tích ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Lượng hàng bán trước dây và lợi nhuận; chính sách của Chính phủ; các điều kiện lao động; các điều kiện cạnh tranh; chu kỳ của ngành nghề kinh doanh,...

(2)Nhóm dâu hiệu báo trước từ rủi ro trong kinh doanh (rủi ro về cơ câu, chiên lược và hoạt động), bao gồm: Ke hoạch chiến lược và sự không đồng nhất trong việc lập ké hoạch; việc mua và bán với qui mô lớn; cơ cấu lại qui mô lớn, mở rộng hay thu hẹp công ty; sụt giá cô phiếu trên thị trường; những thay đôi trong nhu cầu thị trường, cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi công nghệ hay các qui chế hoặc việc xoá bỏ qui chế; giới thiệu hay huỷ bỏ các sản phẩm và dịch vụ chính; không có sự phân biệt về sản phẩm có cơ cấu chi phí cao; chất lượng sản phẩm giảm; những điều chỉnh quan trọng của luật pháp ảnh hưởng tới tính cạnh tranh; việc giao hàng không hiệu quả; hệ thống phân phối không hiệu quả trong điều kiện thị trường biến động; sự thay đối về cầu bán hàng; sự thay đôi về giá bán hàng; sự thay dôi về giá đầu vào; khả năng điều chỉnh giá đầu ra theo những thay đôi của giá đầu vào; đòn bẩy hoạt động (tỷ lệ của chi phí cố định),...

(3)Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua thông tin tài chính, bao gồm: Kiểm soát tài chính yếu kém và không thống nhất trong báo cáo; báo cáo muộn hoặc không đầy đủ về thông tin tài chính; trì hoãn việc chuân bị các báo cáo tài chính.

(4)Nhóm dâu hiệu báo trước thông qua thông tin các nhân, công tác quản lý: Lối sống phung phí của các vị giám đốc, lãnh đạo doanh nghiệp; việc né tránh của các nhà quản lý công ty; những yêu cầu xin miễn khoản bảo đảm; nhữrtg yêu cầu xin miễn bảo lãnh cá nhân; những yêu cầu tăng đáng kê các khoản tín dụng; sức ép thanh toán của các nhà cung cấp; tinh thần của nhân viên kém; những thay đôi bất thường trong cán bộ quản lý hoặc cán bộ chủ chốt; ban quản lý bị chi phối bởi một người sáng lập,... Năng lực của ban quản lý không đủ; thông tin quản lý chậm và thiển cận; phân tích thiếu nhạy bén.

(Nguồn:Phạm Thị Nguyệt (2011))

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)