Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 66 - 73)

Ngân hàng luôn chú ý tới việc hoàn thiện chính sách quản trị RRTD nhằm nâng cao hơn nữa công tác này. Mục tiêu của chính sách là giữ được chất lương tín dụng tốt, kiểm soát được nợ xâu và ngăn chặn được rủi ro do các hành vi gian lận, lừa đảo, vi phạm đạo đức nghề nghiệp... VIB sẽ trở nên an toàn hơn đê đảm bảo phát triển bền vững trong những năm tới. Cùng vói sự hỗ trợ thông qua chuyển giao năng lực từ cổ đông chiến lược ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) - một trong những ngân hàng an toàn hàng đầu thế giói, VIB đang ngày càng hoàn thiện

0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 1.11% 1.61% 1.13% 2.06% 3.00% 1.21% 2.49% 0.71% 4.28% Tỷ lệ nợ xấu

chính sách quản trị rủi ro tín dụng. Trong quá trình hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị RRTD, VIB dựa trên khung chính sách quản trị RRTD của NHNN như:

 Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, bảo đảm tiền vay...

 Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 ban hành về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM.

 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD.

NHTMCP Quốc tế đang dần hoàn thiện và nâng chính sách quản trị RRTD bằng những việc làm thiết thực như:

1. Xây dựng khẩu vị rủi ro tín dụng: về khẩu vị RRTD ngân hàng VIB được xác định phần lớn dựa trên yếu tố tài sản bảo đảm khi vay vốn. Trong tình hình như hiện nay tiêu chí về tài sản đảm bảo được xếp vào tiêu chí xét duyệt đầu tiên khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Căn cứ vào giá trị thị trường và giá trị khả mại của TSĐB mà ngân hàng chia TSĐB thành 3 loại là vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

 Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa

 Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền

 Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.

Quy định về tài sản đảm bảo VIB đưa ra quy định số 3870/2008/QĐ- VIB ngày 18/12/2008 nhằm điều chỉnh viêc phân loại tài sản đảm bảo, nhằm mục đích thực hiện các chính sách tín dụng của VIB áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống VIB. Tài sản đảm bảo được phân loại dựa trên tính pháp lý, tính dễ phát mại, dễ quản lý, xu hướng thay đổi về giá của tài sản theo thời gian, mức độ uy tín của người vay vốn và chủ sở hữu tài sản và các yếu tố khác theo quy địn của VIB.

Tài sản đảm bảo được phân thành 5 loại: A, B, c, D và E.

+ Tài sản đảm bảo loại A: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, rất dễ chuyển đổi thành tiền, các biện pháp quản lý thuận lợi, giá tài sản tăng lên theo thời gian và có tính pháp lý chắc chắn. VIB đặc biệt khuyến khích hận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo loại B: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, dễ quản lý, dễ chuyển đổi thành tiền, giá cả ổn định theo thời gian và tính pháp lý chắc nhưng kém hơn loại A. VIB khuyến khích nhận loại tài sản này. + Tài sản đảm bảo lại C: Là tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền, khả

năng quản lý, mức độ ổn định về giá và tính pháp lý ở mức trung bình. VTB khuyến khích nhận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo loại D: Là tài sản không dễ phát mại, phức tạp trong quản lý, giá cả giảm theo thời gian và tính pháp lý không chắc chắn. VIB không khuyến khích nhận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo loại E: Là tài sản rất khó khăn khi phát mại, phức tạp trong quản lý, giá giảm mạnh theo thời gian, khả năng rủi ro mất tài sản, không thu hồi được nợ rất lớn và tính pháp lý rất kèm. VIB không khuyến khích nhận tài sản này. Việc nhận tài sản này do UBTD xem xét phê duyệt.

Mục đích của việc đua ra chính sách khách hàng, ngành hàng là nâng cao chất luợng tín dụng, mức độ an toàn hoạt động, kiểm soát đuợc rủi ro tín dụng đối với tùng đối tượng khách hàng, lựa chọn và thu hút các khách hàng chiến lược, khách hàng mục tiêu cho VIB.

Nội dung của chính sách khách hàng:

Trên cơ sở quyết định 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22/4/2005, VIB đã đưa ra Quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ số 203/2009/QĐ-VIB ngày 02/02/2009. Theo đó, VIB xác định xếp hạng tín dụng khách hàng là việc xác định hệ số tín nhiệm về khả năng trả nợ và thực hiện các cam kết tài chính đối với các khoản vay tín dụng, khoản phải trả người cung ứng, các trách nhiệm thuế theo luật định, thông qua việc phân tích, đánh giá, cho điểm và tổng hợp điểm xếp hạng từ các tiêu thức thuộc hạng mục rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh, rủi ro quản lý và rủi ro uy tín. Mục đích của VIB trong việc đưa ra xếp hàng tín dụng nội bộ:

+ Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng cập nhật thường xuyên và đa dạng giúp đánh giá toàn diện các khách hàng của ngân hàng theo danh mục tín dụng.

+ Xây dựng công cụ quản lý rủi ro tín dụng, trong đó khách hàng được xếp hạng theo các mức độ tín nhiệm khác nhau, nhằm đánh giá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán rủi ro tiềm tàng để đưa ra các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tín dụng và chất lượng tín dụng tại từng đon vị kinh doanh.

+ Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả cũng như bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của VIB.

+ Là cơ sở để thực hiện phân loại nợ khách hàng và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 6 và Điều 7, quy định số 493/2005/QĐ- NHNN.

+ Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin rủi ro về khách hàng, lĩnh vực cấp tín dụng nhằm hỗ trợ công tác cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của VIB.

Theo quy định về xếp hạng tín dụng của VIB hiện tại thì thang điểm xếp hạng được thiết kế theo 5 cấp độ từ 20 đến 100, áp dụng tới tiêu thức đánh giá thuộc cấp thấp nhất. Tiêu thức cho điểm được thực hiện theo 5 mức 20, 40, 60, 80, 100; tương ứng với mức 20 là rủi ro cáo nhất và 100 là rủi ro thấp nhất. Theo đó, việc chấm điểm khách hàng được quy định thành 5 nhóm khách hàng, cụ thể:

Bảng 2.8. Hạng mức hệ số tín nhiệm và nguy cơ doanh nghiệp

`

Chỉ số tín nhiệm theo

Moody’s

Diễn giải Phân loại

AAA Aaa Chất lượng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp nhất

Nợ đủ tiêu chuẩn (75-100điểm) AA Aa Chất lượng cao, rủi ro thấp, độ rủi ro chỉ cao

hơn hạng AAA một bậc

A A Chất lượng khá, tuy vậy có thế bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế

BBB Baa Chất lượng trung bình, an toàn ừong thời gian hiện tại, tuy vậy có chưa một số yếu tố rủi ro

Nợ cần chú ý (65-75điểm)

BB Ba

Chất lượng trung bình thấp, có thể gặp khó khăn trong việc ừả nợ, bị ảnh hưởng đối vói sự thay đổi của tình hình kinh tế

B B Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ không thanh toán đúng hạn

Nợ dưới tiêu chuẩn (56-65điểm) ccc Caa Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình

hình kinh tế khả quan

c c Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ

Nợ nghi ngờ (45-53điểm) D D Hạng thấp nhất, đã phá sản hoặc sẽ phá sản Nợ có khả năng mất vốn (20-45điểm) ( Nguồn : www.vib.com.vn)

Nội dung của chính sách ngành hàng:

 Ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành kinh tế VIB ưu tiên phát triến trong từng thời kỳ, cụ thể như sau:

+ Những ngành hàng có tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ <= 0.4%; tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ <= 0.1%

+ Những sản phẩm có tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ <=0.45; tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ <=0.1

+ Những ngành hàng đang được chính phủ quan tâm tạo điều kiện phát triển.

 Chính sách hạn chế đối vói ngành hàng, lĩnh vực kinh tế mà VIB không ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ, cụ thê là:

+ Các ngành hàng ngừng cấp tín dụng, cụ thể là các ngành chịu tác động mạnh của nền kinh tế, những ngành phát sinh nhiều nợ xấu từu lĩnh vực kinh doanh mang lại, các ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

+ Các ngành hàng, sản phẩm dừng tăng trưởng dư nợ, cụ thể là: Ngành hàng, sản phẩm có tỷ lệ nợ xấu và/hoặc nợ quá han/tổng dư nợ >=2%, ngành hàng hoặc sản phẩm có phát sinh nợ nhóm 5/tổng dư nợ >=2%.

+ Các ngành hàng không khuyến khích cấp tín dụng là những ngành hàng không phát triển trong thời gian tới, không mang lại hiệu quả cao.

Nhận diện khách hàng Bán sản phẩm tín dụng Xử lý sau khi

cho vay Sau giải ngân

sách quản trị RRTD hiệu quả và phù họp với thực tiễn cần nhiều thời gian và công sức, tích lũy kinh nghiệm, quan trọng hơn là sự đánh giá đứng mực và thái độ tích cực của cán bộ ngân hàng ữong quá trình xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)