Phân quyền phán quyết tín dụng
Ngân hàng Quốc tế quy định rõ ràng mức phán quyết tín dụng với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân nhằm phân định rõ ràng trách nhiệm của các phòng ban, đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngân hàng, hạn chế RRTD xảy ra. Thâm quyền phê duyệt được tính trên tổng hạn mức rủi ro của khách hàng. Như vậy, với việc phân cấp thẩm quyền phê duyên tín dụng đã phần nào hạn chế và quản trị được rủi ro. Thẩm quyền phê duyệt của cá nhân được giao được đánh giá và xếp hạng lại theo quý. Khoảng thời gian này là tương đối phù họp đối với tình hình kinh doanh, thị trường cũng như môi trường hiện tại.
Thẩm định và quản lý TSĐB
Trong quy trình hiện tại của VIB có quy định đối với những khoản vay giá trị trên 1 tỷ đồng mà khách hàng vay tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh thì tài sản do AMC6 hoặc một bên định giá độc lập khác thực hiện. Các khoản vay từ 5 tỷ trở lên ở các địa bàn khác cũng được thực hiện bởi bên định giá độc lập. Đối vói những khoản vay dưới 1 tỷ thì việc định giá do đơn vị kinh doanh thực hiện. Đây cũng là một bước mói tại VIB nhằm phân khúc mức độ rủi ro tín dụng, tránh được phần nào tinh trạng định giá sai, định giá vượt tài sản đảm bảo. Vói cách thức như vậy phần nào đã giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động tín dụng tiềm ấn trong tương lai.
Hiện tại VIB đã phân chia các bộ phận quản lý tài sản riêng biệt, theo đó đối vói tài sản đảm bảo là bất động sản được theo dõi và quản lý bởi bộ phận giao dịch tín dụng (bộ phận hoàn thiện hồ sơ bảo đảm tiền vay, họp đồng thế chấp và kiểm tra hồ sơ đảm bảo đúng phê duyệt, đứng mục đích vay trước khi giải ngân cho khách hàng). Đốvới các tài sản còn lại như: Động sản, hoàng hóa luân chuyển, giấy tờ có giá...được theo dõi và quản lý tại đon vị kinh doanh. Với mô hình này cũng phần nào giảm thiêu được sự quản lý lỏng lẻo tài sản đảm bảo tại đon vị kinh doanh.
( Nguồn: https: vib.com.vn)
Công tác giám sát tín dụng sau khi giải ngân
Sau khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng VIB chú trọng đến việc: Kiêm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng kiểm tra đột xuất khách hàng. Sau mỗi lần kiểm tra, cán bộ tín dụng lập ―Biên bản kiểm tra sau khi giải ngân‖, nếu thấy có dấy hiệu rủi ro cán bộ tín dụng báo cáo cụ thẻ với đon vị kinh doanh và đề xuất biện pháp kịp thời.
Dưới áp lực công việc ngày càng tăng do tăng trưởng tín dụng, thời gian thâm định giá ngắn, kết quả phải có ngay, để tăng cường ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đã có cả 2 bộ phận kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng đó là bộ phận kiểm toán nội bộ thuộc ban kiểm soát của ngân hàng và bộ phận kiêm soát tuân thủ, nhận diện rủi ro và báo cáo rủi ro tín dụng thuộc khối quản trị rủi ro (giám sát tín dụng). Cả hai phòng ban này trong những năm vừa qua đã có những hoạt động tích cực góp phần đáng kể trong việc rà soát, cảnh báo, phát hiện sớm rủi ro trong hoạt động tín dụng. Với vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động chung của ngân hàng và hoạt động cho vay nói riêng. Hai bộ phận kiểm tra giám sát đã đóng góp rất nhiều vào công tác cảnh báo rủi ro sớm đối với hoạt động cho vay. Định kỳ
của chi nhánh thực hiện theo các cấp độ A, B, c, D, yêu cầu ĐVKD tiến hành giải trình, chỉnh sửa các lỗi vi phạm. Trong nhăng năm gần đây, kiểm toán nội bộ đã phát hiện ra rất nhiều ĐVKD đang thực hiện không đứng quy trình cho vay, phát hiện ra những lỗi vi phạm cơ bản của cán bộ tín dụng, ngăn chặt được rủi ro sớm cho VIB.