Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị danh mục cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 93 - 97)

Danh mục cho vay (DMCV) là danh mục tất cả các khoản vay của ngân hàng tại một thời diêm nhất định. DMCV được trình bày theo nhiều tiêu thức khác nhau: Khách hàng, mặt hàng, sản phâm, khu vực địa lý.. . Việc kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn của các nhóm khoản vay cũng không kém phần quan trọng hơn việc quản lý rủi ro trong từng khoản vay. Hơn nữa, việc theo dõi, đánh giá toàn DMCV sẽ cung cấp một bức tranh hoàn hảo hơn về mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Với mục đích quản trị RRTD cho ngân hàng, giúp giảm thiêu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh, bằng việc phân tích DMCV, ngân hàng có thể đánh giá được ngành hàng nào, sản phẩm nào, khách hàng nào thi cho vay có hiệu quả, an toàn và thích họp với đặc thù của ngân hàng tại mỗi địa phương và trong từng thời kỳ khác nhau.

Lập kế hoạch danh mục tiền vay

Lập kế hoạch danh mục cho vay chiến lược là công việc đầu tiên Long quản lý danh mục cho vay. Thông qua chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn, triển vọng môi trường kinh doanh, sự phân tích DMCV hiện tại và khả năng chị đựng rủi ro của ngân hàng để xác đinh mục tiêu của danh mục bao gồm:

Chất lượng danh mục

Tùy thuộc vào từng thời điểm, ngân hàng sẽ đặt ra yêu cầu về chất lượng tài sản có khác nhau. Thông qua hệ thống các tiêu chí phê duyệt khoản vay, ngân hàng sẽ kiểm soát chất lượng tài sản có và định hướng hoạt dộng cho vay đối với từng nhóm khoản vay và danh mục. Trong trường họp mong muốn nâng cao chất lượng tài sản và giảm thiểu rủi ro, ngân hàng sẽ thắt chặt các điều kiện cho vay. Do các đối tượng khách hàng khác nhau sẽ chịu tác động của biến động thị trường khác nhau, vì vậy ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, đo lường giám sát chất lượng khoản tín dụng theo từng nhóm khách hàng từ đó có biện pháp đối với cả danh mục cho vay. Việc đo lường, giám sát chất lượng khoản vay cần được quy định nghiêm túc trong các văn bản quy định nội bộ về rà soát các khoản vay do kiểm toán nội bộ hoặc tổ chức kiểm toán độc lập. Căn cứ vào tình hình thị trường, cán bộ quản trị ngân hàng xem xét tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng danh mục cho vay theo từng thời kỳ.

Cơ cấn danh mục

Mục tiêu về cơ cấu danh mục sẽ kiểm soát mức độ tập trung danh mục theo từng lĩnh vực kinh doanh, loại khách hàng, sản phấin, khu vực địa lý...kế hoạch cần chỉ ra những lĩnh vực nào cần thu hẹp hay mở rộng ở mức độ bao nhiêu. Một danh mục có sự tập trung cao vào số ít khách hàng, trong vài ngành hàng nhất định sẽ chứa đựng độ rủi ro tiềm tàng rất cao. Tuy nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng một khi danh mục tài sản có quá phân tán cũng sẽ làm giảm lợi nhuận và tăng rủi ro cho ngân hàng.

Đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán rủi ro

Đây là biện pháp chủ yếu và chủ động nhất để giảm thiểu RRTD. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tài trợ cho nhiều

này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, nâng cao vị thế, uy tín, đạt được mục đích phân tán rủi ro.

Hiện nay, ở VIB có thể thấy rằng mặc dù Ngân hàng cho vay ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng số tiền đầu tư vào các ngành lại phân tán không đồng đều. Mỗi năm cơ cấu cho vay ở các nghành ở VIB lại có những sự tập trung nhất định ở các nghành khác nhau.

Để thực hiện tốt vấn đề này VIB nên đưa ra một số chiến lược kinh doanh như :

+ Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong việc giành thị phần trong một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro cho những chính sách mới của nhà nước mới ban hành với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

+ Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh loại hàng hóa khác nhau. + Tránh tình trạng cho vay quá nhiều đối tượng với một khách hàng luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.

+ Cho vay với nhiều thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh RRTD do sự thay đổi lãi suất thị trường.

Đo lường rủi ro tín dụng theo danh mục cho vay

Ngoài việc kiểm soát rủi ro tín dụng nói chung, ngân hàng cần có biện pháp đo lường kiểm tra giám sát RRTD theo danh mục cho vay.

Nếu như xây dựng hệ thống đo lường hiện đại thì việc đo lường rủi ro tín dụng có thể dựa trên các thuật toán mô hình hay xác suất, tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng mô hình toán cần một khoảng thòi gian cần thiết.

Vì vậy, cán bộ quản trị cần có chuyên môn và kinh nghiệm cao đế phân tích, nhận định mức độ rủi ro thông qua các chi tiêu cơ bản như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ bù đắp từ dự phòng rủi ro. Các giải pháp đề xuất là:

+ Lựa chọn và tìm kiếm các cán bộ tín dụng có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro trong thực tế thông qua đãi ngộ, lương thưởng hấp dẫn cùng với chính sách trọng dụng nhân tài.

+ Học hỏi và chuyên giao kinh nghiêm, kỹ thuật đối tác chiến lược - ngân hàng Commonwealth trong lĩnh vực đo lường rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)