Công trình nghiên cứu ở các nƣớc đang phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân tại tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 33)

Các nƣớc đang phát triển sẽ có nhiều sự tƣơng đồng với Việt Nam nói chung, và tỉnh Lâm Đồng nói riêng về các điều kiện kinh tế - xã hội. Việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu ở các nƣớc đang phát triển sẽ mang lại nền tảng sát thực hơn cho nghiên cứu của tác giả.

Zhao (2007) nghiên cứu về sự chấp nhận rủi ro trong việc ra quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking, đối tƣợng là khách hàng trẻ tại Trung Quốc. Nghiên cứu áp dụng lý thuyết nhận thức rủi ro, sử dụng hỗn hợp các phƣơng pháp: phân tích

định tính, so sánh và đối chiếu với nghiên cứu của phƣơng Tây có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro nhận thức là có ý nghĩa để tìm hiểu việc quyết định của ngƣời dùng dịch vụ IB tại Trung Quốc. Nghiên cứu này chƣa xem xét đến nguy cơ thay đổi nhận thức của khách hàng ở những giai đoạn khác nhau trong các giai đoạn mua.

Nghiên cứu của Lee (2008) về các yếu tố ảnh hƣởng tới việc sử dụng ngân hàng điện tử cũng đã sử dụng kết hợp mô hình TAM và TPB làm nền tảng và cho thấy sự phù hợp để phân tích hành vi của ngƣời tiêu dùng. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát đƣợc cho thấy rằng ý định sử dụng Internet Banking bị ảnh hƣởng bất lợi chủ yếu bởi các nguy cơ bảo mật và riêng tƣ, cũng nhƣ rủi ro tài chính và ảnh hƣởng tích cực chủ yếu là do cảm nhận lợi ích, thái độ và cảm nhận sự hữu dụng. Trong đó, cảm nhận lợi ích là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến việc chấp nhận sử dụng IB, rủi ro có ảnh hƣởng gián tiếp tới ý định sử dụng và ảnh hƣởng trực tiếp tới sự hữu ích, chuẩn chủ quan ảnh hƣởng đến ý định sử dụng IB. Tuy nhiên, kích thƣớc mẫu của nghiên cứu này chƣa đủ lớn và chỉ xem xét đến bốn nhân tố, bỏ qua một số yếu tố quan trọng nhƣ sự tin tƣởng và cảm nhận sự dễ sử dụng.

Nghiên cứu của Baraghani (2007) tại Iran về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận Internet Banking đã dựa trên mô hình TAM và mô hình TPB và nhân tố niềm tin để tiến hành khảo sát và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố Thái độ, Chuẩn chủ quan, Cảm nhận kiểm soát hành vi, Cảm nhận sƣ hữu ích, Cảm nhận sự dễ sử dụng và Niềm tin đều có ảnh hƣởng rõ ràng đến sự chấp nhận Internet Banking và thể hiện mức độ ảnh hƣởng cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa xem xét đến sự khác nhau trong việc chấp nhận Internet Banking ảnh hƣởng bởi nhóm các yếu tố nhân khẩu học, quy mô mẫu còn khá ít, chƣa có điều kiện xem xét đến việc chấp nhận Internet Banking của nhóm ngƣời không có kinh nghiệm dùng Internet.

Nghiên cứu của Guriting & Ndubisi (2006) nhằm đánh giá ý định và sự chấp nhận của khách hàng về dịch vụ Internet Banking đã sử dụng mô hình TAM mở rộng,

thêm hai biến là sự tự tin và kinh nghiệm về máy tính. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy sự hữu ích và cảm nhận sự dễ sử dụng là hai yếu tố quan trọng nhất. Sự tự tin ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến ý định hành vi thông qua sự hữu ích và sự dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhân tố kinh nghiệm về máy tính không có ảnh hƣởng gì. Mẫu của nghiên cứu này chƣa đủ lớn và nghiên cứu không xem xét đến các yếu tố nhân khẩu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân tại tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)