Có thể thấy trong các yếu tố đánh giá tác động lên hiệu quả hoạt động khả năng sinh lời của ngân hàng, thì thường được chia làm 2 nhóm như sau. Thứ nhất là yếu tố bên ngoài, hình thành bởi các đặc tính hàm chứa tình hình kinh tế xã hội ở cấp độ vĩ m , bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, lãi suất, quy m kinh tế, đặc tính của thị trường kinh tế, hay thuế suất. Thứ hai là các yếu tố nội tại, cấu thành bởi nhiều thành phần khác nhau như: cấu trúc sở hữu, loại hình sở hữu, cấu trúc tài sản, chất lượng dịch vụ, quy m của ngân hàng, chất lượng khoản vay, lượng tiền gửi, cấp độ an toàn vốn, cấu trúc nợ, và một thành phần kh ng thể thiếu là chiến lược đa dạng hóa mức độ đa dạng hóa của ngân hàng. (Nguyễn Thị Cành, 2014)
Vì vậy, ở đây bài viết sẽ tiếp cận theo hướng phân tích chiến lược đa dạng hóa dựa trên cơ sở lý thuyết của các yếu tố nội tại của hệ thống các tổ chức tài chính. Nó đã được thể hiện một cách rộng rãi và phổ biến trong các cơ sở lý thuyết của quản trị doanh nghiệp c ng như tài chính hành vi của doanh nghiệp.
Trước hết, các lý thuyết truyền thống thì cho rằng ngân hàng nên thúc đẩy hết mức có thể các chiến lược đa dạng hóa, để từ đó tạo đòn bẩy để giảm các chi phí c ng như rủi ro phát sinh bị gây ra bởi kiệt quệ tài chính hay phá sản. Thậm chí một vài m hình lượng hóa đã chỉ ra rằng đa dạng hóa có thể làm cho các tổ chức tài chính tín dụng đạt được mức tín nhiệm cao hơn khi mà họ được cân nhắc như vai trò của một người quản trị chuyên nghiệp. (Diamona, 1984; Ramakrishnan và Thakor, 1984; Boyd và Prescott, 1986)
Tiếp theo, nếu xét trên quan điểm của các tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng thì cân nhắc vấn đề đặt ra của lý thuyết “người đại diện” (agency conflict). Lý thuyết này cho thấy được nguy cơ tiềm ẩn của mâu thuẫn giữa quyền lợi nhóm các cổ đ ng sở hữu (đại diện là hội đồng quản trị) và quyền lợi của các giám đốc ở cấp độ quản lý (đại diện bởi hội đồng các giám đốc quản lý – board of managers). Cho nên, nếu đặt ra vấn đề đa dạng hóa thì cần thiết xem xét giải quyết các thách thức lý
thuyết “người đại diện”, khi mà chi phí của vấn đề mâu thuẫn lợi ích đ i khi còn cao hơn cả giá trị mà đa dạng hóa có thể mang lại được. Điều này tiềm ẩn là nguy cơ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng tệ đi, thậm chí là so với các chiến lược tập trung của sản phẩm truyền thống (Jensen 1986, Berger và Ofek, 1996; Servaes, 1996; Denis và các cộng sự 1997).
Ngoài ra, nếu xét theo cơ sở lý thuyết nền tảng về hành vi và cơ chế quản trị rủi ro thì đó có thể là vấn đề phòng vệ rủi ro vỡ nợ và giảm khả năng xuất hiện c ng như thiệt hại của khủng hoảng tài chính (Froot và các tác giả 1993, Froot và Stein (1998). Đa dạng hóa có thể đóng vai trò củng cố hoạt động ngân hàng, chẳng hạn như giải quyết những hạn chế của th ng tin bất cân xứng, xử lý các th ng tin thiết yếu một cách có hiệu quả, bằng việc đánh giá tác động của các loại hình đa dạng hóa khác nhau lên cả hai khía cạnh rủi ro (rủi ro hệ thống và phi hệ thống). Điều này giúp đưa ra chiến lược định hình các hoạt động đầu tư hay các kế hoạch phát triển dài hạn, và làm gia tăng hiệu suất hoạt động của ngân hàng (Baele và các cộng sự, 2007).