R ràng nếu xét hoạt động của thị trường tài chính trong giai đoạn 10 thập k gần đây, thì các xu hướng dịch chuyển khác nhau của khu vực tài chính lẫn phi tài chính đang diễn ra rất s i nổi. Tuy nhiên có thể nói, hoạt động của ngân hàng là một điểm nóng với các cuộc đua kh ng hồi kết và các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Và một vấn đề kh ng thể chối cãi rằng kể từ thời kỳ đầu của thế k 19 (với các cuộc khủng hoảng ở Bank of England năm 1992 và Barings Bank năm 1995), và (Washington Mutual và Lehman Brothers vào năm 2008), cho đến nay thì rủi ro là một tiêu đề được quan tâm nhiều nhất. Xét trên các bằng chứng thực nghiệm ở nhiều khu vực khác nhau trên phạm vi toàn cầu, thì có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm khác nhau cho những điều này. Thứ nhất, bằng việc phân tích sâu hơn khi đưa ra nền tảng của các chỉ số đo lường mức độ rủi ro khác nhau và khả năng quản trị chất lượng của hệ thống các tổ chức tài chính và ngân hàng, bài viết của Ellul và Yerramilli (2013) chứng minh rằng nếu các ngân hàng thương mại biết kiểm soát tốt hơn các khía cạnh rủi ro thì xuất hiện khả năng
cao hơn cho việc làm suy giảm các nguy cơ tiềm ẩn của mất thanh khoản, nợ xấu, và mất cân đối kế toán của hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó gia tăng mức t suất sinh lợi điều chỉnh rủi ro (Chỉ số Sharpe). Và hàm ý của bài viết này được làm r hơn bởi Brissimis và các cộng sự (2008) khi nghiên cứu về mối quan hệ tiêu cực của rủi ro tín dụng đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng: hiệu suất sinh lợi của ngân hàng sẽ được cải tiến nếu như có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp đối với khía cạnh của rủi ro. Theo Demirg -Kunt và Huizinga (2010) việc tổng hợp các hoạt động khác nhau của ngân hàng có thể giúp đưa ra các quyết sách phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, từ đó điều tiết giúp cải thiện năng suất hoạt động của ngân hàng và t suất sinh lợi trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhiều bài nghiên cứu ở Việt Nam c ng đã cung cấp thêm nhiều hình thái rủi ro khác nhau có ảnh hưởng lên hiệu quả sinh lời của các ngân hàng thương mại. Trong nghiên cứu của Thu và Huyền (2014) mức độ rủi ro, rủi ro tín dụng c ng như chi phí lãi suất ngầm có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập lãi thuần. Còn Minh và Cành (2015) thì chỉ ra rằng nợ xấu làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Theo Hoàng và Huân (2016) rủi ro thanh khoản có tác động kh ng tốt đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, Nga (2017) đã phân tích kĩ hơn ảnh hưởng của tỉ lệ vốn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và nhận thấy rằng đến một ngưỡng nhất định thì tỉ lệ vốn tăng sẽ đẩy rủi ro tín dụng lên cao và khiến cho các ngân hàng hoạt động kh ng còn hiệu quả. Tóm lại, rủi ro càng tăng thì khả năng rất cao sẽ làm suy giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng. Vì vậy, giả định nghiên cứu sau đây sẽ được cân nhắc.
H2. Khi có sự gia tăng rủi ro (dù xét ở hình thái nào của rủi ro) thì lợi nhuận
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những nền tảng lập luận của cơ sở lý thuyết, các bài nghiên cứu thực nghiệm, bối cảnh nghiên cứu cụ thể của ngân hàng thương mại Việt Nam, và đặc biệt dựa trên các các câu hỏi đã đặt ra từ giả định nghiên cứu trong chương 2, thì phần này sẽ đưa ra những phương trình nghiên cứu cụ thể, để phân tích: (i) tác động của hoạt động đa dạng hóa lên lợi nhuận của các ngân hàng thương mại; và (ii) tác động của các hình thái rủi ro lên các khía cạnh khác nhau của lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra, phần này c ng trình bày cách thức đo lường của các biến (lợi nhuận ngân hàng, đa dạng hóa, rủi ro và các biến kiểm soát khác), cơ sở dữ liệu, c ng như quy trình nghiên cứu. Cuối cùng, là phần thể hiện các phương pháp và kỹ thuật kinh tế lượng cụ thể cho từng mục tiêu nghiên cứu c ng như hàm ước lượng khác: (i) M hình ước lượng ở trạng thái tĩnh; (ii) m hình ước lượng ở trạng thái động; và (iii) kỹ thuật ước lượng hàm sản xuất - dành cho biến rủi ro bất ổn định.