Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa và rủi ro bất ổn định lên lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76)

Với việc sử dụng số liệu của 25 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2001 – 2016, trích xuất từ nguồn dữ liệu Bankscope, bài luận văn này được thực hiện nhằm tìm ra cơ chế tác động của chiến lược đa dạng hóa và 2 khía cạnh rủi ro – nợ xấu và bất ổn định, đối với khả năng sinh lợi của hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2016 (hay còn gọi là hiệu quả hoạt động). Thứ hai, để đánh giá sự thay đổi của khả năng sinh lợi của ngân hàng bài luận văn sẽ phân tích thêm tác động đồng thời của các hình thái của rủi ro bên cạnh chiến lược đa dạng hóa. Cần lưu ý là rủi ro sẽ được đặc biệt nhấn mạnh bởi một yếu tố mới là “rủi ro bất ổn định” – được trích xuất ra từ phương trình của hàm sản xuất kỹ thuật . Thứ ba, nếu xét trên phương diện kỹ thuật, bài luận văn này sẽ phân tích song song cả hai trạng thái là tĩnh và động thay vì chỉ đơn thuần là một trạng thái tĩnh như những bài nghiên cứu th ng thường trước đó. Ngoài ra, bài luận văn áp dụng m hình phân tích ở cả 2 hình thái tĩnh và động, với các kỹ thuật ước lượng kinh tế lượng khác nhau của m hình tác động cố định (fixed effecs model) và kỹ thuật ước lượng sai phân bậc một của moment tổng quát với 2 bước hiệu chỉnh (first different Generalized Method of Moment).

Bài nghiên cứu đã cho thấy những kết quả như sau.

Thứ nh t sau khi hiệu chỉnh vấn đề nội sinh và m hình ở trạng thái động, nhìn

chung kết quả cho thấy tác động dương của chỉ số tập trung (focus index) ở tất cả 8 m hình, với 2 loại hoạt động là tín dụng và tiền gửi. Điều này tương ứng với việc đa dạng hóa càng nhiều thì t suất lợi nhuận càng thấp (càng tập trung thì lợi nhuận càng tăng). Điều này hoàn toàn đúng với cơ sở lý thuyết và giả định nghiên cứu đã đặt ra ở các phần trên, khi đa dạng hóa kh ng đơn thuần chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động ngân hàng mà nó còn tiềm ẩn nhiều trở ngại, hạn chế, mang lại rủi ro làm suy giảm hiệu suất hoạt động. Như Young và Roland (2001) nhận thấy được rằng ở bối cảnh các ngân hàng ở Mỹ thì việc thay đổi những hoạt động mang tính truyền thống của ngân hàng bằng các hoạt động phi ngân hàng sẽ mang lại những bất ổn cao hơn cho dòng tiền, c ng như doanh thu, và dẫn đến những rủi ro lớn hơn cho lợi nhuận của ngân hàng. Hay Cerasi và Daltung, (2000). Stiroh (2004) Acharya (2006) Laeven và Levine (2007) Berger và các cộng sự (2010) đã chứng minh được tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê của đa dạng hóa lên hiệu quả hoạt động ngân hàng dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề ranh giới giữa “chi phí đại diện”, hay khi xét trong bối cảnh của khu vực ngân hàng của các nước đang phát triển cho thấy rằng đa dạng hóa có tác động tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động, c ng như làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Điều này tuy ngược lại một số nhận định của Minh và Cành (2015), Hậu và Quỳnh (2016) khả năng sinh lời của một ngân hàng thương mại ở Việt Nam tỉ lệ thuận với mức độ đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngân hàng đó, nhưng lại rất đúng trong những ước lượng ở m hình trạng thái động của Berger và các cộng sự (2010) dành cho thị trường Trung Quốc. Đây được xem là một kết quả mới hơn so với những bài nghiên cứu thực nghiệm trước đó, khi đưa vào được những kiểm định chắc chắn hơn, với khung thời gian nghiên cứu dài hơn và đặc biệt có sự điều chỉnh thêm của yếu tố rủi ro.

Thứ hai bài luận văn c ng cho thấy được kết quả ước lượng đối với hệ số của rủi

ro nợ xấu và rủi ro bất ổn định. Các hệ số hồi quy cho thấy được mức ý nghĩa thống kê rất cao và mang giá trị âm ở tất cả các phương trình. Điều này cho thấy được sự xác nhận giống như giả định nghiên cứu đặt ra: các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đối mặt với tình huống của sự ảnh hưởng tiêu cực từ các hình thái rủi ro – nợ xấu và bất ổn định - , đối với sự biến đổi của lợi nhuận. Hay nói cách khác, lợi nhuận của ngân hàng sẽ càng ngày đi xuống nếu các nhà hoạch định ngân hàng kh ng đưa ra phương án phù hợp để điều chỉnh rủi ro. Kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu khác của Minh và Cành (2015), Hậu và Quỳnh (2016), Khôi và Hân (2017), và Trung (2017) ở bối cảnh Việt Nam và giống với những gì phát hiện từ các bài nghiên cứu của Brissimis và các cộng sự (2008), Demirg -Kunt và Huizinga (2010), và Ellul và Yerramilli (2013). Tuy nhiên, bài luận văn này bổ sung thêm vào dẫn chứng thực nghiệm các bài phân tích tác động của rủi ro lên hiệu quả hoạt động - tuy thêm vào một hình thái ước lượng khác của rủi ro – rủi ro bất ổn định được rút ra từ phương trình hàm sản xuất, nhưng kết quả vẫn được giữ vững là có tác động tiêu cực lên lợi nhuận ngân hàng.

Thứ ba, giống như biện luận Berger và cộng sự (2000); Goddard và các cộng sự (2004); Athanasoglou và các cộng sự (2008); Naceur (2011) đã đề cập: các phương trình hồi quy lên lợi nhuận của ngân hàng th ng thường sẽ gặp phải vấn đề thiên lệch của đặc điểm quá khứ ảnh hưởng đến đặc tính hiện tại của biến số phụ thuộc, c ng nhưng thiên lệch tạo ra cho vấn đề nội sinh của tác động ngược từ biến phụ thuộc lên biến độc lập chính của m hình; bài luận văn này tìm thấy kết quả kiểm định có nghĩa thống kê của việc tồn tại các thiên lệch (tự tương quan và nội sinh). Cụ thể, từ bảng 7, có thể thấy kết quả kiểm định của F test (đạt mức ý nghĩa 1%), và Arellano-Bond test for AR bậc 1 (đạt mức ý nghĩa 1%) và AR bậc 2 (kh ng có ý nghĩa thống kê) đã xác nhận m hình của đa dạng hóa lên lợi nhuận của ngân hàng tồn tại ở dạng động (các yếu tố quá khứ có khả năng tác động lên giá trị hiện tại). Tiếp đến là các kiểm định của Sargan và Hansen đã xác nhận việc sử dụng biến c ng cụ độ trễ ở bậc 2 là hợp lý và đúng đắn trong trường

lệch do vấn đề nội sinh, và việc sử dụng biến c ng cụ của kỹ thuật ước lượng sai phân bậc một của moment tổng quát với 2 bước hiệu chỉnh (first different Generalized Method of Moment) là đúng đắn.

5.3. Đóng góp của bài luận văn

Từ những kết quả này có thể thấy được những đóng góp chính yếu của bài nghiên cứu như sau.

Xét ở khía cạnh hàn lâm khoa học, kết quả của bài luận văn sẽ là những đề xuất phù hợp để đánh giá sự hiệu chỉnh khả năng sinh lợi của ngân hàng dựa trên các nhân tố nổi bật của chiến lược đa dạng hóa và các khía cạnh rủi ro, đặc biệt là rủi ro bất ổn định. Tiếp theo, bài luận văn đưa ra một cách tiếp cận khác hơn cho vấn đề đo lường rủi ro thay vì sử dụng các chỉ số tài chính đơn thuần, đó chính là kỹ thuật ước lượng m hình hàm sản xuất của chỉ số phá sản. Điều này có nghĩa là kh ng giống như những bài trước đó, bài nghiên cứu này sẽ tiếp cận một cách đo lường hoàn toàn mới của rủi ro phá sản, thay vì sử dụng chỉ số Z-score hay distance to default. Thứ ba, với việc ước lượng đồng thời cả hai m hình động và tĩnh, bài nghiên cứu sẽ cho thấy cái nhìn khái quát và khách quan hơn cho tác động của các chiến lược đa dạng hóa lên hiệu quả hoạt động. Hướng tiếp cận này hầu như c ng rất ít được khai thác cho vấn đề đa dạng hóa lên hiệu quả hoạt động ở bối cảnh ngân hàng. Thứ tư, vấn đề nội sinh và m hình độ trễ được xem xét phân tích kỹ lưỡng, bên cạnh phương trình đánh giá tác động tĩnh th ng thường. Thứ năm, kỹ thuật ước lượng tốt nhất nhằm hạn chế các sai sót gây ra - kỹ thuật ước lượng sai phân bậc một của moment tổng quát với 2 bước hiệu chỉnh (First-Different GMM 2-step) – đã được áp dụng. Thứ sáu, bổ sung vào cơ sở lý thuyết tài chính và quản trị ngân hàng một m hình phân tích lợi nhuận của ngân hàng, mà ở đó tác động của chiến lược đa dạng hóa có sự điều chỉnh từ rủi ro nợ xấu và rủi ro bất ổn định.

giai đoạn 2001-2016. Thứ hai, kết quả bài luận văn sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ thay đổi của lợi nhuận kinh doanh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, khi các nhà hoạch định ngân hàng cần đưa ra các quyết định đa dạng hóa trong tương lai. Thứ hai, đề tài là một cơ sở thực tiễn giúp các nhà hoạch định và quản trị ngân hàng có một cái nhìn thấu đáo hơn về tác động của quyết định đa dạng hóa lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, khi mà có sự điều chỉnh của các hình thái rủi ro. Thứ ba, kết quả giúp định hướng cơ chế phân tích của rủi ro dựa trên nhiều hình thái khác nhau, đặc biệt rủi ro bất ổn định được trích xuất từ m hình ước lượng kỹ thuật của hàm sản xuất. Thứ tư, kết quả bài luận văn là bằng chứng thực nghiệm về m hình tác động của các yếu tố ở cả 2 trạng thái tĩnh và động, điều này là nền tảng để xem xét xa hơn việc ứng dụng phân tích định lượng tác động lên lợi nhuận ngân hàng vào trong thực tiễn quản trị của ngân hàng. Thứ năm, đề tài là một cơ sở thực tiễn giúp các nhà hoạch định và quản trị ngân hàng có một cái nhìn thấu đáo hơn về tác động của quyết định đa dạng hóa lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, khi mà có sự điều chỉnh của các hình thái rủi ro.

5.4. Khuyến nghị chính sách

5.4.1. Khuyến nghị dành cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trước những cơ hội, thách thức, và biến động của bối cảnh thị trường tài chính mới nổi của Việt Nam như hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải khắc phục những thách thức từ chính nội tại, tiếp tục tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng phạm vi hoạt động. Để đạt mục tiêu đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần tập trung cho một số định hướng sau:

Một là, các ngân hàng thương mại phải ngày càng tăng cường yếu tố quản trị, nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, từ đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh và cải thiện lợi nhuận của ngân hàng.

Hai là, r ràng kết quả từ bài luận văn cho thấy mức độ tác động tiêu cực của hoạt động đa dạng hóa (dựa trên 2 yếu tố cơ bản của ngân hàng là tín dụng và tiền gửi). Điều

động kém hiệu quả của quản trị ngân hàng, để diễn ra tình trạng đa dạng hóa manh mún, dàn trải và lãng phí. Cho nên, ban quản trị của ngân hàng cần lưu tâm hơn nữa về hiệu quả hoạt động của chiến lược đa dạng hóa, từ đó đưa ra các chính sách cụ thể để quản lý và điều chỉnh trong thời gian sớm nhất, tránh tình trạng của “chi phí người đại diện” và tác động tiêu cực như trường hợp của các ngân hàng Trung Quốc (Berger và các cộng sự, 2010).

Thứ ba, với khuyến nghị vừa nêu, thì có thể thấy đối với trường hợp thực hiện đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro, các nhà quản trị c ng nên thận trọng kh ng chỉ ở cách thức tiếp cận (lựa chọn loại đa dạng hóa) mà còn phải xem xét đặc điểm của tác động (tiêu cực hay tích cực). Vì đây được xem là một lựa chọn mạo hiểm – khi nó có thể là con dao 2 lưỡi mang lại lợi ích là điều chỉnh rủi ro nhưng đồng thời có khả năng gây xói mòn lợi nhuận của ngân hàng.

Thứ tư, phải nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là cơ chế quản trị rủi ro. R ràng kết quả đạt được từ bài luận văn cho thấy tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê cao của các hình thái của rủi ro trong việc gây ra xói mòn hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam. Cho nên, trong thời gian tới, các ngân hàng cần tập trung xử lý căn bản nợ xấu, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa tình hình tài chính, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Ngoài ra, cần xây dựng, cập nhật chiến lược và chính sách quản trị rủi ro phù hợp với các quy định mới của ngân hàng nhà nước và ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế.

Thứ năm, các nhà hoạch định ngân hàng nên xem xét phân tích và điều chỉnh hiệu quả kinh doanh dựa trên các yếu tố tác động ở trạng thái động để có cái nhìn thấu đáo và kỹ càng hơn (thay vì chỉ xem xét đánh giá và phân tích dựa trên những chỉ số hiện tại, tịnh tuyến ở cùng 1 khung thời gian t như trong các th ng lệ hoạt động tiêu chuẩn của ngân hàng).

Thứ sáu, khi phân tích sự thay đổi của lợi nhuận của ngân hàng thì r ràng có rất nhiều yếu tố tác động khác nhau, các nhà quản lý nên cập nhật và xem xét bổ sung nhiều khía cạnh và hình thái khác nhau của một vấn đề, tránh hiện tượng kết luận sai đối tượng.

nhỏ, mạng lưới giao dịch hạn hẹp và khả năng tài chính có hạn khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng có qui m tài sản lớn hơn. Các ngân hàng thương mại nhỏ này có thể tận dụng ưu thế là khả năng linh động, dễ dàng triển khai “ngân hàng số” với các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ để có thể bắt kịp với các ngân hàng có qui m lớn hơn. Ngoài ra, các ngân hàng này c ng nên lưu ý là khi qui m tài sản tăng lên sẽ khiến rủi ro về tỉ lệ nợ xấu và mức độ ổn định của ngân hàng tăng theo và nếu kh ng có các giải pháp điều chỉnh thích hợp thì các ngân hàng sẽ dễ rơi vào khủng hoảng nợ xấu. Do đó, các ngân hàng thương mại nhỏ cần chuyển dịch m hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào việc huy động tín dụng và gia tăng các hoạt động dịch vụ phi tín dụng khác. Ngược lại, đối với các ngân hàng lớn có mức độ đa dạng hóa cao thì cần đảm bảo mức độ ổn định trong hệ thống, tập trung xử lí nợ xấu và quản lí hoạt động cho vay hiệu quả để duy trì khả năng sinh lời. Có thể, các ngân hàng thương mại cần cân nhắc đến việc cắt giảm chi phí hoạt động một cách hợp lí c ng như tối ưu cấu trúc vốn để nâng cao lợi nhuận hoạt động trong tương lai.

5.4.2. Khuyến nghị dành cho thị trường tài chính-ngân hàng Việt Nam

Thứ nhất, r ràng thị trường tài chính đang phát triển rất mạnh với những điểm nóng ngày càng gia tăng, cộng thêm những biến động diễn ra qua các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu trong thời gian gần đây đã tạo ra những áp lực nhất định cho thị trường tài chính mới nổi như Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục đẩy mạnh cơ chế quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ, thúc đẩy hiệu suất hoạt động của ngân hàng, c ng như tăng cường chất lượng quản trị rủi ro trong toàn hệ thống.

Thứ hai, kh ng giống như những giai đoạn trước, thị trường tài chính đang biến đổi sâu rộng với những bước đi khó lường trước được, cho nên các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần xem xét và nghiên cứu vấn đề ở cái nhìn đa chiều nhiều khía cạnh, xét cả các yếu tố rủi ro truyền thống như nợ xấu và cả các yếu tố khác – như rủi ro bất ổn

chẽ và chính xác hơn.

Thứ ba, đối với trường hợp của đa dạng hóa, các thị trường tài chính Việt Nam cần có những lời khuyên và sự điều chỉnh phù hợp để loại bỏ các thiệt hại kh ng đáng có của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa và rủi ro bất ổn định lên lợi nhuận của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)